Một số chỉ tiêu phân biệt các thể viêm tử cung

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn giống bố mẹ nuôi tại trại chăn nuôi mavin hòa bình (Trang 29)

Các thể viêm Chỉ tiêu Viêm nội mạc tử cung Viêm cơ tử cung Viêm tƣơng mạc tử cung Sốt Sốt nhẹ Sốt nhẹ Sốt cao Dịch viêm Màu Trắng sữa, trắng xám Hồng, nâu đỏ Nâu rỉ sắt

Mùi Tanh Tanh thối Thối khắm

Phản ứng co cơ tử cung Phản ứng co giảm Phản ứng co rất yếu Phản ứng co mất hẳn Phản xạ ăn Bỏ ăn một phần hoặc hoàn toàn

Bỏ ăn hoàn toàn Bỏ ăn hoàn toàn

2.4.5. Một số hiểu biết về quá trình viêm * Khái niệm viêm

Hiện tƣợng sƣng, nóng, đỏ, đau của viêm đã đƣợc đề cập tới trong y học cổ đại và những khái niệm về viêm cũng đƣợc hình thành từ rất sớm song lại rất khác nhau. Viêm là một phản ứng bảo vệ cơ thể mà nền tảng của nó là phản ứng tế bào. Phản ứng này hình thành và phức tạp dần trong quá trình tiến hóa của sinh vật.

Xu hƣớng ngày nay thì cho viêm là một quá trình phức tạp, luôn luôn thay đổi, có nhiều tính chất bảo vệ, nhằm duy trì sự hằng định nội môi. Phản ứng này hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh giới và bao gồm ba hiện tƣợng đồng thời tồn tại và liên quan chặt chẽ với nhau:

- Rối loạn tuần hoàn

- Rối loạn chuyển hóa - tổn thƣơng mô bào - Tế bào tăng sinh

Nhƣ vậy, viêm là một phản ứng phức tạp của toàn thân, nhƣng lại thể hiện tại cục bộ nhằm chống lại những yếu tố có hại đối với cơ thể (Cao Xuân Ngọc, 1997)

* Rối loạn chuyển hóa

Tại ổ viêm quá trình oxy hóa tăng mạnh, nhu cầu oxy tăng nhƣng vì rối loạn tuần hoàn nên khả năng cung cấp oxy không đủ, gây rối loạn chuyển hóa gluxit, lipit và protit gây ra hiện tƣợng tăng độ axit, xeton, lipit, albumoza, polipeptit và các axit amin tại ổ viêm.

Dịch rỉ viêm là sản phẩm đƣợc tiết ra tại ổ viêm bao gồm nƣớc, thành phần hữu hình và các chất hòa tan nhƣ nƣớc, muối, albumin, globulin, fibrinogen, bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu có tác dụng tạo vành đai ngăn cản viêm lan. Đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh lý nhƣ histamin, serotonin, axetincholin có tác dụng giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch gây đau.

2.5. Khả năng sinh sản của lợn nái đƣợc đánh giá thông qua một số chỉ tiêu.

Khả năng sinh sản của lợn nái là chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế hết sức quan trọng nó phản ánh phẩm chất giống của con nái và kỹ thuật chăn nuôi. Khả năng sinh sản của lợn nái đƣợc đánh giá theo một số chỉ tiêu sau:

+ Số con sinh ra trên ổ

+ Số con sơ sinh còn sống/ổ

+ Số con để lại nuôi

+ Khối lượng sơ sinh/ổ

+ Khối lượng sơ sinh trung bình/ổ

+ Số lợn con cai sữa/ổ

+ Khoảng cách lứa đẻ

+ Tỷ lệ nuôi sống đàn con đến cai sữa (%)

2.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái

2.6.1. Yếu tố di truyền

Trong chăn nuôi, giống là tiền đề và là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái (Đặng Vũ Bình, 1999). Các giống khác nhau biểu hiện thành tích sinh sản khác nhau. Chọn lọc là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng sớm nhất để nâng cao chất lƣợng đàn giống vật nuôi.

Theo Jiang (1995) gen là nguyên nhân làm biến đổi khối lƣợng buồng trứng, số lƣợng nang trứng, số nang trứng chƣa thành thục, số lƣợng nang trứng

chin, tỷ lệ trứng rụng và số phôi thai. Các giống khác nhau thì sự thành thục về tính cũng khác nhau, gia súc có tầm vóc nhỏ thành thục sơm hơn gia súc có tầm vóc lớn nhƣ ở lợn nội ( Ỉ, Móng Cái…) thành thục về tính thƣờng ở tháng thứ 4, thứ 5 (120 – 150 ngày tuổi) sớm hơn so với giống lợn ngoại.

