THỰC TIỄN CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ 2006 ĐẾN

Một phần của tài liệu Ths-Lich su Dang-Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hội nhập kinh tế quốctế từ năm 2001 đến năm 2009 (Trang 48 - 57)

TẾ TỪ 2006 ĐẾN 2009

Triển khai HNKTQT chứng tỏ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự kiện quan trọng đầu tiên đó là, tại

Thủ đơ Hà Nội diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC từ ngày 12 đến 19/11/2006. Sự kiện có tầm ảnh hướng sâu rộng trong đời sống kinh tế - chính trị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đã tập trung thảo luận chủ đề "Hướng tới một cộng đồng năng động vì phát triển bền vững và thịnh vượng" do Việt Nam đề xuất với nội dung chính: Đẩy mạnh thương mại và đầu tư trong một thế giới đang thay đổi và Những nhân tố cơ bản bảo đảm tính năng động, sự tăng trưởng và phát triển bền vững trong APEC.

Trong "Tuyên bố Hà Nội" - văn kiện cuối cùng và quan trọng nhất của Tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam năm 2006, biểu hiện ý chí, nguyện vọng của các nhà lãnh đạo APEC, ngồi các tuyên bố về "Thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư", "Xây dựng các xã hội vững mạnh hơn và một cộng đồng hành động hài hòa hơn", các nhà lãnh đạo APEC đã dành một phần ba văn kiện để tuyên bố về "Tăng cường an ninh con người", trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến chủ nghĩa khủng bố và chống khủng bố.

Với tư cách là nước chủ nhà, Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC mà đỉnh cao là Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC lần thứ 14, được dư luận thế giới ghi nhận, đánh giá cao. APEC Việt Nam năm 2006 mang đậm dấu ấn Việt Nam, chẳng những đã khẳng định vị thế của Việt Nam mà cịn khẳng định sự đóng góp tích cực của Việt Nam vào an ninh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Từ năm 2006 đến năm 2009, một sự kiện quan trọng là sau nhiều năm tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đến cuối tháng 5/2006. Việt Nam đã tiến hành 12 vòng đàm phán đa phương và kết thúc đàm phán song phương với 28 quốc gia và lãnh thổ yêu cầu đàm phán, đến tháng 10/2006, nước ta đã kết thúc đàm phán và hoàn thành thủ tục kết nạp. Ngày 07/11/2006, tại trụ sở WTO ở Giơnevơ (Thụy sỹ), Việt Nam được kết nạp vào WTO và Quốc hội nước ta đã chính thức phê

chuẩn Hiệp định gia nhập WTO. Ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là kết quả của đường lối đổi mới, từng bước HNKTQT từ song phương, khu vực đến đa phương, toàn cầu mà Đảng và Nhà nước đã thực hiện trong hơn 20 năm qua. Đàm phán gia nhập WTO là cuộc đàm phán thương mại dài nhất từ trước đến nay đối với Việt Nam. Để gia nhập WTO, Việt Nam vừa phải đàm phán với các ban công tác của gần 40 nước thành viên WTO về các cam kết đa phương liên quan đến 16 hiệp định chính thức của WTO và các quy tắc, đồng thời vừa phải đàm phán song phương mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ với 28 thành viên của WTO. Gia nhập WTO là bước khởi đầu của quá trình HNKTQT lâu dài của Việt Nam.

Sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình HNKTQT của nước ta, mở ra một giai đoạn mới, nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới, đang có những biến đổi nhanh và sâu sắc. Việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra những cơ hội lớn để phát triển nhanh hơn, tồn diện hơn, sớm thốt khỏi tình trạng kém phát triển; đồng thời đặt ra những thách thức rất gay gắt, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng và toàn dân ta để vượt qua.

* HNKTQT đem lại cho nước ta cơ hội để phát triển nhanh và bền vững Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới chúng ta sẽ có điều kiện mở thị trường xuất nhập khẩu và tăng cường quan hệ với các đối tác kinh tế - thương mại. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ của nước ta, tạo thêm việc làm, góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Thể chế kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng hồn thiện hơn trong q trình hội nhập, mơi trường đầu tư kinh doanh trong nước ngày càng thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong

và ngoài nước, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, trong đó có các cơng ty xun quốc gia có tiềm lực tài chính lớn, cơng nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến, đóng góp ngày càng quan trọng vào q trình CNH, HĐH đất nước.

HNKTQT sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, khơi dậy những tiềm năng to lớn của đất nước và sức sáng tạo của tầng lớp nhân dân. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sẽ hiệu quả hơn, do đó, tăng trưởng kinh tế sẽ nhanh và bễn vững hơn.

