CHƯƠNG 1 : cơ sở LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
1.4. Tổ chức sổ kế toán và trình bày thông tin về TSCĐ trên BCTC
1.4.1. Tổ chức sổ kế toán
Trong hình thức sổ Nhật ký chung, các sổ kế toán sử dụng để theo dõi, hạch toán TSCĐ gồm:
Sổ Nhật ký chung dùng để ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng TK làm căn cứ ghi sổ Cái.
Sổ cái tài khoản được mở để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo theo từng TK như : TK 211, 214, 1332, 154, 642, 711, 811
Sổ chi tiết theo dõi từng đối tượng liên quan TSCĐ Các bảng phân bổ khẩu hao TSCĐ
1.4.2. Trình bày thông tin về TSCĐ trên BCTC
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán thực hiện phản ánh vào Thẻ tài sản cố định, lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, và phản ánh vào Sổ Nhật ký chung. Số liệu trên Sổ Nhật ký chung là cơ sở để kế toán phản ánh vào Sổ Cái các tài khoản 211, 214. Căn cứ vào Thẻ TSCĐ, kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết TSCĐ. Định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán tập hợp số liệu trên sổ chi tiết TSCĐ để lập các Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ (tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà số lượng và nội dung các bảng tổng hợp có thể khác nhau). Số
TK 211
TK 421
TK 2141
TK 211
TK 2141 Đánh giá nguyên giá giảm
Đánh giá khấu hao tăng
Đánh giá nguyên giá tăng
liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số liệu trên Sổ Cái các tài khoản 211, , 214. Căn cứ vào số liệu trên Bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết các tài khoản chi phí (154,641,642). Căn cứ vào sổ cái các tài khoản 211, 214, kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh. Bảng này cùng các Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ là cơ sở để kế toán lập các Báo cáo tài chính.
Trình bày thông tin về TSCĐ trên BCTC
- TSCĐ của donah nghiệp trên BCĐKT được trình bằng thông qua chỉ tiêu
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ( MÃ SỐ 220)
Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227.
– Tài sản cố định (Mã số 221)
Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223.
+ Nguyên giá (Mã số 222)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 211 “Tài sản cố định”.
+ Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 223)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2141 “Hao mòn TSCĐ” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
1.5 Tổ chức kế toán TSCĐ trong điều kiện áp dụng kế toán máy.
Cuộc cách mạng công nghệ bùng nổ trên toàn thế giới, nhu cầu về thu thập và xử lý thông tin, bảo quản thông tin trên máy vi tính đã trở thành một nhu cầu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng của công tác kế toán.
Việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán giúp nâng cao hiệu suất công tác kế toán thông qua tính năng ưu việt máy tính và kỹ thuật tin học; đông thời mang lại các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời và có hệ thống, đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dung thông tin.
* Tổ chức mã hóa TSCĐ.
Mã hoá là cách thức để thực hiện việc phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp các đối tượng cần quản lý. Việc mã hoá các đối tượng này, cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn các đối tượng, mặt khác tăng tốc độ xử lý, chính xác, giảm thời gian nhập liệu và tiết kiệm bộ nhớ. Để đạt được điều đó, khi tiến hành mã hoá các đối tượng cần phải đảm bảo mã hoá đầy đủ, đồng bộ cho tất cả các đối tượng cần quản lý, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phần mềm kế toán.
Mỗi TSCĐ sẽ được nhận diện bằng một mã hiệu khác nhau gọi là mã TSCĐ. Việc đặt mã hiệu cho từng TSCĐ trong bảng mã TSCĐ tương ứng với việc mở sổ (thẻ) chi tiết cho từng đối tượng tài sản cố định đó. Nguyên tắc mã hóa đối tượng TSCĐ là:
- Mỗi TSCĐ trong doanh nghiệp được mã hóa với tên duy nhất, không được trùng nhau.
- Việc mã hóa phải đảm bảo khoa học, dễ nhận biết các nhóm TSCĐ trong doanh nghiệp để tiện cho việc theo dõi và quản lý.
* Tổ chức khai báo thông tin ban đầu về TSCĐ.