2.6.2. Tuổi và trọng lượng phối giống lứa đầu

Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian từ sơ sinh đến khi lợn cái động

dục lần đầu tiên. Tuổi động dục lần đầu khác nhau tùy theo giống lợn, ví dụ: lợn nội động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại.

Tuổi phối giống lần đầu: Thông thƣờng ở lần động dục đầu tiên ngƣời

ta chƣa cho phối giống vì ở thời điểm này lợn chƣa thành thục về thể vóc và tính dục chƣa ổn định.

Thành thục sinh dục tức là lợn cái hậu bị phải có biểu hiện về động đực và rụng trứng. Tuổi thành thục về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điều kiện dinh dƣỡng, chăm sóc, quản lý của cơ sở chăn nuôi. Lợn cái nội nhƣ: Ỉ Móng Cái… có tuổi thành thục về sinh dục vào 4 – 5 tháng tuổi. Lợn ngoại nhƣ: Yorkshire, Landrace…có tuổi thành thục sinh dục từ 7 – 8 tháng tuổi.

2.6.3. Thứ tự các lứa đẻ

Khả năng sinh sản của lợn nái bị ảnh hƣởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác nhau. Lợn nái đẻ ở lứa thứ nhất số lƣợng con thấp hơn, ở lứa thứ 2 trở đi số lƣợng con/ổ tăng dần cho đến lứa thứ 6, đến lứa thứ 7 thì bắt đầu giảm dần. Cũng có thể dùng các biện pháp kỹ thuật, quản lý, chăm sóc để duy trì chỉ tiêu số con/ổ từ lứa thứ 6 trở đi nhằm hạn chế thay nái hậu bị.

Khoảng cách lứa đẻ là số ngày tính từ ngày đẻ lứa trƣớc đến ngày đẻ lứa tiếp theo bao gồm: Thời gian chờ động dục trở lại sau thời gian cai sữa và phối giống có chửa, thời gian chửa, thời gian nuôi con. Nếu khoảng cách lứa đẻ ngắn, số lứa đẻ của nái/năm tăng lên.

2.6.4. Dinh dưỡng

động sống của cơ thể, nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm.

Protein: Các axit amin đặc biệt là các axit amin không thay thế ảnh hƣởng

rất lớn đến thành tích sinh sản của lợn mẹ. Nếu khẩu phần ăn của lợn nái thiếu protein thì sẽ chậm động dục và giảm số lứa đẻ/năm. Trong giai đoạn mang thai nếu thiếu lƣợng protein cung cấp so với nhu cầu thì trọng lƣợng sơ sinh của lợn con sẽ thấp và thiếu ở giai đoạn tiết sữa, ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng của lợn con.

Năng lượng: Là yếu tố cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu

không đáp ứng đủ nhu cầu về năng lƣợng sẽ ảnh hƣởng tới hoạt động sống của lợn nhất là lợn chửa và lợn nuôi con. Điều này dẫn tới tình trạng suy dinh dƣỡng, còi sức kháng bệnh kém. Tuy nhiên nếu cung cấp quá thừa năng lƣợng trong thời gian có chửa lại dẫn đến tình trạng phôi thai to, đẻ khó, mặt khác năng lƣợng thừa sẽ dự trữ dƣới dạng mỡ và lợn con sẽ mắc bệnh đƣờng ruột do sữa mẹ có hàm lƣợng mỡ cao.

Vitamin: Có khoảng hơn 15 axit amin đƣợc coi là thành phần không thể

thiếu trong khẩu phần của gia súc, đây là những tố chất rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của gia súc. Trong thức ăn cho lợn cũng có nhiều loại vitamin nhƣng thƣờng không đáp ứng đủ nhu cầu. Do vậy trong khẩu phần cho lợn cần bổ sung lƣợng vitamin cho phù hợp. Khẩu phần ăn cho nái chửa cần lƣợng vitamin A là 7980 UI/con, vitamin D là 400 UI/con, vitamin E là 119,1 UI/con và một số vitamin thiết yếu khác.

