Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn đồng bằng sông Hồng. (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Quy trình và thiết kế nghiên cứu

3.2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu và kết quả nghiên cứu đã đề ra ban đầu, nghiên cứu sinh đã vạch ra các bước cụ thể cho quá trình nghiên cứu và được trình bày cụ thể trong hình 1 dưới đây. Theo quy trình tại hình 3.1, quá trình nghiên cứu luận án được nghiên cứu sinh chia làm sáu bước chính bao gồm: (1) tổng quan tài liệu và xác định các lý thuyết sẽ xử dụng trong luận án; (2) xây dựng và đề xuất khung phân tích; (3) thiết kế câu hỏi khảo sát; (4) chọn mẫu, thu thập và phân tích số liệu; (5) trình bày kết quả và thảo luận kết quả khảo sát; và (6) đưa ra các gợi ý, khuyến nghị, kết luận nghiên cứu. Cụ thể từng bước được trình bày cụ thể dưới đây:

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính, định lượng

Phân tích và bình luận

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bước 1: đối với việc tổng quan tài liệu và xác định các học thuyết nền tảng phục vụ luận án, nghiên cứu sinh xác định đây là bước đầu tiên và quan trọng của quá trình nghiên cứu tiến sĩ bởi vì kết quả của bước này sẽ cũng cấp những gĩc nhìn khác nhau về mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức để chỉ ra những nội dung mà các học giả trước đây đã giải quyết được và những hạn chế của các cơng bố trước đây. Từ đĩ, nghiên cứu sinh sẽ xác định được khoảng trống nghiên cứu mới và mục tiêu cho luận án tiến sĩ. Thơng qua tổng quan tài liệu, nghiên cứu sinh cũng sẽ xác

Bước 3: Thiết kế khảo sát, phỏng vấn

Bước 4: Chọn mẫu, thu thập, phân tích

Bước 5: Trình bày kết quả và thảo luận Bước 2: Xây dựng và đề

xuất khung phân tích Bước 1: Tổng quan tài liệu

và các lý thuyết điển hình

Tổng hợp và so sánh Bước 6: Gợi ý, khuyến nghị,

định và lựa chọn các học thuyết chính làm khung lý thuyết cho việc nghiên cứu và phân tích trong luận án.

Bước 2: nghiên cứu sinh xây dựng và đề xuất khung phân tích cho luận án tiến sĩ. Trong bước 2 này, thơng qua việc tổng quan tài liệu ở bước 1, nghiên cứu sinh xác định cách tiếp cận và cơ chế liên hệ trong mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức. Cụ thể, trong bước này của luận án, nghiên cứu sinh tập trung vào 2 cách tiếp cận để xây dựng và đề xuất khung phân tích. Cách tiếp cận thứ nhất là sự ảnh hưởng trực tiếp của CSR đối với NV đến CK của NV với tổ chức. Cách tiếp cận thứ hai là xác định sự hấp dẫn của tổ chức là yếu tố trung gian cho mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức. Từ đây, nghiên cứu sinh lựa chọn được các nhĩm biến độc lập và nhĩm biến phụ thuộc cho khung phân tích của luận án tiến sĩ. Mối quan hệ giữa các nhĩm biến độc lập và biến phụ thuộc cũng được nghiên cứu sinh mơ phỏng thơng qua khung phân tích trình bày trong luận án.

Bước 3: Nghiên cứu sinh thực hiện thiết kế bảng hỏi và danh mục câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập thơng tin phục vụ luận án tiến sĩ. Để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, tác giả đã tổng quan các tài liệu trước đây và điều chỉnh một số thang đo đã được các học giả nghiên cứu chủ đề này trước đây sử dụng cho phù hợp với bối cảnh, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong các DNXD ở đồng bằng sơng Hồng. Trong bước này, tác giả cũng xây dựng danh sách các câu hỏi phỏng vấn dựa vào khung phân tích và bộ câu hỏi khảo sát nhằm kiểm chứng lại thơng tin khảo sát và cĩ thêm nhiều thơng tin cụ thể hơn.