Đây là công việc phải tiến hành sau khi mã hóa đối tượng. Để thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quản lý TSCĐ trong một phần mềm kế toán, người sử dụng cần khai báo một số thông tin, danh mục ban đầu như: danh mục đối tượng nhà cung cấp, danh mục TSCĐ,…
Khai báo danh mục TSCĐ nhằm mục đích quản lý chi tiết từng TSCĐ, theo dõi toàn bộ quá trình sử dụng của TSCĐ từ khi mua về đến khi thanh lý. Trong một số phần mềm khi khai báo TSCĐ còn có phần khai báo tình trạng sử dụng của TSCĐ, việc này giúp cho người sử dụng theo dõi được tình trạng của TSCĐ như: mua về chưa khấu hao, đang tính khấu hao hay đã ngừng khấu hao… Khi thiết lập một TSCĐ mới, người sử dụng cần phải nhập đầy đủ các thông tin về: Mã TSCĐ, tên TSCĐ, phòng ban sử dụng, loại tài sản, ngày mua, ngày bắt đầu khấu hao, nguyên giá, hao mòn lũy kế đầu kỳ, thời gian sử dụng, TK nguyên giá, TK hao mòn .
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH – CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY SÔNG GIANH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH – CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY SÔNG GIANH
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Quảng Bình – Công ty Cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh
Tên chi nhánh Công ty: Chi nhánh Quảng Bình – Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh
Đại diện pháp lý: Giám đốc: Biền Văn Hiền
Tiền thân của Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh là Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng huyện Quảng Trạch được thành lập ngày 26/04/1988. Xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng để bán, phục vụ trong lĩnh vực xây lắp công trình.
- Năm 1990 nhóm khoa học gia Việt kiều từ Bắc Mỹ do tiến sỹ Phạm Văn Hưu, một người con của quê hương Quảng Bình đã đem quy trình sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh theo công nghệ Canada về áp dụng nước ta.
- Tháng 11/1991 Xí nghiệp được UBND tỉnh Quảng Bình chính thức phê duyệt theo luận chứng kinh tế kỹ thuật số 561/QĐ-UB ngày 16/11/1991 quyết định giao cho Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng huyện Quảng Trạch xây dựng dây chuyền sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh.
- Ngày 15/12/1992 Nhà máy phân lân vi sinh Sông Gianh được thành lập theo quyết định số 39/QĐ-UB của Sở Công nghiệp Quảng Bình.
- Ngày 06/02/1996 UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định số 137/QĐ-UB đổi tên Nhà máy Phân lân vi sinh Sông Gianh thành Công ty Phân bón Sông Gianh.
-Sau đó công ty mở rộng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản xuất khẩu. Ngày 16/02/2001 UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định số 227/QĐ-UB đổi tên Công ty Phân bón Sông Gianh thành Công ty Sông Gianh trực thuộc UBND tỉnh quản lý.Công ty mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên toàn quốc, mở nhiều chi nhánh và các đơn vị thành viên tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minhvà khu vực Tây Nguyên,
- Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đầu năm 2009 Công ty Sông Gianh đã cổ phần hóa thành công và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần ngày 07/02/2009, đồng thời đổi tên thành Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh.
Chi nhánh Công ty được Sở kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình cấp phép kinh doanh số 3100216555-007 với nhiệm vụ chủ yếu trên giấy phép kinh doanh là sản xuất phân bón và hợp chất khí nitơ, khai thác và thu gom than non, xây dựng công trình đường bộ… Hiện nay công ty chủ yếu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học và các loại phân bón khác.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Đặc điểm hàng hóa kinh doanh .
•Sản xuất kinh doanhphân bón hữu cơ sinh học và các loại phân bón khác; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất phân bón, thủy sản, bao bì.
•Sản xuất kinh doanh các loại bao bì PE, PP, bao caston có in ấn.
Đặc điểm về sản lượng và thị trường tiêu thụ của Chi nhánh Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh
- Tính đến nay Tổng công ty có thị trường phân bổ trải dài trên toàn lãnh thổ Việt Nam và xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Campuchia,…
- Để thuận tiện cho việc sản xuất và tiêu thụ, công ty đã mở nhiều chi nhánh và công ty con với chức năng sản xuất từng loại phân bón khác nhau phù hợp với từng vùng cây nông nghiệp, công nghiệp.
