Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu lâm sàng của nái bình thƣờng và nái bị viêm tử cung Chỉ tiêu theo dõi Lợn khỏe mạnh Lợn mắc bệnh VTC
Thân nhiệt (°C) 38-38,5 39,5-40 Dịch viêm: -màu sắc -mùi -Không có - Không có - Trắng xám hoặc hồng, nâu - Mùi tanh, tanh thối
Phản ứng đau Không có Có phản ứng đau
Bỏ ăn Không có Có nhƣng không nhiều
Tỷ lệ mắc VTC (%) = (số con có TC lâm sàng/ tổng số con theo dõi) x 100
Theo dõi 444 con nái - Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Tỷ lệ mắc VTC ở lợn nái theo lứa đẻ: lợn nái tại trại đƣợc phân bổ theo dõi theo lứa đẻ. Theo dõi số con có triệu chứng lâm sàng của bệnh VTC, ghi lại lứa đẻ của lợn đó, thống kê lại.
+ Tỷ lệ mắc VTC ở lợn nái theo các tháng trong thời gian thực tập: mục đích để xác định nguy cơ mắc VTC ở các thời điểm trong năm từ tháng 11/2020 đến 4/2021.
+ Tỷ lệ mắc VTC ở lợn nái theo các giai đoạn sinh sản: lợn nái đƣợc chia thành 3 giai đoạn sinh sản. Thống kê số lợn nái mắc bệnh vào các giai đoạn sinh sản: chờ phối, sau phối, sau đẻ.
+ Tỷ lệ sảy thai của lợn nái sau điều trị VTC: lợn nái sau điều trị VTC đƣợc phối lại, thống kê số con tỷ lệ phối không thành công và sảy thai của lợn ở các lứa đẻ của lợn tại trại.
3.4.2. Hiệu quả điều trị viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản tại trại chăn nuôi Mavin nuôi Mavin
- Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị và đánh giá hiệu quả điều trị qua các chỉ tiêu theo dõi sau đây:
+ Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = (số con khỏi/số con điều trị) x 100
+ Số ngày điều trị: 2 phác đồ điều trị đƣợc thực hiện theo liệu trình 3-5 ngày nhƣng tiếp tục đến khi lợn khỏi hẳn và động dục trở lại
+ Thời gian động dục trở lại sau khi khỏi của lợn
+ Số lợn đƣợc phối có thai trở lại ở lần phối đầu tiên sau điều trị VTC 2 phác đồ điều trị nhƣ sau: Bảng 3.2. Thử nghiệm điều trị Thuốc Cách dùng Liều dùng Liệu trình Số con điều trị Phác đồ 1 CL-Amoxgen Tiêm bắp cổ 1ml/10kgTT 3-5 ngày 15 con Oxytocin Tiêm mép âm hộ 2ml/con Vinarost Tiêm mép âm hộ 1ml/con Phác đồ 2 Ceftiful 5% Tiêm bắp cổ 1ml/10kgTT 3-5 ngày 15 con
Oxytocin Tiêm mép âm hộ 2ml/con Vinarost Tiêm mép âm hộ 1ml/con
3.4.3. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
- Số con sơ sinh/ổ (con): đếm số con đƣợc sinh ra/ổ (kể cả con chết trắng,heo còi loại và thai gỗ).
-Số con sinh ra còn sống/ổ (con): đếm số con sinh ra còn sống cho đến khi con mẹ đẻ con cuối cùng.
- Số con để lại nuôi (con): là số con do lợn nái đẻ ra để lại nuôi (loại bỏ những con không có khả năng sinh sống).
