Sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm thảo dược trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh của lợn tại trường Đại học Hùng Vương (Trang 39 - 46)

Ghi chú: Các chữ số trong cùng một hàng ngang mang những chữ cái khác nhau thì sai khác về mặt thống kê ở mức ý nghĩa (P < 0,05)

Ngày tuổi (ngày) n ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 XmX XmX XmX XmX 60 5 23,4a 0,16 22,8a 0,11 23,6a 0,11 22,9a  0,07 90 5 43,5b 0,17 47,1a 0,26 46,9a0,38 46,7 a 0,11 120 5 70,3c 0,32 75,7a 0,33 73,7 b0,18 73,6b 0,12 150 5 93,2c 0,27 100,3a0,24 97,8b0,26 97,7b0,16

Hình 4.1. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Kết quả cho thấy, khối lƣợng đàn lợn ở các lô thí nghiệm đều tuân theo quy luật phát triển chung của gia súc, tăng dần qua các giai đoạn, tuy nhiên độ tăng trọng không đều giữa các lô trong thí nghiệm.

Trọng lƣợng lúc 60 ngày tuổi: Khối lƣợng lợn ở các lô thí nghiệm lần lƣợt 23,4 kg, 22,8 kg, 23,6 kg, 22,9 kg. Sự khác biệt khối lƣợng lợn giữa các lô thí nghiệm là không có ý nghĩa với P > 0,05, chứng tỏ khối lƣợng lợn lúc bắt đầu thí nghiệm là tƣơng đƣơng nhau, đảm bảo các yếu tố thí nghiệm.

Trong giai đoạn từ sau 60 ngày tuổi đến 150 ngày tuổi, khối lƣợng của lợn đƣợc cho ăn khẩu phần bổ sung các chế phẩm thảo dƣợc khác nhau tƣơng đƣơng với lô bổ sung kháng sinh (P > 0,05) và cao hơn rõ rệt so với lợn ăn khẩu phần không bổ sung kháng sinh, thảo dƣợc (P < 0,05).

Khối lƣợng 90 ngày tuổi cao nhất là lô ĐC2 (47,1 kg), kế tiếp là lô TN2 (46,9 kg), TN2 ( 46,7 kg) và thấp nhất là lô ĐC1 (43,5 kg). Kết quả theo dõi ở thời gian này cho thấy lợn ăn khẩu phần bổ sung kháng sinh, thảo dƣợc cao hơn từ 2,8 kg – 3,6 kg so với lô không bổ sung kháng sinh thảo dƣợc.

Khối lƣợng lợn 120 ngày tuổi có sự sai khác rõ ở các lô thí nghiệm. Khối lƣợng cao nhất vẫn là lô ĐC1 75,7 kg và thấp nhất là lô ĐC1 70,3 kg, ở lô TN1, TN2 thấp hơn lô ĐC2 nhƣng cao hơn rỗ rệt so với lô đối chứng một, chênh lệch từ 3,3 - 3,4 kg so với ĐC1 không bổ sung kháng sinh, thảo dƣợc.

Kết thúc thí nghiệm ở 150 ngày trọng lƣợng trung bình của lợn ở lô bổ sung kháng sinh, thảo dƣợc cho kết quả cao hơn rõ rệt so với lô không bổ sung kháng sinh, thảo dƣợc. Cao nhất là lô ĐC2 (100,3 kg/con) tăng 7,1 kg/con, kế đến là lô TN2 (97,8 kg/con) tăng 4,6 kg/con, TN1 (97,7 kg/con) tăng 4,5 kg/con và thấp nhất là lô ĐC1 (93,2 kg). Kết quả ở giai đoạn này cho thấy các lô bổ sung thảo dƣợc, kháng sinh cho tăng trọng cao hơn rõ rệt so với lô không bổ sung kháng, sinh thảo dƣợc. Điều này theo chúng tôi là khi bổ sung kháng sinh, thảo dƣợc vào trong khẩu phần ăn của đàn lợn làm cho lợn ổn định hệ vi sinh vật đƣờng ruột, tiêu hóa tốt, tận dụng đƣợc dinh dƣỡng triệt để giúp tăng trọng nhanh hơn.

Qua kết quả thu đƣợc thì việc bổ sung hỗn hợp thảo dƣợc vào khẩu phần ăn cho lợn, có tác dụng tốt đến sinh trƣởng của lợn từ 60-150 ngày tuổi, thông qua tác dụng tăng cƣờng hoạt động của các vi sinh vật đƣờng tiêu hóa, ức chế vi khuẩn có hại và tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển. Do đó lợn tiêu hóa tốt hơn, hấp thu dinh dƣỡng triệt để giúp lợn tăng trọng nhanh hơn.