- Sản lượng thực tế trong 3 năm trở lại đây đạt 15.000 tấn phân bón các loại, đem về doanh thu trên 1000 tỷ đồng.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Quảng Bình – Công ty Cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí Chi nhánh Quảng Bình – Công ty Cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh
Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty, người đại diện pháp nhân duy nhất của công ty, chịu trách nhiệm toán diện trước cơ quan chủ quan và nhà nước.
Phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc. Thay mặt giám đốc giải quyết công việc được phân công, những công việc giải quyết vượt quá thẩm quyền của mình về phải trao đổi và xin ý kiến giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính là cơ quan chuyên môn, có chức năng tham gia giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức văn thư bảo hiểm lao động và công tác hành chính khác theo đúng qui định của nhà nước.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh là cơ quan chuyên môn có chức năng tham gia giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tổ chức xây dựng thực hiện công tác kinh doanh của công ty. Thực hiện việc cung ứng hàng hóa, xây dựng thực hiện công tác kinh doanh của công ty. Thực hiện cung ứng hàng hóa, xây dựng hợp đồng mua bán, đại lý, ký gửi hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi công ty.
Phòng kế toán tài chính là cơ quan chuyên môn giúp giám đốc công ty trong việc quản lý tài chính, xây dựng các kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài
GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh Quảng Bình – Công ty Cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh
2.1.4.1. Bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.
Chức năng và nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy kế toán của công ty được phân chia như sau:
- Kế toán trưởng: Giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính của công ty phối hợp với các trưởng phòng. Trưởng ban chức năng khác để xây dựng và hoàn thiện các định mức kinh tế cải tiến. Phương pháp quản lý công ty, ký duyệt các kế hoạch quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm và chịu trách nhiệm trước giám đốc. Công ty về số liệu có liên quan. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và giám sát bộ phận kế toán dưới các đơn vị thuộc.
- Kế toán viên: Có nhiệm vụ nghi chép phản ánh kịp thời và chính xác tình hình kinh doanh của văn phòng công ty, theo dõi công nợ, đối chiếu thanh toán nội bộ, theo dõi quản lý công ty kế toán tiền lương, tính toán và phân bổ chính xác giá trị hao mòn
KẾ TOÁN TRƯỞNG
THỦ QUỸ KẾ TOÁN VIÊN
KẾ TOÁN CỬA HÀNG
của tài sản cố định vào chi phí của từng đối tượng sử dụng. Hàng tháng, lập báo cáo kế toán của bộ phận văn phòng và cuối quý phải tổng hợp số liệu để lập báo cáo chung cho toàn công ty.
- Thủ quỹ: Có trách nhiệm chi tiền mặt khi có quyết định của lãnh đạo và thu tiền vốn vay của các đơn vị, theo dõi ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ, chính xác thời khi tăng, giảm và số tiền còn tồn tại ở quỹ. Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho kế toán trưởng để làm cơ sở cho việc kiểm soát, điều chỉnh vốn bằng tiền, từ đó đưa ra những quyết định thích hợp cho hoạt động sản xuất cho kinh doanh và quản lý tài chính của công ty.
- Kế toán cửa hàng: Thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát sinh tại cửa hàng, hàng tháng phải lập báo cáo kế toán để gửi về phòng kế toán của công ty. Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán.
2.1.4.2. Chính sách kế toán tại Chi nhánh Quảng Bình – Công ty Cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh
Kế toán áp dụng tại công ty tuân thủ theo Luật kế toán và 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng: Theo Thông tư số 200/2014/TT-
BTC được thành lập ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng bộ Tài Chính.
Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch.
Đơn vị tiền tệ được sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ).
Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo trị giá gốc.
Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định: ghi nhận theo nguyên giá.
Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
2.1.4.3. Hình thức kế toán được áp dụng tại Chi nhánh Quảng Bình – Công ty Cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh
Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống chứng từ phù hợp với những quy định mà bộ tài chính đã ban hành. Hệ thống chứng từ được lập và luân chuyển theo đúng chế độ quy định. Hệ thống sổ kế toán tổng hợp được sử dụng theo hình thức kế toán Nhật ký chung với kế toán thủ công và Công ty cũng sử dụng máy vi tính để tính toán,
lập và in bảng biểu kế toán để góp phần làm giảm khối lượng công việc cho kế toán. Việc ghi chép được tiến hành theo trình tự:
-Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức: Nhật ký chung -Trình tự ghi sổ kế toán:
Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
-Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế
Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp