Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định:

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại chi nhánh quảng bình – công ty cổ phần tổng công ty sông gianh (Trang 26)

CHƯƠNG 1 : cơ sở LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

1.3.3.2. Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định:

Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định.

Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định như sau:

Thời gian sử

dụng của TSCĐ =

Giá trị hợp lý của TSCĐ

x

Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông

tư này) Giá bán của TSCĐ cùng loại

mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

Trong đó:

Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác.

Thay đổi thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình:

a. Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định hữu hình mới và đã qua sử dụng khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, doanh nghiệp phải lập Phương án thay đổi thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình trên cơ sở giải trình rõ các nội dung sau:

- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;

- Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản);

- Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ đến kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng.

b. Thẩm quyền phê duyệt Phương án thay đổi thời gian sử dụng của tài sản cố định hữu hình:

- Bộ Tài chính phê duyệt đối với các công ty nhà nước, bao gồm: công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; các công ty con do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; các công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.

- Sở Tài chính phê duyệt đối với các công ty nhà nước độc lập trực thuộc các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên địa bàn.

Trên cơ sở Phương án thay đổi thời gian sử dụng tài sản cố định đã được phê duyệt, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được phê duyệt Phương án, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.

c. Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian sử dụng TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi thời gian sử dụng TSCĐ không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định.

1.3.3.3. Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định hữu hình:

Tài sản cố định hữu hình tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định hữu hình tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

TSCĐ hữu hình tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;

- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

Ghi chú:

(1) Nhà cửa loại kiên cố là loại nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng, khách sạn... được xác định là có độ bền vững Bậc I, Bậc II.

(2) Nhà cửa khác là nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng... được xác định là có độ bền vững Bậc III, Bậc IV theo quy định của Bộ Xây dựng.

1.3.3.4. Kế toán khấu hao và hao mòn TSCĐ.

∗Tài khoản kế toán sử dụng:

Để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ trong quá trình sử dụng, kế toán sử dụng TK 214- Hao mòn TSCĐ chi tiết là TK 2141- Hao mòn TSCĐ. Kết cấu TK này như sau:

- Bên Nợ: Số hao mòn TSCĐ giảm. - Bên Có: Số hao mòn TSCĐ tăng.

- Số dư Có: Hao mòn TSCĐ lũy kế hiện có. ∗Chứng từ kế toán:

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. ∗Phương pháp kế toán:

Định kỳ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu haoTSCĐ, kế toán tính trích khấu hao và định khoản theo sơ đồ hạch toán dưới đây:

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ:

1.3.4 Kế toán sửa chữa TSCĐ.

TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TK 627, 641, 642 Nhận TSCĐ được điều chuyển (TSCĐ đãtrích KH) TK 211 TK 214 TK 811, 138, 411 TK 111, 112 TK 411 TK 211 Giảm TSCĐ Trích KH TSCĐ TK 241 Tính vào chi phí SXKD Tính vào chi phí đầu tư XDCB KH cơ bản nội bộ cấp trên (khônghoàn lại)

TSCĐ bị hao mòn hư hỏng không đều nhau. Do vậy để khôi phục khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ, đảm bảo an toàn trong hoạt động SXKD, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết của TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng. Căn cứ vào mức độ hỏng hóc của TSCĐ mà doanh nghiệp chia công việc sửa chữa làm 2 loại:

- Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: là việc sửa chữa những bộ phận chi tiết nhỏ của TSCĐ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường. TSCĐ không phải ngừng hoạt động để sửa chữa và chi phí sửa chữa không lớn. Công việc sủa chữa được tiến hành thường xuyên, thời gian ngắn, chi phí nhỏ nên không phải lập dự toán.

- Sửa chữa lớn TSCĐ: Mang tính khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ. Thời gian tiến hành SCL thường dài, chi phí sửa chữa phát sinh lớn, do vậy doanh nghiệp phải lập kế hoạch, dự toán theo từng công trình SCL.

Công việc sửa chữa lớn TSCĐ có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu.

1.3.4.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ.

Nếu doanh nghiệp tự tiến hành sửa chữa mà không tập hợp riêng chi phí hoặc do doanh nghiệp thuê ngoài sửa chữa thì kế toán hạch toán theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ:

Nếu công tác sửa chữa do bộ phận sản xuất phụ tiến hành mà doanh nghiệp có tập hợp chi phí riêng cho từng bộ phận sản xuất phụ thì kế toán tiến hành hạch toán theo sơ đồ dưới đây:

Nếu chi phí phát sinh nhỏ

TK 242, 242 Nếu chi phí

phát sinh lớn

Phân bổ vào chi phí SXKD kỳ cuối

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sửa chữa thường xuyên có tập hợp CP riêng

1.3.4.2 Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ.

∗Tài khoản sử dụng:

- Để phản ánh tình hình sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 241-XDCB dở dang và chi tiết là tài khoản cấp 2: 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ.

- Ngoài ra kế toán còn sử dụng tài khoản 335 để phản ánh số chi phí SCL đã được trích trước.

∗Trình tự kế toán.

Quá trình SCL tài sản cố định của doanh nghiệp được hạch toán theo sơ đồ dưới đây: TK 627,641,642 TK 242 TK 111,112,… TK 621.622,627 TK 154 CP phát sinh K/c CP Xác định CP C P lớ n c ần P B

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn TSCĐcó trích trước:

Những chi phí phát sinh đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán sẽ định khoản:

Nợ TK 211: TSCĐ.

Có TK 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ.