4.1.2. Độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn trong thí nghiệm

Sinh trƣởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lƣợng, kích thƣớc và thể tích của cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Sinh trƣởng tuyệt đối tính bằng g/con/ngày. Kết quả về sinh trƣởng tuyệt đối của đàn lợn đƣợc thể hiện qua bảng 4.2 nhƣ sau:

Bảng 4.2. Sinh trƣởng tuyệt đối của đàn lợn thí nghiệm (g/con/ngày) Ngày tuổi (ngày) n ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 XmX XmX XmX XmX 60 – 90 5 702,1b 4,7 786,1a  6,7 770,3a 4,3 769,2a 2,0 90 - 120 5 852,6b  5,7 938,1a  3,7 925,4a3,4 920,3a  3,7 120 -150 5 772,2b  4,6 822,4a  2,7 800,1ab  4,5 802,2ab  1,2

Ghi chú: Các chữ số trong cùng một hàng ngang mang những chữ cái khác nhau thì sai khác về mặt thống kê ở mức ý nghĩa (P < 0,05)

Hình 4.2. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của đàn lợn thí nghiệm

Qua bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy sinh trƣởng tuyệt đối của đàn lợn thí nghiệm ở các giai đoạn khác nhau có sự khác nhau.

Giai đoạn từ 60 ngày đến 90 ngày tuổi: Đây là giai đoạn lợn lợn bắt đầu tăng trọng cao. Lợn đƣợc cho ăn khẩu phần có bổ sung thảo dƣợc cho thấy khả năng tăng trọng (ADG) không thấp hơn lợn đƣợc cho ăn khẩu phần bổ sung kháng sinh ( P> 0,05) và cao hơn rõ rệt so với lợn ở khẩu phần không bổ sung kháng sinh (P < 0,05).

Độ sinh trƣởng tuyệt đối cao nhất ở lô ĐC2 786,1 g/con/ngày (tăng 84 g), kế tiếp là lô TN2 770,3 g/con/ngay tăng (68,2 g), TN2 769,2 g/con/ngày tăng (67,1 g) và thấp nhất ở lô ĐC1 702 g/con/ngày. Nhƣ vậy trong giai đoạn này lợn ăn khẩu phần bổ sung kháng sinh và thảo dƣợc cho tăng trọng cao hơn lợn ăn khẩu phần không bổ sung kháng sinh, thảo dƣợc. Tuy nhiên mức tăng trọng chênh lệch thấp, dao động từ 67,1- 84 gam/con/ngày.

Giai đoạn từ 90 ngày đến 120 ngày tuổi: Qua bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy các lô trong thí nghiệm đều có tăng trọng (ADG) cao. Ở lô sử dụng khẩu phần bổ sung kháng sinh và thảo dƣợc tăng trọng vẫn cao hơn so với lô không sử dụng kháng sinh và thảo dƣợc. Tăng trọng ở các lô cao nhất là lô ĐC2 938,1 gam/con/ngày, thấp nhất là lô ĐC1 852,6 gam/con/ngày. Trong giai đoạn này

qua so sánh thống kê cho thấy (ADG) ở hai lô thí nghiệm so với lô ĐC1 sự sai khác rõ rệt ( P < 0,05) nhƣng so với lô ĐC2 thì không có sự sai khácP > 0,05. Chứng tỏ giai đoạn này tăng trọng tuyệt đối của lô sử dụng thảo dƣợc tăng trọng gần tƣơng đƣơng với lô ĐC2. Sở dĩ kết tăng cao nhƣ vậy vì đây là giai đoạn hệ miễn dịch và bộ máy tiêu hóa của lợn đã hoàn chỉnh và hoạt động tốt nhất. Hơn nữa khi bổ sung thảo dƣợc đã làm tăng thu nhận thức ăn, cải thiện chức năng đƣờng ruột và tăng độ ngon miệng, giảm hoạt động của vi khuẩn có hại trong đƣờng tiêu hóa của lợn đồng thời làm tăng tiết nƣớc bọt, tăng hiệu quả hoạt động của các enzyme tiêu hóa, mật và niêm dịch đƣờng ruột do đó cho kết quả tăng trọng cao.

Giai đoạn 120- 150 ngày tuổi: Ở giai đoạn này cho thấy sự sai khác không rõ rệt giữa lợn ở các lô sử dụng các khẩu phần ăn không bổ sung kháng sinh, có bổ sung kháng sinh và có bổ sung thảo dƣợc ( P > 0,05).

Sinh trƣởng tuyệt đối trong giai đoạn 120-150 ngày tuổi tăng trọng hằng ngày (ADG) có su hƣớng giảm, điều này phù hợp với quy luật sinh trƣởng, phát triển theo giai đoạn của lợn thịt. Sự sai lệch không rõ ràng giữa các lô trong thí nghiệm, tuy nhiên tăng trọng cao nhất vẫn là lô ĐC2 822,4 gam/con/ngày, thấp nhất là lô TN2 772,2 gam/con/ngày, lô TN1 800,1 gam/con/ngày, TN2 802,2 gam/con/ngày. Nhƣ vậy ở giai đoạn này kháng sinh, thảo dƣợc không ảnh hƣởng nhiều tới tăng trọng của lợn.