Các doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta từng bước làm quen và tham gia thực sự vào cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Sự cạnh tranh đó buộc các doanh nghiệp vươn lên để tồn tại và phát triển.

Hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia vào việc hoạch định chính sách thương mại tồn cầu, thiết lập một trật tự kinh tế mới cơng bằng hơn; có điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam trong các cuộc tranh chấp thương mại với các nước khác, hạn chế những thiệt hại.

Người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thêm sự lựa chọn về hàng hố và dịch vụ có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, mẫu mã và chủng loại đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cạnh tranh hơn, các dịch vụ hỗ trợ tiện lợi, chất lượng hơn, giúp hợp lý hố q trình sản xuất, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh.

* HNKTQT tạo ra thách thức đối với Việt Nam

Sự chi phối q trình tồn cầu hóa của các nước phát triển sẽ đưa đến nhiều thua thiệt cho các nước đang phát triển, trong đó có nước ta khi mở cửa thị trường. Các nước phát triển giành nhiều lợi thế trong cạnh tranh, gây sức ép mở cửa thị trường hàng hóa - dịch vụ, đồng thời tạo ra những rào cản để

bảo hộ hàng hóa trong nước cho những lĩnh vực và những ngành hàng như nông, hải sản, hàng tiêu dùng…

Nước ta phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải chịu cạnh tranh với doanh nghiệp và sản phẩm nước ngồi khơng chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường trong nước.

Là bộ phận của nền kinh tế thế giới, khi hội nhập, những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc tế sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ khơng kiểm sốt được thị trường, có thể gây dối loạn, thậm chí khủng hoảng kinh tế - tài chính, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

Tham gia vào tiến trình tồn cầu hóa kinh tế có thể làm tăng thêm sự phân phối lợi ích khơng đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng, các miền đất nước; có những bộ phận dân cư ít được hưởng lợi, thậm chí cịn bị tác động tiêu cực; một bộ phận doanh nghiệp có thể bị phá sản, thất nghiệp có thể bị tăng lên; khoảng cách giàu, nghèo, mức sống giữa nơng thơn và thành thị có thể bị đẩy ra xa hơn, từ đó có thể dẫn đến những nhân tố gây bất ổn xã hội.

Đội ngũ cán bộ, công chức nước ta bao gồm cán bộ quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và chuyên gia trong các lĩnh vực còn thiếu và yếu cả về năng lực chun mơn, trình độ tin học, ngoại ngữ, tính chun nghiệp. Đặc biệt, chúng ta còn thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn, lao động có trình độ chun mơn và tay nghề cao cịn thiếu với số lượng lớn.

Cùng với những thách thức trên lĩnh vực kinh tế, quá trình hội nhập quốc tế đặt ra thách thức đối với chế độ chính trị, vai trị lãnh đạo của Đảng và việc giữ vững định hướng XHCN, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Những cơ hội, thách thức nêu trên có mối quan hệ, tác động qua lại, có

thể chuyển hố lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tuỳ thuộc vào khả năng cơ hội của chúng ta. Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Ngược lại, nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng tác động đến đâu cũng còn tuỳ thuộc vào nỗ lực và khả năng vượt qua của chúng ta. Nếu tích cực chuẩn bị, có biện pháp đối phó hiệu quả, vươn lên nhanh trước sức ép của các thách thức thì khơng những chúng ta sẽ vượt qua được thách thức mà cịn có thể biến thách thức thành động lực phát triển.

Chúng ta vừa ra nhập WTO, đã phải chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu xuất hiện ở Mỹ vào tháng 7/2007 và bùng phát vào tháng 9/2008. Trước hết, cần khẳng định, đối với Việt Nam, cuộc khủng hoảng này không lớn, không nhiều, bởi nhiều lý do. Đó là, độ mở cửa của Việt Nam chưa đủ sâu, rộng. Rõ nhất là đồng tiền Việt Nam chưa chuyển đổi được. Lượng vốn đầu tư nước ngồi chủ yếu là đầu tư trực tiếp (FDI) có thời hạn hoạt động lên đến hàng chục năm; vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng có thời gian ân hạn lên đến hàng chục năm và thời gian trả nợ cũng hàng chục năm. Khả năng ứng phó của Việt Nam đã khá hơn. Sự ứng phó này được thể hiện nhiều mặt. Khả năng thanh toán tổng thể tiếp tục có số dư. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tính đến hết tháng 9/2008 đã đạt 21,9 tỷ USD, tăng 1,6 tỷ USD so với cuối năm 2007 [32, tr.50].

