Sửa chữa hệ thống làm mát và bôi trơn

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 4 pot (Trang 37 - 38)

- Các dây dẫn cho hệ thống động lực và hệ thống thắp sáng (2) 1000 0,5 Các thiết bị chia điện các bảng điện và các dây dẫn (3) 1000 0,

2 Tia lửa phát ra tương đối mạnh trên toàn bộ chổị Trường hợp này chỉ cho phép vớ

4.4.3. Sửa chữa hệ thống làm mát và bôi trơn

* Trong khi động cơ làm việc, nhiệt độ của nước làm mát phải ở trong khoảng 75 ữ 850C. Sự sai lệch nhiệt độ so với trị số trên đây đều dẫn tới sự làm việc không tốt cho động cơ và làm tăng sự mài mòn cho các chi tiết. Ví dụ như: Khi nhiệt độ thấp quá sẽ dẫn tới giảm khả năng hòa trộn khí, giảm khả năng và tính chất bôi trơn của động cơ v.v… Còn nếu nhiệt độ quá cao sẽ tạo ra hiện tượng lắng bám cặn nước vào thành chi tiết, làm giảm khả năng truyền nhiệt, xuất hiện hiện tượng kích nổ, giảm công suất động cơ, giảm điều kiện bôi trơn.

Thậm chí trong trường hợp quá nóng sẽ có khả năng xảy ra hiện tượng các chi tiết bị kẹt trong khi làm việc của động cơ.

Các hỏng hóc thường gặp của hệ thống làm mát là: giảm khả năng truyền nhiệt, phá vỡ tính tuần hoàn của nước làm mát do cặn bẩn lắng bám lên thành các chi tiết làm mát. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể do nguyên nhân áo nước bị nứt, két nước bị rò, bị móp v.v…

Các phương pháp tẩy cặn nước và hàn các vết nứt đã được trình bày ở các phần trên. Do vậy việc sửa chữa hệ thống làm mát bây giờ chủ yếu sẽ đề cập tới việc thử và sửa chữa két nước.

Trước hết người ta bơm không khí vào két nước đã được bịt kín với áp suất không quá 0,5 at đối với động cơ ôtô và 0,9 at đối với động cơ máy kéo C-100. Sau đó thả két nước vào bể nước để phát hiện xem có bị rò không. Nếu có lỗ rò phải tiến hành hàn bằng hàn thiếc.

Nếu bơm nước có hỏng hóc thì tiến hành sửa chữa như các phương pháp trình bày trong các mục trên.

Van hằng nhiệt là một thiết bị bảo đảm chế độ nhiệt của động cơ. Khi sửa chữa cần phải kiểm tra độ khít của nó và kiểm tra sự đóng, mở đúng với sự thay đổi nhiệt độ của nước. Nếu phát hiện ra khuyết tật thì phải khắc phục.

* Sửa chữa hệ thống bôi trơn: Hiện tượng thường gặp trong hệ thống bôi trơn là tăng chi phí dầu bôi trơn và áp suất của dầu bôi trơn giảm quá mức cho phép. Nguyên nhân của những hiện tượng này là:

• Sử dụng dầu có độ nhớt qua thấp. • Thay dầu không đúng thời hạn.

• Tăng khe hở tại các mối nối có dầu chảy quạ • Rò rỉ trên hệ thống ống dẫn dầụ

• Các chi tiết như van, bơm dầu bị mòn.

Các nguyên nhân trên cần phải được phát hiện và khắc phục kịp thờị Riêng đối với bơm dầu cần phải kiểm tra trên bệ thử chuyên dùng với chế độ thử như sau:

• Số vòng quay của bơm từ 500 ữ 1100 v/phút. • áp lực trong hệ thống dẫn dầu đạt đến 8 kG/cm2. • áp lực của bơm dầu cần phải đạt 2 ữ 2,5 kG/cm2.

Với số vòng quay 1000 v/phút của trục chủ động, nhiệt độ của dầu lúc này là 75 ữ 850C, năng suất của bơm ở chế độ này không được nhỏ hơn 30 phút l/phút.

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 4 pot (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)