PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2. Ảnh hƣởng của việc bổ sung hỗn hợp thảo dƣợc đến hiệu quả sử dụng thức
thức ăn trên đàn lợn thí nghiệm.
Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lƣợng (FCR) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong ngành chăn nuôi. Lƣợng thức ăn tiêu tốn để đạt 1 kg khối lƣợng tăng trọng phản ánh chất lƣợng thức ăn, sự cân bằng dinh dƣỡng trong thức ăn. Lƣợng thức ăn tiêu tốn càng nhiều mà khả năng tăng trọng thấp thì chăn nuôi sẽ không đạt hiệu quả cao.
Để đánh giá hiệu quả của hỗn hợp chế phẩm thảo dƣợc bổ sung vào thức ăn của lợn chúng tôi đã cân khối lƣợng thức ăn hàng ngày và theo dõi khả năng tăng khối lƣợng thức ăn và FCR của lợn.
Kết quả thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 4.4 và hình 4.4 nhƣ sau:
Bảng 4.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn sử dụng khẩu phần thảo dƣợc
Chỉ tiêu theo dõi
X
ĐC1 ĐC2 TN1 TN2
Khối lƣợng thức ăn
tiêu tốn (kgTA) 171,6 172,7 172,3 172,5
FCR (kgTA/P) 2,47a 2,27c 2,33b 2,31b
Ghi chú: Các chữ số trong cùng một hàng ngang mang những chữ cái khác
nhau thì sai khác về mặt thống kê ở mức ý nghĩa p < 0,05.
Hình 4.4. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm
Qua kết quả thí nghiệm ở bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy khối lƣợng thức ăn tiêu tốn trong giai đoạn thí nghiệm gần tƣơng đƣơng nhau. Tuy nhiên hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) có sự sai khác rõ rệt (P < 0,05).
FCR của lợn ở các lô trong thí nghiệm lần lƣợt là ĐC1 (2,47 kgTA/kg tăng trọng), ĐC2 (2,27 kgTA/kg tăng khối lƣợng), TN1 ( 2,33 kgTA/kg tăng khối lƣợng), TN2 ( 2,31 kgTA/kg tăng khối lƣợng). Hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất ở lô ĐC1, thấp nhất là lô ĐC2 giảm 8,1% so với lô không bổ sung kháng sinh, thảo dƣợc. Hai lô bổ sung hỗn hợp thảo dƣợc hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) tƣơng đƣơng nhau và thấp hơn so với lô ĐC1 không bổ sung kháng sinh, thảo dƣợc. So với lô ĐC1 thì FCR ở lô TN1và TN2 giảm từ 5,7 - 6,5% khối lƣợng thức ăn/kg tăng khối lƣợng.
Chứng biếng ăn và hội chứng tiêu chảy ở lợn giai đoạn sau cai sữa là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả làm suy giảm khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn (Manzanilla và cs, 2004). Sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trọng và phòng bệnh tiêu chảy do vi khuẩn gây ra đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới (Visek, 1978). Trong thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng các chế phẩm thảo dƣợc thay thế kháng sinh tổng hợp trong khẩu phần ăn của lợn cùng với mục đích nhƣ trên. Kết quả của thí nghiệm cho thấy, bổ sung thảo dƣợc vào khẩu phần ăn của lợn ảnh hƣởng tích cực đến tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn trong giai đoạn từ 60-150 ngày tuổi.