Thực tế cho thấy, tình hình trong nước đã chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa bền vững. Chúng ta gia nhập WTO đúng thời điểm kinh tế thế giới diễn biến xấu đến hai lần. Lần thứ nhất là năm 2007 giá cả thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu; lần thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Năm 2008 là năm khá đặc biệt , trong nửa đầu năm, nền kinh tế nước ta phải đối phó với tình trạng lạm phát cao.

Nền kinh tế Việt Nam cũng đã và đang chịu ảnh hưởng không nhỏ, trực tiếp là các hoạt động xuất, nhập khẩu. Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất. Chỉ tính 5 mặt hàng chủ yếu của nước ta xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 11,6 tỷ USD, gồm hàng dệt may, dầu thô, gỗ, giày dép, thủy sản. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN cả năm 2008 đạt 10,2 tỷ USD với các mặt hàng chính như dầu thơ, gạo, thủy sản, máy tính. Thị trường EU ước đạt 10 tỷ USD với các mặt hàng truyền thống như hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy hải sản. Thị trường Nhật Bản ước đạt 8,8 tỷ USD, tập trung vào các mặt hàng dầu thô, giày dép... Nhưng từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009, thị trường các nước này bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nên nhu cầu tiêu dùng giảm, do vậy xuất khẩu nước ta cũng phải giảm theo. Trong khi đó, nước ta lại là nước nhập siêu [33, tr.36-37].

Năm 2008, chúng ta xuất dầu thơ đạt 10,45 tỷ USD, thì nhập khẩu xăng 10,888 tỷ USD, chưa kể ngân sách Nhà nước bù lỗ cho bán lẻ xăng, dầu. Xuất khẩu hàng điện tử, máy tính đạt 2,703 tỷ USD thì nhập khẩu linh kiện, máy tính là 3,722 tỷ USD, nhập siêu hơn 1 tỷ USD. Xuất khẩu các sản phẩm may mặc, giày dép đạt 13,887 tỷ USD, trong khi đó, chỉ riêng nhập khẩu bơng, sợi, vải, ngun phụ liệu da, đã là 8,049 tỷ USD. Hoặc như lĩnh vực dịch vụ, chúng ta xuất khẩu đạt 7.098 triệu USD thì nhập khẩu 7.915 triệu USD, nhập siêu hơn 800 triệu USD. Như vậy, thực tế cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bùng phát từ giữa năm 2008, đã khiến cho Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn và khác xa rất nhiều so với suy thoái kinh tế khu vực 1997 - 1999. Xuất khẩu của Việt Nam vào các nước: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản sẽ gặp những khó khăn lớn. Lượng hàng hóa giảm, do người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu; giá xuất khẩu bị sụt giảm rất mạnh; sự cạnh tranh gay gắt hơn của các hàng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc,... đặc biệt là các mặt hàng tương đồng với hàng Việt Nam như giầy dép, dệt may [33, tr.38].

Việc đẩy mạnh quá trình HNKTQT, tăng cường các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt

Nam tiếp cận nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài, tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Trong giai đoạn 2006 - 2008, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa 83000 lao động đi làm việc ở nước ngồi. Đến nay có khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với 30 nhóm ngành nghề các loại, thu nhập hàng năm của người lao động khoảng 1,6 - 2 tỷ USD [49, tr.42]. Hiện nay, chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam thấp, trình độ chun mơn chưa cao, kỹ năng hành nghề chưa chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ kém, chưa có tác phong lao động cơng nghiệp, Việt Nam mới chỉ có lợi thế trong cung ứng lao động phổ thơng. Vì vậy, để đáp ứng được cầu lao động của các nước thì Việt Nam phải đẩy mạnh việc triển khai Đề án dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015, đầu tư xây dựng các trường, cơ sở đào tạo lao động xuất khẩu chuyên nghiệp. Đổi mới chương trình đào tạo nghề theo hướng tăng thời lượng học ngoại ngữ, tay nghề, chuyên môn… Đảm bảo lao động xuất khẩu có đủ khả năng thích ứng nhanh với công việc, phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của nước ngoài, tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình HNKTQT với khu vực và thế giới.

Thực tế cho thấy, để đẩy nhanh quá trình HNKTQT, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất theo hướng CNH, HĐH. Thực hiện chiến lược phát triển các ngành kinh tế chủ chốt, phát triển mạnh các ngành hướng về xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh đầu tư sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà tiềm năng trong nước còn dồi dào, tập

Một phần của tài liệu Ths-Lich su Dang-Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hội nhập kinh tế quốctế từ năm 2001 đến năm 2009 (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w