- Khối lƣợng sơ sinh/ổ (kg): tổng khối lƣợng toàn ổ của đàn lợn lúc sơ sinh ( cân lợn trƣớc khi bú)
-Khối lƣợng sơ sinh trung bình/ổ((kg/con)=( Khối lƣợng toàn ổ lúc sơ sinh / Số con sinh ra còn sống trong một ổ)
- Số con cai sữa/ổ (con): đếm số con còn sống đến khi cai sữa của một ổ -Khoảng cách lứa đẻ (ngày) = (thời gian nuôi con + thời gian chờ phối + thời gian mang thai)
-Tỷ lệ nuôi sống đàn con đến cai sữa (%)= (Số con cai sữa/ổ)/( Số con để nuôi/ổ) x100
- Ghi chép, tính toán số liệu
3.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Một số bệnh sản khoa hay gặp ở trang trại
Trong quy trình chăn nuôi, trang trại lợn nái của của công ty Mavin đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh và vacxin chặt chẽ để phòng ngừa các bệnh xảy ra trong trại. Mặc dù trại đã áp dụng các biện pháp phòng và phƣơng pháp chăn nuôi tiên tiến nhƣng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đàn lợn vẫn mắc một số bệnh sinh sản. Bệnh viêm đƣờng sinh dục nói chung và bệnh Viêm tử cung nói riêng đang là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao, gây thiệt hại lớn cho ngƣời chăn nuôi và ảnh hƣởng đến chất lƣợng đàn lợn con. Bệnh đã hạn chế khả năng sinh sản, làm chậm động dục và vô sinh do đó phải loại thải sớm. Dựa vào tài liệu ghi chép của trang trại, tôi đã thống kê đƣợc số lợn nái mắc bệnh Viêm đƣờng sinh dục, Viêm tử cung. Số liệu đƣợc thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa hay gặp trên nái ở trại
TT Các bệnh thƣờng gặp Số con theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) 1 Viêm tử cung 444 43 9,68 2 Sa âm đạo 444 15 3,37 3 Tổng 444 58 13,06
Qua bảng 4.1 cho ta thấy, đàn lợn nái sinh sản của trại mắc các bệnh sản khoa với tỷ lệ 13,06%. Trong đó, bệnh Viêm tử cung mắc với tỷ lệ cao nhất (9,68%). Bệnh Viêm tử cung mắc với tỷ lệ cao nhƣ trên là do khâu quản lý chăm sóc nái chƣa tốt, có thể là do khâu vệ sinh cho nái trƣớc và sau khi đẻ không đƣợc đảm bảo nghiêm ngặt. Lợn nái trƣớc khi chuyển sang chuồng đẻ chƣa đƣợc vệ sinh sạch sẽ, sàn chuồng còn bẩn do lƣợng phân bên chuồng bầu không
đƣợc thu dọn thƣờng xuyên hay do kỹ thuật phối giống chƣa tốt. Công tác hộ lý đỡ đẻ chƣa tốt can thiếp quá nhiều biện pháp ngoại khoa. Sau khi lợn đẻ, việc vệ sinh sàn chuồng đã đƣợc chú ý nhƣng chƣa thực sự tốt. Nhiều con nái bị viêm đã đƣợc điều trị nhƣng do điều trị không dứt điểm nên rất khó phối. Đây là một trong những bệnh gây tổn thất lớn tới hiệu quả chăn nuôi. Do vậy, cần quan tâm hơn tới khâu quản lý và chăm sóc nái tốt hơn.
4.2. Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ
Từ thực tế cho thấy lợn ở các lứa đẻ khác nhau thì có tỷ lệ mắc viêm tử cung là khác nhau. Dựa vào kết quả điều tra số liệu tại trại và tiến hành theo dõi trên đàn lợn nái sinh sản tôi thấy đƣợc tỷ lệ mắc và cƣờng độ nhiễm bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ có sự khác nhau kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.1 nhƣ sau:
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ
Chỉ tiêu Lứa đẻ
Số lợn nái theo dõi (con) Số lợn nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) 1 75 9 12 2 71 7 9,86 3 72 5 6,94 4 76 6 7,89 5 72 6 8,33 ≥6 78 10 12,82 Tổng số 444 43 9,68
Qua bảng 4.2, ta thấy rằng ở lứa 1 và lứa thứ 6 trở đi, tỷ lệ mắc Viêm tử cung là cao nhất. Lứa thứ nhất là 12%, nguyên nhân là do các nái đẻ lần đầu khớp bán động háng mới mở, tử cung hẹp lợn đẻ khó, thời gian sổ thai kéo dài hơn, cổ tử cung mở lâu hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm hay là tử cung còn bé nên công tác phối giống có thể gây viêm. Mặt khác, công nhân thƣờng dùng tay hay dụng cụ can thiệp dẫn tới gây tổn thƣơng
niêm mạc đƣờng sinh dục. Lứa đẻ 2 tỷ lệ mắc giảm (9,86%) xong vẫn còn cao hơn so với lứa 3 (6,94%) , lứa 4 (7,89%) và lứa thứ 5 (8,33%). Lứa 2, 3, 4 và 5 có tỷ lệ thấp là do nái đã đẻ nhiều lứa tử cung mở rộng, khả năng bị xây sát niêm mạc sẽ ít hơn, sức đề kháng, khả năng co bóp của tử cung tốt nên tỷ lệ mắc bệnh ít hơn. Đến lứa thứ 6 trở đi thì tỷ lệ mắc lại tăng (12,82%) bởi lúc này sức rặn yếu dần làm đẻ khó phải can thiệp gây xây xát, mặt khác sức đề kháng kém nên vi khuẩn xâm nhập dễ gây viêm.
