Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi khách hàng về sữa chua TH true milk (Trang 42 - 46)

1.4 .Đối thủ cạnh tranh

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

DOM106 – Nhóm 1

3.2.1 Yếu tố văn hóa

Bao gồm: gia đình, bạn bè, láng giềng, đồng nghiệp…

Đặc điểm ảnh hưởng của nhóm sơ cấp tới người tiêu dùng: mang tinh trực tiếp, thường xuyên; là tác nhân hình thành thói quen hay nếp sống của người tiêu dùng. Mức độ ảnh hưởng của nhóm này tới người tiêu dùng phụ thuộc lớn vào môi trường văn hóa của họ.

3.2.2 Yếu tố xã hội- Tầng lớp xã hội

Văn hóa: Văn hóa là một hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và chuẩn mực, hành vi được hình thành, phát triển, thừa kế qua nhiều thế hệ. Văn hóa được hấp thụ ngay trong gia đình, trường lớp, môi trường làm việc, bạn bè và trong xã hội…

Văn hóa là nguyên nhân cơ bản, đâu tiên dẫn dắt hành vi của con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng. Cách ăn, mặc, giao tiếp, sự cảm nhận giá trị của hàng hóa, thể hiện bản thân qua tiêu dùng… đều bị chi phối bởi văn hóa.

Tầng lớp xã hội:

Tâng lớp xã hội là những giai tâng tương đối đồng nhất và bền vững trong một xã hội, được sắp xếp theo trật tự tôn ti, và các thành viên trong những thứ bậc ấy đều cùng chia sẽ những giá trị, mối quan tâm và cách ứng xử giống nhau.

Tâng lớp xã hội không chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất như thu nhập, mà cả sự kết hợp của nghề nghiệp, thu nhập, học vấn, của cải, và những yếu tố khác nữa. Trong cuộc đời, người ta vẫn có thể vươn lên một tâng lớp xã hội cao hơn, hoặc rơi xuống một tâng lớp thấp hơn.

DOM106 – Nhóm 1

3.2.3 Yếu tố Nhận thức- Động cơ

 Động cơ: Động cơ tiêu dùng theo tháp nhu cầu Maslow

 Nhu cầu an toàn: Sản phẩm sữa chua TH true Yogurt đáp ứng nhu cầu an toàn của người tiêu dung, sản xuất trên dây chuyền khép kín và sản phẩm được làm từ sữa tươi sạch nguyên chất, lên men trực tiếp bằng các chủng men chọn lọc giúp giảm thiểu tối đa sự nhiễm tạp từ bên ngoài

 Bảo toàn nhận thức: Khi giá sản phẩm cạnh tranh với đối thủ có sự chênh lệch cao thì khách hàng sẽ mất lâu hơn để đưa ra quyết định chọn nhãn hiệu nào vì tâm lý mức giá đi đôi với chất lượng.

 Nhu cầu kích thích: Người tiêu dùng có nhu cầu kích thích về thành phần, mẫu mã, kiểu loại, hương của sản phẩm để động cơ tiêu dùng xuất hiện.

 Nhận thức:. Khi nền kinh tế phát triển, trình độ và thu nhập của con người tăng lên, nó kéo theo sự thay đổi của cả một hệ thống nhu cầu ước muốn, sở thích, các đặc tính về hành vi, sức mua cơ cấu chi tiêu. Sự thay đổi rõ nét nhất mà ai cũng có thể nhận thấy đó là nhu cầu sinh lí. Người ta không quan tâm đến việc ăn để no mà người ta chỉ chú ý hơn đến việc ăn uống thứ gì cho ngon, hợp khẩu vị đảm bảo sức khỏe. Đây cũng chính là cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp sản xuất sữa đã nhanh chóng có mặt và tung ra trên thị trường một số lượng lớn các sản phẩm bổ dưỡng, tạo sự sảng khoái cho người tiêu dùng.

3.2.4 Yếu tố nhu cầu cá nhân

Tuổi tác: Mỗi độ tuổi đều có những thói quen và nhu cầu mua hàng khác nhau. Dân chúng thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua qua các giai đoạn của cuộc đời họ. Khi còn ấu thơ, họ ăn thức ăn của trẻ nhỏ và ăn hầu hết các loại sản phẩm khi lớn lên và trưởng thành và ăn những thức ăn kiêng khi về già yếu. Sở thích của họ về thời trang, giải trí cũng thay đổi theo. Cuối cùng yếu tố tuổi tác

DOM106 – Nhóm 1

Nghề nghiệp: Mỗi nghề nghiệp cũng có những nhu cầu mua sắm khác nhau để phù hợp với nghề. Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng tới việc mua sắm và tiêu dùng hàng hóa của họ.

Phong cách sống: Dù cho mọi người ở chung tầng lớp xã hội, chung độ tuổi hay chung nền văn hóa thì cũng sẽ có những người có những phong cách sống khác nhau dẫn đến nhu cầu mua sắm của họ cũng khác nhau.

Phong cách sống của một người là sự tự biểu hiện của người đó được thể hiện ra thành những hoạt động, mối quan tâm và quan điểm của người ấy trong cuộc sống. Người tiêu dùng tuy cùng nhóm văn hóa đặc thù hoặc tầng lớp xã hội như nhau và thậm chí cùng nghề nghiệp giống nhau, cũng có thể có sự khác biệt trong phong cách sống.

Hoàn cảnh kinh tế: Hoàn cảnh kinh tế của một người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn sản phẩm của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của một người bao gồm số thu nhập dành cho tiêu dùng, số tiền gửi tiết kiệm và tài sản, kể cả khả năng vay mượn và thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Ngoài ra, riêng đối với những nhóm sản phẩm thuộc loại nhạy cảm với thu nhập thì những người làm marketing cần thường xuyên chú ý đến các xu hướng thay đổi của thu nhập cá nhân, tiết kiệm và lãi suất.

DOM106 – Nhóm 1

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH MARKETING MIX RA MẮT SẢN PHẨM MỚI

4.1 Chiến lược sản phẩm mới4.1.1 Tên sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi khách hàng về sữa chua TH true milk (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w