Hình 3.2 Quy trình duyệt chi của Ban QLDA
3.3. Một số kiến nghị
3.3.2 Đối với Các Sở ban ngành
- Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng cần thực hiện công bố các dữ liệu về các dự án đã thực hiện để đánh giá, đối chiếu, so sánh với các dự án Ban QLDA thực hiện để biết được tính hiệu quả của công tác quản lý chi phí do Ban QLDA thực hiện.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trong đó tập trung xem xét nhằm ngăn chặn, phát hiện những sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý của Ban quản lý dự án nói chung và công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng nói riêng từ đó góp phần chống thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả tài chính của dự án, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
- Đẩy nhanh công tác thẩm tra quyết toán chi phí của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông hoàn thành để trình UBND phê duyệt.
KẾT LUẬN
Công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình nói chung, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông nói riêng hiện đang là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm chú ý của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý bởi tầm quan trọng của nó đối với kết quả của việc hoàn thành xây dựng công trình, đảm bảo không gây tình trạng thất thoát, lãng phí và cũng bởi hoạt động này còn nhiều vấn đề, còn nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra trong thực tiễn quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông. Nói chung, việc tăng cường quản lý các dự án đầu tư công trình nói chung, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông nói riêng ngày càng có tính cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước đang ngày càng eo hẹp, nguồn vốn nước ngoài chủ yếu là nguồn vay. Đề tài: “ Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng” đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra và có những đóng góp cụ thể:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự án;
Thứ hai, luận văn đã phân tích làm rõ thực trạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020. Qua đó, tác giả đã đánh giá kết quả đạt được trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông theo mục tiêu quản lý và theo nội dung quản lý như đã nêu ở chương 1 và chỉ ra những mặt hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban quản lý dự án bao gồm cả nguyên nhân từ phía Ban quản lý như chất lượng cán bộ quản lý chưa cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị và việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý chưa thật sự tốt; nguyên nhân từ phía nhà thầu là do nhà thầu không tuân thủ đúng điều khoản quy định trong hợp đồng, có hành vi cố ý thay đổi biện pháp thi công, chủng loại vật tư và một số nguyên nhân khác.
Thứ ba, từ những nguyên nhân của hạn chế và định hướng hoàn thiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Cao Bằng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông trong thời gian tới như các giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán; giải pháp hoàn thiện công tác chấp hành dự toán; giải pháp hoàn thiện công tác thanh quyết toán; giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí và một số các giải pháp khác.
1. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng (2016), Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2016.
2. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng (2016), Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2017.
3. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng (2016), Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2018.
4. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng (2016), Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2019.
5. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng (2016), Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2020.
6. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng (2016), Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án.
7. Mai Văn Bưu (1998), Hiệu quả và quản lý dự án đầu tư nhà nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Chọn (2003), ‘‘Kinh tế đầu tư xây dựng”, Nhà xuất bản Xây dựng 9. Chính Phủ (2015) Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
10. Chính Phủ (2015) Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
11. Chính Phủ (2015) Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
12. Đinh Thế Hiển (2006), Lập - Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Nhà xuất bản Thống kê.
13. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010). Giáo trình Chính sách Kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật Hà Nội
14. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012), Quản lý học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
15. Trần Tuấn Nghĩa (2014), “Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách Nhà nước tại Hà Tĩnh”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 16. Hoàng Cao Liêm (2018), “Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
sách nhà nước ở Tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại. 18. Phan Đức Thanh (2019), “Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Bình
Thuận”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thủy Lợi.Bùi Ngọc Toàn (2006), ‘‘Các
nguyên tắc quản lý dự án xây dựng”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2016), Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
Kính thưa Ông (Bà)!
Tôi là Trương Đức Hoàng – tôi đang thực hiện nghiên cứu về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng. Để có thêm tư liệu cũng như căn cứ đánh giá thực tiễn cho đề tài, tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này, rất mong Ông (Bà) dành ra ít phút để trả lời các câu hỏi phỏng vấn sau.
Xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi 1: Theo Ông/Bà công tác lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban QLDA trong thời gian qua được thực hiện ra sao?
……… ……… ……… ………
Câu hỏi 2: Ông/Bà có nhận định như thế nào về công tác chấp hành dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban QLDA trong thời gian qua?
……… … ……… … ……… …
Câu hỏi 3: Theo Ông/Bà, công tác thanh quyết toán chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban QLDA trong thời gian qua được thực hiện như thế nào? Có khó khăn gì? ……… … ……… … ……… …
Câu hỏi 4: Theo Ông/Bà, công tác kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban QLDA trong thời gian qua đã hiệu quả chưa? Vì sao?
……… …
……… …
Bảng danh sách phỏng vấn
TT Họ tên Chức vụ
1 Đỗ Trọng Khánh Phó Giám đốc Ban QLDA
2 Hoàng Đức Thọ Trưởng phòng QLDA
3 Hà Thị Viên Trưởng phòng HCTH
4 Toán Hải Lâm Cán bộ phòng KHKT