Qua các giai đoạn nuôi cho thấy kết quả sinh trƣởng tích lũy của lợn khi sử dụng thảo dƣợc đều cho tăng trọng cao. Dịch chiết thảo dƣợc góp phần tối ƣu cho niêm mạc đƣờng tiêu hóa nên giúp lợn tiêu hóa và hấp thu tốt. Thảo dƣợc đã đƣợc sử dụng trong khẩu phần ăn của lợn với vai trò là chất kích thích sinh trƣởng. Thảo dƣợc có tác dụng làm tăng thu nhận thức ăn, cải thiện chức năng đƣờng ruột và tăng độ ngon miệng. Độ ngon miệng của thức ăn phụ thuộc vào mùi vị và hàm lƣợng tinh dầu có trong thảo dƣợc.

4.1.3. Độ sinh trưởng tương đối của lợn trong thí nghiệm

Ngoài việc đánh giá độ sinh trƣởng tuyệt đối, chúng tôi còn tiến hành đánh giá độ sinh trƣởng tƣơng đối của các lô trong thí nghiệm. Độ sinh trƣơng

tƣơng đối là phần khối lƣợng tại thời điểm sinh trƣởng sau tăng lên so với thời điểm sinh trƣởng trƣớc. Độ sinh trƣởng tƣơng đối đƣợc biểu thị bằng số phần trăm (%). Kết quả theo dõi của chúng tôi đƣợc trình bày ở bảng 4.3 nhƣ sau:

Bảng 4.3. Sinh trƣởng tƣơng đối của đàn lợn thí nghiệm (%)

Hình 4.3. Biểu đồ sinh trƣởng tƣơng đối của đàn lợn thí nghiệm (%)

Qua bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy sinh trƣởng tƣơng đối của lợn giữa các lô trong thí nghiệm đều tuân theo quy luật sinh trƣởng, phát dục không đồng đều qua các giai đoạn.

Giai đoạn (ngày) n ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 XmX XmX XmX XmX 60 - 90 5 60,7  0, 5 67,3  0, 5 65,6 0, 4 65,5 0, 2 90 - 120 5 45,8  0, 5 46,6  0, 2 45,5 0, 2 45,9 0,4 120 - 150 5 28, 5  0, 4 28,7  0, 3 28,3 0, 6 27,9 0,5

Độ sinh trƣởng tƣơng đối có sự chênh lệch rõ nhất ở giai đoạn từ 60 - 90 ngày tuổi. Lô TN1 65,6%, TN2 65,5%, lô ĐC2 đạt cao nhất 67,3%, lô ĐC1 thấp nhất 60,7%. Giai đoạn này hệ miễn dịch của lợn còn kém, lợn chịu nhiều stress về điều kiện môi trƣờng ngoại cảnh, dịch bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và hô hấp nên khi bổ sung kháng sinh và hỗn hợp bột thảo dƣợc cho thấy sự ảnh hƣởng rõ rệt hơn các giai đoạn sau.

Sau 90 ngày đến 120 ngày tuổi sinh trƣởng tƣơng đối giảm dần và không cho thấy sự chênh lệch không rõ rệt giữa lợn ở các lô sử dụng các khẩu phần ăn không bổ sung kháng sinh, có bổ sung kháng sinh và có bổ sung thảo dƣợc. Sinh trƣởng tƣơng đối ở lô TN1 giảm còn 45,5%, TN2 45,9%, ĐC2 46,6%, lô ĐC1 45,8%. Sơ dĩ các lô có độ sinh trƣởng tƣơng đối gần tƣơng đƣơng nhau trong giai đoạn này vì đây là giai đoạn ở tất cả các lô đều tăng trọng cao nhất.

Giai đoạn 120 – 150 ngày tuổi ta thấy sinh trƣởng tƣơng đối giảm mạnh ở tất cả các lô trong thí nghiệm với mức dao động 27,9 – 28,7%. Sự chênh lệch là rất nhỏ giữa các lô trong thí nghiệm. Sinh trƣởng tƣơng đối giảm mạnh trong giai đoạn này là tuân theo quy luật phát triển chung của gia súc tăng cao trong thờ gian đầu và giảm dần trong thời gian sau.

Qua kết quả nghiên cứu về sinh trƣởng tƣơng đối của lợn trong thí nghiệm cho thấy bổ sung kháng sinh và thảo dƣợc không làm thay đổi rõ rệt sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thí nghiệm.

4.2. Ảnh hƣởng của việc bổ sung hỗn hợp thảo dƣợc đến hiệu quả sử dụng thức ăn trên đàn lợn thí nghiệm. thức ăn trên đàn lợn thí nghiệm.

Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lƣợng (FCR) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong ngành chăn nuôi. Lƣợng thức ăn tiêu tốn để đạt 1 kg khối lƣợng tăng trọng phản ánh chất lƣợng thức ăn, sự cân bằng dinh dƣỡng trong thức ăn. Lƣợng thức ăn tiêu tốn càng nhiều mà khả năng tăng trọng thấp thì chăn nuôi sẽ không đạt hiệu quả cao.

Để đánh giá hiệu quả của hỗn hợp chế phẩm thảo dƣợc bổ sung vào thức ăn của lợn chúng tôi đã cân khối lƣợng thức ăn hàng ngày và theo dõi khả năng tăng khối lƣợng thức ăn và FCR của lợn.

Kết quả thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 4.4 và hình 4.4 nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm thảo dược trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh của lợn tại trường Đại học Hùng Vương (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)