Nam châm điện nâng hàng (Thay móc câu) 1 Phát hiện các khuyết tật

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 4 pot (Trang 29 - 31)

- Các dây dẫn cho hệ thống động lực và hệ thống thắp sáng (2) 1000 0,5 Các thiết bị chia điện các bảng điện và các dây dẫn (3) 1000 0,

2 Tia lửa phát ra tương đối mạnh trên toàn bộ chổị Trường hợp này chỉ cho phép vớ

4.2.3. Nam châm điện nâng hàng (Thay móc câu) 1 Phát hiện các khuyết tật

1. Phát hiện các khuyết tật

Các hỏng hóc thường gặp nhất của nam châm điện trong quá trình vận hành là do các lớp cách điện bị hỏng và cáp dẫn điện bị đứt, trong đó có những hỏng hóc đặc biệt nhất như:

1- Hỏng lớp cách điện giữa các ngăn trong cuộn dây do chập mạch gây rạ Dấu hiệu sự hỏng này là sức nâng của nam châm bị giảm và giảm điện trở của cuộn dây nam châm.

2- Hỏng lớp cách điện giữa lõi của cuộn dây với một trong số các ngăn của cuộn dây do sự chập của cuộn dây với thân của nam châm điện. Dấu hiệu của hỏng hóc này là sự tạo ra tia lửa giữa nam châm điện và hàng hóa nằm trên mặt đất khi chúng tiếp xúc với nhaụ Trong trường hợp này điện trở giữa thân nam châm điện và cuộn dây có thể sẽ bằng 0.

3- Hỏng lớp cách điện của các bản đầu ra của cuộn dây vì sự xê dịch của cuộn dây trong đầu ra do va đập, hoặc vì sự xê dịch của các bản đầu ra do sức điện động xuất hiện bởi sự tác dụng tương hỗ giữa dòng điện đi qua các bản với từ trường của cuộn dâỵ Vì vậy, lớp cách điện giữa các đầu ra và thân nam châm bị đánh thủng. Các hỏng hóc này thường phát hiện được ở những chỗ uốn cong của bản đầu rạ

4- Hỏng lớp cách điện của các chốt đầu ra do các lớp cách điện này bị ẩm, điều này dẫn tới sự đánh thủng lớp cách điện giữa chốt và thân nam châm.

Các hỏng hóc về cơ khí của nam châm điện bao gồm: 1- Các cực bị mòn hoặc bị vỡ.

2- Các bulông, các chốt bắt chặt các cực bị yếu hoặc bị gãỵ 3- Các vòng đệm không mang từ bị mòn hoặc bị hỏng.

Cũng cần chú ý rằng các hỏng hóc về cơ khí sẽ dẫn tới các hỏng hóc về điện của cuộn dâỵ

2. Các yêu cầu kỹ thuật sửa chữa

Khi sửa chữa các nam châm điện thông thường cần phải hoàn chỉnh lại kết cấu của các thành phần riêng biệt, tăng độ bắt chặt của cuộn dây và các cực, sử dụng các lớp cách điện có độ bền chịu nhiệt và độ bền cơ học cao hơn, tăng độ kín khít của cuộn dây, gia cường thêm kết cấu các phần ra của cuộn dây v.v…

Phân xưởng sửa chữa điện của xưởng đại tu cần phải tiến hành các công việc sau đây để sửa chữa các bộ phận riêng biệt hoặc hoàn chỉnh kết cấu của các nam châm điện.

1- Hàn cuộn dây vào giá lót kín. Giá này có vòng đệm trên được chế tạo từ lá thép dày 6 ÷ 10mm và một ống bao quanh từ lá thép dày 3 ÷ 5mm để làm tăng độ vững chắc của kết cấụ

Các vòng đệm cách điện không phải chế tạo từ mica mà từ bakêlít amiăng hoặc các vật liệu khác và đặt thêm các ống lót bằng bakêlít amiăng vào giữa lõi của cuộn dây và các ngăn của nó.

Do việc sử dụng các nam châm điện có cuộn dây hàn như vậy cho nên phải làm lại các cực (hình 4.23) và như thế chiều cao của cuộn dây này sẽ tăng, buộc phải chế tạo lại lõi của cuộn dâỵ

2- Để tránh sự va chạm của vòng đệm không từ tính với cuộn dây ở các nam châm điện không có giá đỡ kín đã nói ở trên ta có thể lót một vòng đệm cao su vào giữa vòng đệm không từ tính và cuộn dâỵ

3- Để phòng ngừa sự đánh thủng lớp cách điện của các bản đầu ra tại các vị trí uốn cong và tiếp xúc với khung của cuộn dây ta nên luồn chúng vào trong một miếng đệm xốp (hình 4.24). Khắc phục được sự gấp cong của các bản đầu ra sẽ làm tăng độ tin cậy làm việc của chúng.

4- Để tránh các lực cơ học từ cáp dẫn tác động lên thân của nam châm ta nên lót một ống phụ bằng cao su bọc các đầu dây lạị

5- Các cuộn dây trong một số nam châm điện được quấn bằng dây nhôm có lớp cách điện bằng ôxít mà trong điều kiện xưởng sửa chữa không thể phục hồi lại khi hỏng thì có thể cách điện lại bằng cách buộc lớp sợi thủy tinh. Để làm được điều này cần tăng kích thước khoang của cuộn dây bằng cách tiện bớt thành và đáy của thân nam châm điện hoặc tăng chiều cao các cực của chúng, như đã nêu trên hình 4.23.

Trường hợp nếu thay dây nhôm bằng dây đồng thì độ cuốn chặt lớn nhất và độ bền cơ học cao nhất chỉ đạt được nếu cuốn bằng dây đồng lá.

Hình 4.23. Các cực được chế tạo do cải biên của nam châm vòng

1- Cực ngoài; 2- Cực trong.

Hình 4.24. Luôn đầu ra của cuộn dây vào tấm đệm xốp

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 4 pot (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)