Sửa chữa bộ công tác của máy ủi và máy xúc

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 4 pot (Trang 33 - 34)

- Các dây dẫn cho hệ thống động lực và hệ thống thắp sáng (2) 1000 0,5 Các thiết bị chia điện các bảng điện và các dây dẫn (3) 1000 0,

4.3.2.Sửa chữa bộ công tác của máy ủi và máy xúc

2 Tia lửa phát ra tương đối mạnh trên toàn bộ chổị Trường hợp này chỉ cho phép vớ

4.3.2.Sửa chữa bộ công tác của máy ủi và máy xúc

Các chi tiết của bộ công tác máy làm đất thường phải chịu sự mài mòn rất lớn do chúng phải tác dụng với đất, cát và chịu tải trọng lớn.

Các khuyết tật thường gặp ở bộ công tác máy làm đất là: các mối hàn bị nứt, bị bong, bị mòn các liên kết bản lề, bị mòn phần dao cắt của lưỡi ủi, các răng gầu và các tấm ốp phía dưới của gầu máy xúc bị mòn v.v…

Các vết nứt ở khung kết cấu thép, ở cần, tay gầu hoặc trên thành lưỡi ủi có thể phục hồi bằng hàn. Còn đối với một số trường hợp đặc biệt cần phải gia cường thêm tấm táp.

Các vết nứt ở ụ đỡ tay gầu được sửa chữa bằng cách táp thêm một vòng kẹp bằng thép 30 x 60mm (hình 4.27). Vòng kẹp được đặt vào ụ đỡ ở trạng thái nóng sau đó người ta hàn vào ụ đỡ theo toàn vòng.

Liên kết bản lề giữa gầu với tay gầu bao gồm có chốt được lắp trong các tai của gầu và các ống lót được ép chặt trong tay gầụ Khi khe hở giữa chốt và ống lót tăng lên quá 0,75mm thì người ta thay chốt, còn đối với ống lót trên tay gầu có thể sửa chữa bằng cách sau (hình 4.28).

Hình 4.27. Sửa chữa ụ đỡ tay gầu bằng cách hàn táp vòng kẹp

Hình 4.28. Sửa chữa bằng cách hàn ống lót vào lỗ của tay gầu

Trong lỗ của tay gầu người ta đặt một ống lót dày số (1), ống lót này có hai tấm đệm số (2) ở 2 đầu, người ta hàn hai tấm đệm này với ống lót và với tay gầu, trong trường hợp này phần mộng (vấu) ở tai của gầu phải cưa bớt đi một lượng bằng bề dày của tấm đệm.

Đối với gầu của máy xúc, các khuyết tật thường gặp là: mòn răng gầu, mòn tấm ốp đáy gầu và tấm ốp thành trước của gầụ Ngoài ra chúng ta còn gặp những vết nứt trên các chi tiết và trên các mối hàn của gầụ

Răng gầu bị mòn thì đỉnh răng sẽ bị tròn lại, điều này làm tăng độ kháng đào trong quá trình làm việc của máy dẫn tới tải trọng khi đào sẽ tăng và năng suất của máy sẽ giảm. Do vậy người ta không cho phép độ giảm chiều dài răng gầu vượt quá 30% chiều dài phần công tác của nó.

Trong thực tế, các răng gầu bị mòn được phục hồi bằng hàn đắp (hình 4.29).

Nếu răng bị mòn theo chiều dài lớn hơn 60mm thì trước hết cần phải hàn đắp một vài lớp bằng que hàn LLM-7 và cuối cùng phải hàn đắp một lớp hợp kim chống mòn có bề dày 10 ÷ 15mm. Để hàn đắp răng gầu có thể sử dụng que hàn ống có chứa Feromangan.

Những chỗ mòn khác của gầu có thể phục hồi

bằng hàn đắp hoặc hàn táp thêm những tấm ốp gia cường. Những vết nứt trên thành gầu và đáy gầu phải được phục hồi bằng hàn.

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 4 pot (Trang 33 - 34)