Bước 4: Nghên cứu sinh thực hiện chọn mẫu, thu thập và phân tích số liệu. Nghiên cứu sinh coi việc chọn mẫu nghiên cứu tốt sẽ gĩp phần vào sự thành cơng của luận án và cần phải làm bài bản. Việc chọn mẫu kỹ lưỡng sẽ giúp cho nghiên cứu này lựa chọn được đại diện đối tượng cần khảo sát. Thực tế trong nghiên cứu khoa học, cĩ khá nhiều cách chọn mẫu khác nhau. Đi sâu vào phương pháp chọn mẫu ta thấy cĩ 2 phương pháp chọn mẫu cơ bản là: chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống và chọn mẫu phi ngẫu nhiên (chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu phán đốn, chọn mẫu định ngạch). Về quy mơ mẫu, nghiên cứu sinh áp dụng cơng thức chọn mẫu được đề xuất bởi hai nhĩm học giả Hair và cộng sự (1998) và Tabachnick & Fidell (1996). Chi tiết về cơng thức chọn mẫu của hai nhĩm tác giả này cũng như quy mơ mẫu sẽ được nghiên cứu sinh trình bày trong mục 6 của chuyên đề này. Sau khi thực hiện xong khảo sát, nghiên cứu sinh thực hiện nhập số liệu và sử dụng mềm thống kê SPSS và AMOS để thực hiện phân tích.

Bên cạnh việc thu thập thơng tin qua phiếu khảo sát, trong bước 4 này, nghiên cứu sinh thực hiện phỏng vấn sâu để thu thập thơng tin và dữ liệu phục vụ cho luận án. Phương pháp phỏng vấn sâu cĩ ưu điểm giúp nghiên cứu sinh cĩ được các thơng tin chi tiết hơn là những con số, số liệu thu thập được từ hoạt động khảo sát hoặc số liệu thứ cấp. Chính vì vậy, phương pháp này khơng chỉ giúp người nghiên cứu hiểu một cách đại diện về tổng thể mà cịn giúp cho nghiên cứu sinh tìm hiểu sâu, tìm hiểu kỹ về các khía cạnh của chủ đề được nghiên cứu. Để việc phỏng vấn sâu thành cơng, nghiên cứu sinh sẽ phác thảo và thiết kế bộ câu hỏi mở, phục vụ cho việc phỏng vấn thu thập thơng tin cần thiết từ người được lựa chọn phỏng vấn.

Nghiên cứu sinh cũng áp dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (semi - structured in depth interview) trong luận án tiến sĩ. Cụ thể, nghiên cứu sinh thực hiện phỏng vấn dựa theo một số câu hỏi chính, quyết định những thơng tin cần thu thập, cịn lại các câu hỏi khác được nghiên cứu sinh linh hoạt đưa ra trong quá trình thực hiện phỏng vấn. Trong quá trình thực hiện phỏng vấn này, nghiên cứu sinh cĩ thể ngay lập tức trao đổi và giải thích những điều chưa rõ cho người đối diện về mục đích hay nội dung các câu hỏi liên quan đến thực thi CSR nĩi chung và CSR đối với NV, việc thực hiện CSR sẽ tạo ra danh tiếng và sự hấp dẫn của tổ chức với nhân viên nhằm giữ chân nhân viên ở lại doanh nghiệp, nhằm giúp cho người tham gia phỏng vấn cĩ động lực hoặc hứng thú trả lời và cung cấp các thơng tin chính xác theo ý của người phỏng vấn. Nghiên cứu sinh cũng cĩ thể linh hoạt tạo câu hỏi và thu thập thêm các thơng tin khác nhằm bổ sung cho việc phân tích và đánh giá chủ đề nghiên cứu.

Bước 5: Trong bước này, nghiên cứu sinh sẽ trình bày các kết quả xử lý thống kê mơ tả và kết quả phân tích hồi quy để kiểm định các mối quan hệ đã được nghiên cứu sinh trình bày trong bước 2 của sơ đồ quy trình nghiên cứu. Cụ thể, nghiên cứu sinh trình bày những kết quả nghiên cứu chính, phân tích, so sánh và bình luận những phát hiện mới của mình với một số nghiên cứu của các học giả trước đây về cùng chủ đề nghiên cứu trong nước và quốc tế để chỉ ra những đĩng gĩp học thuật của nghiên cứu tiến sĩ này đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học về CSR.

Bước 6: Đây là bước cuối cùng trong quy trình và tác giả sẽ trình bày các gợi ý, khuyến nghị và kết luận chính của luận án tiến sĩ. Những hạn chế về học thuật và hạn chế về thiết kế nghiên cứu sẽ được nghiên cứu sinh trình bày trong bước này. Các hạn chế này sẽ gợi mở cho những người nghiên cứu sau này tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mà luận án này chưa giải quyết được hết hoặc chưa triệt để.

Với việc thực hiện đầy đủ 6 bước trong quy trình đã đề xuất trong hình 3.1 sẽ giúp cho nghiên cứu sinh thực hiện thành cơng các mục tiêu nghiên cứu, phát hiện ra

những điều thú vị từ số liệu nghiên cứu và cĩ những đĩng gĩp quan trọng đối với chủ đề nghiên cứu đã chọn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn đồng bằng sông Hồng. (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w