Khoáng: Gồm 2 loại đó là khoáng vi lƣợng và khoáng đa lƣợng. Khoáng

chỉ chiếm một lƣợng nhỏ trong khẩu phần ăn của lợn, nhƣng nó lại là yếu tố rất cần thiết trong việc tạo xƣơng, tạo máu và cân bằng nội môi. Trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, lợn mẹ ít đƣợc chăn thả để bổ sung rau xanh và khoáng chất. Vì vậy ta phải bổ sung đầy đủ khoáng chất cho lợn mẹ.

2.7. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm đƣờng tử cung và khả năng sinh sản của lợn nái

2.7.1. Trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới ngành chăn nuôi đang rất phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn, các nƣớc không ngừng đầu tƣ cải tạo chất lƣợng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Để cải tạo chất lƣợng đàn giống thì vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm tử cung. Do đó, đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm tử cung và đã đƣa ra các kết luận giúp cho ngƣời chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế đƣợc bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao. Theo F.Madec và C.Neva (1995), hiện tƣợng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trƣớc đến lần động dục tiếp theo có thể giải thích nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ, từ đó làm giảm năng suất sinh sản. Viêm tử cung thƣờng bắt đầu bằng sốt ở một vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ vào ngày hôm sau và bệnh thƣờng kéo dài 48 đến 72 giờ.

Ở Cuba các bác sỹ thú y sử dụng dung dịch Lugol 5% điều trị đạt kết quả cao và dùng thuốc Neometrina đặt trong tử cung đạt kết quả điều trị cao.

2.7.2. Tại việt nam

Theo Phạm Chí Thành và cs (1997), sử dụng Rivanol 1%, dung dịch Lugol, kháng sinh để điều trị viêm tử cung cho kết quả cao. Theo Lê Xuân Cƣơng (1986), lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thƣơng bệnh lí sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Đặc biệt các lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa thì niêm mạc đƣờng sinh dục rất dễ bị tổn thƣơng và dẫn tới viêm tử cung.

Theo Nguyễn Văn Thanh (1999), bệnh viêm tử cung ở đại gia súc nói chung là một quá trình bệnh lý phức tạp đƣợc thể hiện dƣới nhiều thể khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới rối loạn sinh sản, ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái. Theo Bùi Thị Tho và cs (1995), lợn Yorshire, Landrace trong giai đoạn

nuôi con mắc bệnh viêm tử cung chiếm 15% và đƣợc điều trị kịp thời khỏi 100% song đã ảnh hƣởng đến sức khỏe của lợn nái, phần lớn là do những trƣờng hợp khó đẻ dẫn tới viêm tử cung.

Theo Nguyễn Văn Thanh và Đặng Công Trung (2007), bệnh viêm tử cung thƣờng tập trung ở đàn lợn nái đẻ lứa đầu hoặc đã đẻ nhiều lứa, khi thử nghiệm điều trị tác giả nhận thấy dùng PGF2α liều 25mg tiêm dƣới da kết hợp với dung dịch Lugol thụt cho kết quả điều trị cao. Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010), tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại chủ yếu ở giai đoạn sau đẻ 57,14%, giai đoạn chờ phối 42,86%, thử nghiệm điều trị bằng tiêm dƣới da Amoxyl Retart với liều 1ml/10kg thể trọng trƣớc khi sinh và ngay sau khi sinh tiêm bắp Oxytocin 2ml/con cho hiệu quả cao. Theo Trần Tiến Dũng (2004), bệnh viêm đƣờng sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan ngoài ít chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung

PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đàn nái sinh sản giống lợn bố mẹ từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 6 của trại chăn

nuôi Mavin

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Địa điểm: Tại trại chăn nuôi Mavin, Xóm Pang, xã Cuối Hạ, huyện Kim

Bôi, tỉnh Hòa Bình.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021

3.3. Nội dung nghiên cứu

a. Các ảnh hƣởng của bệnh viêm tử cung trên đàn lợn giống PS tại trại chăn nuôi Mavin

- Một số bệnh sản khoa hay gặp ở trang trại

- Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ

- Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái theo các tháng - Tình hình lợn nái bị mắc bệnh viêm tử cung ở các giai đoạn sinh sản - Tình hình sảy thai của nái mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ - Thử nghiệm hai phác đồ điều trị

b. Đánh giá ảnh hƣởng của bệnh viêm tử cung đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái bố mẹ của lứa đẻ tiếp theo tại trại chăn nuôi Mavin

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp theo dõi các đặc điểm bệnh viêm tử cung

-Dựa vào sổ ghi chép đàn lợn để thu thập số liệu, đồng thời trực tiếp theo dõi các biểu hiện bệnh lý và hiệu quả điều trị.