Theo Nguyễn Văn Thanh, (2003) khi nghiên cứu về tỷ lệ mắc viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại vùng đồng bằng Bắc Bộ, tỷ lệ mắc viêm tử cung ở lợn nái lứa 2, 3, 4, 5 giảm dần và từ lứa thứ 6 trở đi có xu hƣớng tăng cao. Phù hợp với kết quả của tôi thu thập đƣợc trong quá trình theo dõi tại trang trại.
Hình 4.1. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ
Từ kết quả trên ta thấy trong chăn nuôi nên sử dụng lợn nái trong độ tuổi thích hợp từ lứa 3-5, lợn nái đẻ quá nhiều lứa cần phải loại thải. Và cần phải có kế hoạch chăm sóc cho đàn lợn nái hậu bị để dần thay thế cho những nái già yếu có lứa đẻ cao.
0 2 4 6 8 10 12 14 1 2 3 4 5 ≥6 12 9.86 6.94 7.89 8.33 12.82 Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ (%)
Tỷ lệ mắc
%
4.3. Tình hình mắc bệnh Viêm tử cung trên đàn lợn nái theo các tháng
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản do vi khuẩn xâm nhập gây nên. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn xâm nhập và phát triển làm cho lợn bị viêm nhiễm. Điều kiện thời tiết khác nhau ảnh hƣởng tới sức đề kháng của lợn nái đồng thời tác động đến hệ vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt ở nƣớc ta là nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mƣa nhiều) tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nhân lên nhanh chóng, nhƣng là điều kiện bất lợi cho lợn ngoại, do khả năng thích nghi kém với điều kiện khí hậu của nƣớc ta. Thời tiết ở các tháng khác nhau thì mức độ viêm tử cung là khác nhau vì thế tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ mắc bệnh qua các tháng và kết quả theo dõi đƣợc trình bày tại bảng 4.3
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung trên đàn lợn nái theo các tháng
Tháng Tổng số lợn nái theo dõi (con)
Số lợn nái bị viêm tử cung (con) Tỷ lệ mắc (%) 11 70 8 11,42 12 72 6 8,33 1 72 5 6,94 2 74 6 8,10 3 76 7 9,21 4 80 11 13,75 Tổng 444 43 9,68
Qua bảng 4.3 ta thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tại trang trại trong thời gian theo dõi trung bình là 9,68%
Tháng 11 và tháng 4 tỷ lệ lợn nái mắc viêm tử cung nhiều nhất, theo dõi 70 và 80 nái sinh sản lần lƣợt có tới 8 và 11 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ tới 11,42% và 13,75% . Tháng 3 và tháng 12 nái viêm tử cung ít hơn, theo dõi 76 và 72 con lợn nái, có 7 và 6 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 9,21% và 8,33%. Tháng 2, lợn nái viêm tử cung tiếp tục giảm, khi theo dõi 74 lợn nái, thì có 6 con mắc bệnh
chiếm tỷ lệ 8,10%. Vào tháng 1, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung giảm nhiều khi theo dõi 72 con, chỉ có 5 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 6,94%.
Tháng 1/2021 đàn lợn nái của trại chủ yếu là nái cơ bản đẻ từ lứa 3 – 5 nên tỷ lệ viêm tử cung cũng giảm, hơn nữa khâu vệ sinh, sát trùng nền chuồng và vệ sinh đƣợc thực hiện nghiêm ngặt hơn, áp dụng biện pháp tiêm phòng viêm tử cung sau khi đẻ đầy đủ, kỹ thuật phối giống tốt hơn, tay nghề công nhân đƣợc cải thiện, công tác chăm sóc lợn đƣợc chú trọng hơn.
Thời tiết đầu hè thay đổi, nhiệt độ chuồng đẻ tăng cao nhất là vào buổi trƣa. Nhiệt độ này vƣợt xa so với nhiệt độ thích hợp cho lợn nái (26 – 28 độ C). Nhiệt độ cao làm nái mệt mỏi, khả năng thu nhận thức ăn giảm, sức khỏe, sức đề kháng giảm sút nên tỷ lệ lợn mắc bệnh tăng cao. Mặt khác, nhiệt độ cao thúc đẩy nhanh sự phân hủy sản phẩm của quá trình sinh đẻ là môi trƣờng thuận lợi cho vi khuẩn có sẵn trong tử cung phát triển tăng nhanh về số lƣợng và độc lực gây viêm tử cung, có thể gây nhiễm trùng huyết. Ảnh hƣởng của các đợt rét cuối năm làm nhiệt độ chuồng nuôi xuống thấp, các trại cho lợn ăn tăng khẩu phần thức ăn làm cho đàn nái quá béo dẫn đến khó đẻ phải can thiệp bằng tay . Do vậy, tỷ lệ mắc viêm tử cung vào các tháng 11 và tháng 4 cao nhất trong các tháng theo dõi.
