CHẤM DỨT THẾ CHẤP TÀI SẢN:

Một phần của tài liệu Tiểu luận dân sự 2 (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG II : THẾ CHẤP TÀI SẢN

4. CHẤM DỨT THẾ CHẤP TÀI SẢN:

Theo quy định tại Điều 2180 BLDS Pháp, quyền thế chấp chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

- Do nghĩa vụ chính chấm dứt; - Do người có quyền từ bỏ thế chấp;

- Do việc thực hiện những thể thức và điều kiện quy định cho người thứ ba nắm giữ tài sản nhằm giải trừ tài sản mà họ được sở hữu khỏi quyền thế chấp;

- Do thời hiệu.

Nếu tài sản nằm trong tay người có nghĩa vụ thì người này có quyền sở hữu theo thời hiệu đối với tài sản căn cứ vào việc kiện đòi hưởng quyền thế chấp.

KẾT LUẬN

Như vậy, bất cứ một biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ nào cũng có những ưu điểm và khuyết điểm nhất định. Biện pháp thế chấp tài sản nhanh chóng, thuận tiện, khá đơn giản cho các bên trong quan hệ thế chấp nhưng mức độ rủi ro đặt ra lại tương đối cao cho bên nhận thế chấp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ đặc trưng của quan hệ thế chấp là không chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản. Do vậy, tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền chiếm hữu, sử dụng của bên thế chấp, điều này dẫn đến tình trạng bên thế chấp có thể bán hoặc cho thuê tài sản đó làm giảm đi giá trị của tài sản thế chấp. Thêm vào đó, việc xác định tính xác thực của các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản lại không hề đơn giản bởi công nghệ, kĩ thuật làm giả các loại giấy tờ trong thời đại ngày nay rất tinh vi, sắc sảo mà không phải cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cũng có thể phát hiện được. Vì vậy, quyền lợi của bên nhận thế chấp sẽ có thể bị giảm đi, gặp rủi ro cũng như rơi vào thế bị động.

Qua sự phân tích như trên, hi vọng rằng đề tài tiểu luận “Thế chấp tài

sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” sẽ cung cấp được nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc, cũng như góp phần tạo thêm một viên gạch vững chắc vào ngôi nhà lý luận về vấn đề các biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ nói chung cũng như là biện pháp thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói riêng.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội – PGS.TS.Vũ Thị Hồng Vân, Giáo trình

Luật Dân sự Việt Nam tập II, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật (2017).

2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II, NXB

Công an Nhân dân (2019).

3. PGS.TS.Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS.Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học Bộ luật

dân sự năm 2015 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, NXB Công an Nhân dân. 4. Bộ luật Dân sự 2015. 5. Bộ luật Dân sự 2005. 6. Bộ luật Dân sự 1995. 7. Luật Nhà ở 2014. 8. https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/515

Một phần của tài liệu Tiểu luận dân sự 2 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w