1.3.5 Kế toán các nghiệp vụ khác về TSCĐ.

1.3.5.1 Kế toán nghiệp vụ kiểm kê TSCĐ.

Mọi trường hợp TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê, hội đồng kiểm kê đều phải lập biên bản, xác định nguyên nhân, trách nhiệm vật chất và xử lý theo quy định của chế độ tài chính và quy chế tài chính của đơn vị.

Tài khoản kế toán:

- Tài khoản 1381 – Tài sản thiếu chờ xử ly. - Tài khoản 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết. - Tài khoản 1388 – Phải thu khác.

- Tài khoản 3388- Phải trả, phải nộp khác. Trình tự kế toán: TK 627, 641, 642 TK 111, 112, 141, … TK 214 (2143) TK 133 TK 331 TK 242 TK 335 CP SCL tự làm CP SCL thuê ngoài K/c CP SCL PB dần PB dần vào CP SXKD Nếu tính vào CP SXKD Trích trước

CP SCL hoặc trích thêmTrích trước Khi số trích trước > số chi thực tế

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán kiểm kê phát hiện thếu:

Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán kiểm kê phát hiện thừa:

1.3.5.2 Kế toán đánh giá lại TSCĐ.

Trong quá trình sử dụng, do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguyên giá TSCĐ và giá trị còn lại của chúng không phản ánh đúng giá trị thị trường. Do vậy, nếu căn cứ vào giá trị ở thời điểm mua TSCĐ để tiền hành thu hồi vốn thì số vốn của DN không được đảm bảo. Do vậy, DN phải đánh giá lại TSCĐ, việc đánh giá lại phải theo quy định của pháp luật.

∗Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 211 TK 1381 TK 1388,334,111,… TK 2141 TSCĐHH thiếu chờ xử lý Có QĐ xử lý TK 811 TSCĐHH thiếu xử lý ngay TK 627,641,642,353,… TK 3388,711,411,… TK 211 TK 2141 TK 3381 TSCĐHH chờ xử lý TSCĐHH thừa có QĐ xử lý ngay

Khấu hao bổ sung

- Tài khoản 421- Chênh lệch đánh giá lại tài sản. ∗Trình tự kế toán:

Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán đánh giá lại TSCĐ:

1.4. Tổ chức sổ kế toán và trình bày thông tin về TSCĐ trên BCTC

1.4.1. Tổ chức sổ kế toán

Trong hình thức sổ Nhật ký chung, các sổ kế toán sử dụng để theo dõi, hạch toán TSCĐ gồm:

Sổ Nhật ký chung dùng để ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng TK làm căn cứ ghi sổ Cái.

Sổ cái tài khoản được mở để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo theo từng TK như : TK 211, 214, 1332, 154, 642, 711, 811

Sổ chi tiết theo dõi từng đối tượng liên quan TSCĐ Các bảng phân bổ khẩu hao TSCĐ

1.4.2. Trình bày thông tin về TSCĐ trên BCTC

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán thực hiện phản ánh vào Thẻ tài sản cố định, lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, và phản ánh vào Sổ Nhật ký chung. Số liệu trên Sổ Nhật ký chung là cơ sở để kế toán phản ánh vào Sổ Cái các tài khoản 211, 214. Căn cứ vào Thẻ TSCĐ, kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết TSCĐ. Định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán tập hợp số liệu trên sổ chi tiết TSCĐ để lập các Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ (tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà số lượng và nội dung các bảng tổng hợp có thể khác nhau). Số

TK 211

TK 421

TK 2141

TK 211

TK 2141 Đánh giá nguyên giá giảm

Đánh giá khấu hao tăng

Đánh giá nguyên giá tăng

liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số liệu trên Sổ Cái các tài khoản 211, , 214. Căn cứ vào số liệu trên Bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết các tài khoản chi phí (154,641,642). Căn cứ vào sổ cái các tài khoản 211, 214, kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh. Bảng này cùng các Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ là cơ sở để kế toán lập các Báo cáo tài chính.

Trình bày thông tin về TSCĐ trên BCTC

- TSCĐ của donah nghiệp trên BCĐKT được trình bằng thông qua chỉ tiêu

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ( MÃ SỐ 220)

Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227.

– Tài sản cố định (Mã số 221)

Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223.

+ Nguyên giá (Mã số 222)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 211 “Tài sản cố định”.

+ Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 223)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2141 “Hao mòn TSCĐ” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

1.5 Tổ chức kế toán TSCĐ trong điều kiện áp dụng kế toán máy.

Cuộc cách mạng công nghệ bùng nổ trên toàn thế giới, nhu cầu về thu thập và xử lý thông tin, bảo quản thông tin trên máy vi tính đã trở thành một nhu cầu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng của công tác kế toán.

Việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán giúp nâng cao hiệu suất công tác kế toán thông qua tính năng ưu việt máy tính và kỹ thuật tin học; đông thời mang lại các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời và có hệ thống, đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dung thông tin.

* Tổ chức mã hóa TSCĐ.

Mã hoá là cách thức để thực hiện việc phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp các đối tượng cần quản lý. Việc mã hoá các đối tượng này, cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn các đối tượng, mặt khác tăng tốc độ xử lý, chính xác, giảm thời gian nhập liệu và tiết kiệm bộ nhớ. Để đạt được điều đó, khi tiến hành mã hoá các đối tượng cần phải đảm bảo mã hoá đầy đủ, đồng bộ cho tất cả các đối tượng cần quản lý, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phần mềm kế toán.

Mỗi TSCĐ sẽ được nhận diện bằng một mã hiệu khác nhau gọi là mã TSCĐ. Việc đặt mã hiệu cho từng TSCĐ trong bảng mã TSCĐ tương ứng với việc mở sổ (thẻ)

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại chi nhánh quảng bình – công ty cổ phần tổng công ty sông gianh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w