CÁC LOẠI THẾ CHẤP TÀI SẢN:

Một phần của tài liệu Tiểu luận dân sự 2 (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG II : THẾ CHẤP TÀI SẢN

3. CÁC LOẠI THẾ CHẤP TÀI SẢN:

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, thế chấp tài sản theo quy định của BLDS Pháp được chia làm 3 loại: Thế chấp theo luật định, thế chấp tư pháp và thế chấp theo thỏa thuận.

a. Thế chấp theo luật định18:

Thế chấp theo luật định là việc thế chấp do pháp luật quy định. Thế chấp theo luật định được quy định trong luật chuyên ngành và các luật khác có liên quan. Những quyền và quyền yêu cầu được bảo đảm bằng thế chấp tài sản theo luật định gồm:

- Quyền và quyền yêu cầu của vợ hoặc chồng đối với người thứ ba;

- Quyền và quyền yêu cầu của người chưa thành niên hoặc của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ hoặc của người quản lý theo quy định của pháp luật;

- Quyền và quyền yêu cầu của Nhà nước, tỉnh, xã và các đơn vị sự nghiệp đối với tài sản của người thu ngân và kế toán;

- Quyền và quyền yêu cầu của người được di tặng đối với di sản thừa kế theo quy định của pháp luật;

- Những quyền và quyền yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.

b. Thế chấp tư pháp19:

Thế chấp tư pháp là việc áp dụng biện pháp thế chấp theo bản án, quyết định của tòa án đối với người nhận bản án đó, dù đó là bản án xử có mặt hay vắng mặt, bản án sơ thẩm hay chung thẩm. Thế chấp tư pháp còn là việc áp dụng thế chấp theo quyết định của trọng tài được tòa án cho thi hành và những quyết định của tòa án nước ngoài được tòa án Pháp công nhận và cho thi hành. Trên cơ sở bản án của tòa, người có quyền được bảo đảm bằng thế chấp tư pháp có thể tiến hành đăng ký quyền sở hữu của mình trên tất cả các bất động sản hiện đang thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ nhưng phải tuân theo quy định tại Điều 2146 về hình thức, thủ tục đăng ký. Với những điều kiện như trên, người có quyền có thể tiến hành đăng ký bổ sung trên những bất động sản mà sau này sẽ được nhập vào sản nghiệp của người có nghĩa vụ (trong trường hợp với số lượng tài sản hiện tại của bên thế chấp không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ).

c. Thế chấp theo thỏa thuận20:

Thế chấp theo thỏa thuận là việc giao kết hợp đồng thế chấp theo sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể với nhau. Thế chấp theo thỏa thuận chỉ có thể thực

19 Điều 3132 BLDS Pháp

hiện bởi những người có năng lực chuyển nhượng bất động sản được dùng để thế chấp.

Tài sản của người chưa thành niên, của người thành niên được giám hộ và tài sản của người mất tích được tạm thời giao quyền chiếm hữu cho người khác chỉ có thể được dùng để thế chấp với những lý do đặc biệt và theo những thể thức theo luật định hoặc theo bản án. Những người tuy có quyền đối với bất động sản, nhưng quyền đó phụ thuộc vào một (một số) điều kiện nhất định hoặc có thể bị hủy bỏ trong một số trường hợp thì chỉ có thể thực hiện thế chấp tài sản với những điều kiện đó. Đối với những tài sản hiện có, chưa bị ràng buộc bởi bất kỳ biện pháp bảo đảm nào nhưng không đủ giá trị để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thì người có nghĩa vụ có thể thỏa thuận rằng tài sản mình có sau này sẽ được dùng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Tương tự như vậy, trong trường hợp bất động sản hoặc nhiều bất động sản được mang đi thế chấp bị hư hại hoàn toàn hoặc bị xuống cấp đến mức những tài sản đó không đủ để đảm bảo nghĩa vụ, thì người có quyền có thể hoặc kiện yêu cầu thực hiện ngay nghĩa vụ hoặc yêu cầu có tài sản thế chấp bổ sung. Việc thế chấp đã xác lập sẽ có hiệu lực đối với những sửa chữa, cải tạo cho bất động sản thay thế.

Thế chấp theo thỏa thuận chỉ có thể thực hiện dưới hình thức văn bản công chứng trước hai công chứng viên hoặc trước một công chứng viên và hai người làm chứng. Như vậy, theo quy định của pháp luật Pháp thì thế chấp theo thỏa thuận có những nét tương đồng với thế chấp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với thế chấp theo thỏa thuận thì bất động sản là đối tượng của biện pháp thế chấp có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tiểu luận dân sự 2 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w