-Xác định các chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái: thân nhiệt, màu sắc dịch viêm,phản ứng đau.

Hình 3.1. Lợn mắc bệnh Viêm tử cung

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu lâm sàng của nái bình thƣờng và nái bị viêm tử cung Chỉ tiêu theo dõi Lợn khỏe mạnh Lợn mắc bệnh VTC

Thân nhiệt (°C) 38-38,5 39,5-40 Dịch viêm: -màu sắc -mùi -Không có - Không có - Trắng xám hoặc hồng, nâu - Mùi tanh, tanh thối

Phản ứng đau Không có Có phản ứng đau

Bỏ ăn Không có Có nhƣng không nhiều

Tỷ lệ mắc VTC (%) = (số con có TC lâm sàng/ tổng số con theo dõi) x 100

Theo dõi 444 con nái - Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Tỷ lệ mắc VTC ở lợn nái theo lứa đẻ: lợn nái tại trại đƣợc phân bổ theo dõi theo lứa đẻ. Theo dõi số con có triệu chứng lâm sàng của bệnh VTC, ghi lại lứa đẻ của lợn đó, thống kê lại.

+ Tỷ lệ mắc VTC ở lợn nái theo các tháng trong thời gian thực tập: mục đích để xác định nguy cơ mắc VTC ở các thời điểm trong năm từ tháng 11/2020 đến 4/2021.

+ Tỷ lệ mắc VTC ở lợn nái theo các giai đoạn sinh sản: lợn nái đƣợc chia thành 3 giai đoạn sinh sản. Thống kê số lợn nái mắc bệnh vào các giai đoạn sinh sản: chờ phối, sau phối, sau đẻ.

+ Tỷ lệ sảy thai của lợn nái sau điều trị VTC: lợn nái sau điều trị VTC đƣợc phối lại, thống kê số con tỷ lệ phối không thành công và sảy thai của lợn ở các lứa đẻ của lợn tại trại.

3.4.2. Hiệu quả điều trị viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản tại trại chăn nuôi Mavin nuôi Mavin

- Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị và đánh giá hiệu quả điều trị qua các chỉ tiêu theo dõi sau đây:

+ Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = (số con khỏi/số con điều trị) x 100

+ Số ngày điều trị: 2 phác đồ điều trị đƣợc thực hiện theo liệu trình 3-5 ngày nhƣng tiếp tục đến khi lợn khỏi hẳn và động dục trở lại

+ Thời gian động dục trở lại sau khi khỏi của lợn

+ Số lợn đƣợc phối có thai trở lại ở lần phối đầu tiên sau điều trị VTC 2 phác đồ điều trị nhƣ sau: Bảng 3.2. Thử nghiệm điều trị Thuốc Cách dùng Liều dùng Liệu trình Số con điều trị Phác đồ 1 CL-Amoxgen Tiêm bắp cổ 1ml/10kgTT 3-5 ngày 15 con Oxytocin Tiêm mép âm hộ 2ml/con Vinarost Tiêm mép âm hộ 1ml/con Phác đồ 2 Ceftiful 5% Tiêm bắp cổ 1ml/10kgTT 3-5 ngày 15 con

Oxytocin Tiêm mép âm hộ 2ml/con Vinarost Tiêm mép âm hộ 1ml/con

3.4.3. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái

- Số con sơ sinh/ổ (con): đếm số con đƣợc sinh ra/ổ (kể cả con chết trắng,heo còi loại và thai gỗ).

-Số con sinh ra còn sống/ổ (con): đếm số con sinh ra còn sống cho đến khi con mẹ đẻ con cuối cùng.

- Số con để lại nuôi (con): là số con do lợn nái đẻ ra để lại nuôi (loại bỏ những con không có khả năng sinh sống).

- Khối lƣợng sơ sinh/ổ (kg): tổng khối lƣợng toàn ổ của đàn lợn lúc sơ sinh ( cân lợn trƣớc khi bú)

-Khối lƣợng sơ sinh trung bình/ổ((kg/con)=( Khối lƣợng toàn ổ lúc sơ sinh / Số con sinh ra còn sống trong một ổ)

- Số con cai sữa/ổ (con): đếm số con còn sống đến khi cai sữa của một ổ -Khoảng cách lứa đẻ (ngày) = (thời gian nuôi con + thời gian chờ phối + thời

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn giống bố mẹ nuôi tại trại chăn nuôi mavin hòa bình (Trang 29)