Hình 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung trên đàn lợn nái theo các tháng
0 2 4 6 8 10 12 14 11 12 1 2 3 4 11.42 8.33 6.94 8.1 9.21 13.75 Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo các tháng (%)
Tỷ lệ mắc
%
Để giảm tỷ lệ viêm tử cung tại cơ sở chăn nuôi trong các tháng theo dõi thì cần phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, khi thời tiết nắng nóng phải tăng quạt thông gió, bật giàn mát đóng kín cửa tránh niệt độ bên ngoài ùa vào làm ảnh hƣởng đến tiểu khí hậu chuồng nuôi làm tăng nhiêt độ trong chuồng. Thời tiết lạnh cần phải có chế độ ăn phù hợp tránh để nái quá béo ảnh hƣởng đến quá trình sinh đẻ của nái.
4.4. Tình hình lợn nái bị mắc bệnh Viêm tử cung ở các giai đoạn sinh sản
Ở các giai đoạn sinh sản thì tỉ lệ nhiễm viêm tử cung là khác nhau. Tiến hành theo dõi 444 nái thì có 43 con mắc viêm tử cung ở cả 3 giai đoạn sinh sản. Kết quả theo dõi đƣợc thể hiện qua bảng 4.4
Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn nái bị mắc bệnh Viêm tử cung ở các giai đoạn sinh sản
Giai đoạn Số lợn nái theo dõi (con)
Số lợn nái bị viêm tử cung (con) Tỷ lệ mắc (%) Chờ phối 148 12 8,10 Sau phối 145 11 7,58 Sau đẻ 151 20 13,24 Tổng 444 43 9,68
Qua bảng 4.4 ta thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở các giai đoạn là khác nhau. Ở giai đoạn sau đẻ lợn mắc bệnh với tỷ lệ cao nhất là 13,24%, cao hơn giai đoạn chờ phối và giai đoạn sau phối. Ở giai đoạn chờ phối là 8,10 %, còn giai đoạn sau phối là 7,58%. Điều này có thể đƣợc lý giải là do:
+ Giai đoạn sau đẻ: Do thao tác đỡ đẻ nhất là các trƣờng hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ không đúng làm niêm mạc cổ từ cung bị sây sát. Đàn lợn mắc bệnh do khâu vệ sinh trƣớc và sau đẻ chƣa đảm bảo, sản dịch chảy ra nền chuồng và hành lang không đƣợc thu dọn gọn gàng.
Giai đoạn chờ phối: Đàn lợn của trại mắc bệnh do một số nguyên nhân nhƣ mầm bệnh xâm nhập vào tử cung từ giai đoạn đẻ, hay lợn nái mắc bệnh ở
thể ẩn từ giai đoạn đẻ. Bị nhiễm trong quá trình chuyển nái từ chuồng đẻ sang chuồng phối.
Giai đoạn sau phối: Trong quá trình phối, thai tác thô bạo gây tổn thƣơng niêm mạc cùng với đó là quá trình vệ sinh trƣớc và sau khi phối không đảm bảo.
Hình 4.3. Tỷ lệ lợn nái bị mắc bệnh Viêm tử cung ở ba giai đoạn sinh sản
Từ thực tế cho thấy nái mắc viêm tử cung sau đẻ là cao nhất trong 3 giai đoạn sinh sản nguyên nhân chính là do vệ sinh trƣớc và sau đẻ không sạch, các thủ thuật can thiệp không đúng cách dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh cao. Vì vậy cần phải thƣờng xuyên kiểm tra, nhắc nhở công nhân vệ sinh sạch sẽ, đào tạo công nhân cách can thiệp ít gây tổn thƣơng niêm mạc tử cung của heo nái nhất. Đồng thời trong công tác phối giống các thao tác cần phải nhẹ nhàng đúng quy trình.
4.5. Tình hình sảy thai của nái mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ Bảng 4.5. Tỷ lệ sảy thai của nái mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ
Lứa đẻ Số nái theo dõi (con)
Số nái sảy thai
(con) Tỷ lệ (%) 1 75 2 2,66 2 72 2 2,77 3 71 2 2,81 0 2 4 6 8 10 12 14
Chờ phối Sau phối Sau đẻ
8.1 7.58
13.24
Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh Viêm tử cung ở ba giai đoạn sinh sản (%)
Tỷ lệ mắc