ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn giống bố mẹ nuôi tại trại chăn nuôi mavin hòa bình (Trang 36 - 40)

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đàn nái sinh sản giống lợn bố mẹ từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 6 của trại chăn

nuôi Mavin

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Địa điểm: Tại trại chăn nuôi Mavin, Xóm Pang, xã Cuối Hạ, huyện Kim

Bôi, tỉnh Hòa Bình.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021

3.3. Nội dung nghiên cứu

a. Các ảnh hƣởng của bệnh viêm tử cung trên đàn lợn giống PS tại trại chăn nuôi Mavin

- Một số bệnh sản khoa hay gặp ở trang trại

- Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ

- Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái theo các tháng - Tình hình lợn nái bị mắc bệnh viêm tử cung ở các giai đoạn sinh sản - Tình hình sảy thai của nái mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ - Thử nghiệm hai phác đồ điều trị

b. Đánh giá ảnh hƣởng của bệnh viêm tử cung đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái bố mẹ của lứa đẻ tiếp theo tại trại chăn nuôi Mavin

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp theo dõi các đặc điểm bệnh viêm tử cung

-Dựa vào sổ ghi chép đàn lợn để thu thập số liệu, đồng thời trực tiếp theo dõi các biểu hiện bệnh lý và hiệu quả điều trị.

-Xác định các chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái: thân nhiệt, màu sắc dịch viêm,phản ứng đau.

Hình 3.1. Lợn mắc bệnh Viêm tử cung

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu lâm sàng của nái bình thƣờng và nái bị viêm tử cung Chỉ tiêu theo dõi Lợn khỏe mạnh Lợn mắc bệnh VTC

Thân nhiệt (°C) 38-38,5 39,5-40 Dịch viêm: -màu sắc -mùi -Không có - Không có - Trắng xám hoặc hồng, nâu - Mùi tanh, tanh thối

Phản ứng đau Không có Có phản ứng đau

Bỏ ăn Không có Có nhƣng không nhiều

Tỷ lệ mắc VTC (%) = (số con có TC lâm sàng/ tổng số con theo dõi) x 100

Theo dõi 444 con nái - Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Tỷ lệ mắc VTC ở lợn nái theo lứa đẻ: lợn nái tại trại đƣợc phân bổ theo dõi theo lứa đẻ. Theo dõi số con có triệu chứng lâm sàng của bệnh VTC, ghi lại lứa đẻ của lợn đó, thống kê lại.

+ Tỷ lệ mắc VTC ở lợn nái theo các tháng trong thời gian thực tập: mục đích để xác định nguy cơ mắc VTC ở các thời điểm trong năm từ tháng 11/2020 đến 4/2021.

+ Tỷ lệ mắc VTC ở lợn nái theo các giai đoạn sinh sản: lợn nái đƣợc chia thành 3 giai đoạn sinh sản. Thống kê số lợn nái mắc bệnh vào các giai đoạn sinh sản: chờ phối, sau phối, sau đẻ.

+ Tỷ lệ sảy thai của lợn nái sau điều trị VTC: lợn nái sau điều trị VTC đƣợc phối lại, thống kê số con tỷ lệ phối không thành công và sảy thai của lợn ở các lứa đẻ của lợn tại trại.

3.4.2. Hiệu quả điều trị viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản tại trại chăn nuôi Mavin nuôi Mavin

- Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị và đánh giá hiệu quả điều trị qua các chỉ tiêu theo dõi sau đây:

+ Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = (số con khỏi/số con điều trị) x 100

+ Số ngày điều trị: 2 phác đồ điều trị đƣợc thực hiện theo liệu trình 3-5 ngày nhƣng tiếp tục đến khi lợn khỏi hẳn và động dục trở lại

+ Thời gian động dục trở lại sau khi khỏi của lợn

+ Số lợn đƣợc phối có thai trở lại ở lần phối đầu tiên sau điều trị VTC 2 phác đồ điều trị nhƣ sau: Bảng 3.2. Thử nghiệm điều trị Thuốc Cách dùng Liều dùng Liệu trình Số con điều trị Phác đồ 1 CL-Amoxgen Tiêm bắp cổ 1ml/10kgTT 3-5 ngày 15 con Oxytocin Tiêm mép âm hộ 2ml/con Vinarost Tiêm mép âm hộ 1ml/con Phác đồ 2 Ceftiful 5% Tiêm bắp cổ 1ml/10kgTT 3-5 ngày 15 con

Oxytocin Tiêm mép âm hộ 2ml/con Vinarost Tiêm mép âm hộ 1ml/con

3.4.3. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái

- Số con sơ sinh/ổ (con): đếm số con đƣợc sinh ra/ổ (kể cả con chết trắng,heo còi loại và thai gỗ).

-Số con sinh ra còn sống/ổ (con): đếm số con sinh ra còn sống cho đến khi con mẹ đẻ con cuối cùng.

- Số con để lại nuôi (con): là số con do lợn nái đẻ ra để lại nuôi (loại bỏ những con không có khả năng sinh sống).

- Khối lƣợng sơ sinh/ổ (kg): tổng khối lƣợng toàn ổ của đàn lợn lúc sơ sinh ( cân lợn trƣớc khi bú)

-Khối lƣợng sơ sinh trung bình/ổ((kg/con)=( Khối lƣợng toàn ổ lúc sơ sinh / Số con sinh ra còn sống trong một ổ)

- Số con cai sữa/ổ (con): đếm số con còn sống đến khi cai sữa của một ổ -Khoảng cách lứa đẻ (ngày) = (thời gian nuôi con + thời gian chờ phối + thời gian mang thai)

-Tỷ lệ nuôi sống đàn con đến cai sữa (%)= (Số con cai sữa/ổ)/( Số con để nuôi/ổ) x100

- Ghi chép, tính toán số liệu

3.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn giống bố mẹ nuôi tại trại chăn nuôi mavin hòa bình (Trang 36 - 40)