3.1.1. Thành tựu
Quá trình HNKTQT từ năm 2001 đến 2009 có nhiều thuận lợi. Thuận lợi cơ bản đầu tiên của Việt Nam trong q trình HNKTQT hiện nay là cơng cuộc đổi mới của đất nước ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn cho phép nước ta nâng cao nội lực để hội nhập từng bước vững chắc. Hơn 20 năm đổi mới, nhìn tổng quan thì thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều. Những thành tựu to lớn và quan trọng của công cuộc đổi mới đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ quốc tế và cho phép chúng ta khai thác tối đa cơ hội và các nguồn lực bên ngoài.
Thứ nhất, phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần mang lại những thành tựu kinh tế to lớn
Việt Nam tiến hành HNKTQT trong khi đất nước ta đang có tiềm năng to lớn cả về tài nguyên thiên nhiên lẫn nguồn lực con người. Những lợi thế gồm có: Tài ngun thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý - kinh tế khá quan trọng, nước ta nằm trong khu vực phát triển năng động nhất của thế giới hiện nay, vừa là điểm đi qua của những tuyến đường hàng hải quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, đây là một yếu tố chiến lược quan trọng đối với hoạt động kinh tế, giao lưu, trao đổi buôn bán của khu vực và thế giới.
Chúng ta bước vào HNKTQT khi đã và đang thực hiện thành cơng q trình đổi mới, đất nước hồ bình. Chính trị - xã hội trong nước ổn định là mơi
trường thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngồi yên tâm bỏ vốn vào làm ăn, sản xuất kinh doanh. Hệ thống chính trị của nước ta ổn định, Đảng nắm vững quyền lãnh đạo, Nhà nước làm chủ, kiểm sốt được tình hình trong nước, nhân dân đồn kết, tập chung, chăm chỉ làm ăn, xã hội yên bình tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển. Bên cạnh những yếu tố nội lực mang tính vật chất kể trên, thì chúng ta cịn có một yếu tố nội lực mang tính chính trị tinh thần vơ cùng quan trọng. Đó là, Đảng và Nhà nước ý thức sâu sắc về sự cần thiết phải HNKTQT để phát triển đất nước, đồng thời tỏ rõ ý chí, quyết tâm chủ động và tích cực hội nhập. Điều này được thể hiện rõ nét trong đường lối chiến lược đổi mới đất nước. Trong tất cả các văn kiện, Nghị quyết của Đảng thời kỳ đổi mới vừa qua, thì nhiệm vụ tăng cường, mở rộng, đa phương hố quan hệ kinh tế đối ngoại ln là một trong những nội dung chiếm vị trí trung tâm.
Chúng ta đã giữ vững, củng cố độc lập, tự chủ, giữ vững định hướng XHCN, an ninh quốc gia và bản sắc văn hố dân tộc. Trong mơi trường cạnh tranh quyết liệt và phức tạp đã chứng tỏ được bản lĩnh chính trị của Đảng, khắc phục những khó khăn, thách thức, khai thác tối đa những lợi thế, đảm bảo sự phát triển của đất nước theo định hướng XHCN. Trong thời kỳ 2001 - 2009, với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hố quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực HNKTQT nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình HNKTQT.
Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001 - 2010) là giai đoạn đất nước thực sự đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế: Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm; tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp 2 lần so với năm 2000, theo giá thực tế gấp 3,4 lần; thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 4 lần so với năm 2000.
Với đường lối HNKTQT đúng đắn, thương mại nước ta có tốc độ tăng trưởng cao và hiệu quả ngày càng lớn. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng nhanh:
Trong năm năm 2001 - 2005, đạt trên 109 tỷ USD, chiếm trên 50% GDP, bình quân mỗi năm tăng trên 16%, vượt mục tiêu đề ra. Trong đó xuất khẩu bình qn đầu người đã tăng từ 187 USD năm 2000 lên trên 370 USD năm 2005. Năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 32,5 tỷ USD, gấp 60 lần so với trước thời kỳ đổi mới [34, tr.12].
Việc gia tăng quan hệ kinh tế thương mại, gia tăng kim ngạch xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Từ một nước có mức tăng trưởng kinh tế thấp kém, hiện nay Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng trên 7%.
HNKTQT tạo điều kiện cho ta tranh thủ ngoại lực, khai thác nhiều loại tiềm năng thông qua hợp tác đa dạng với thế giới nhằm phát huy những lợi thế so sánh. Chúng ta đã thu hút được một nguồn lớn FDI, bổ sung cho nguồn vốn trong nước, tạo được những thành tựu kinh tế to lớn. Đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng để phát triển; có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH; mở ra nhiều nghề, sản phẩm mới; nâng cao năng lực quản lý và trình độ cơng nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Năm 2005 các doanh nghiệp FDI đóng góp 15,9% GDP, chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (chiếm khoảng 39% nếu tính cả dầu khí), đóng góp gần 10% tổng thu ngân sách Nhà nước (tính cả dầu khí thì trên 36%), tạo việc làm khoảng 1 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Từ 2005 đến 2008 nguồn vốn FDI vào Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao từ 4,1tỷ USD và vốn đăng ký là 12 tỷ USD vào năm 2006 thì đến năm 2008 con số tương ứng là 11,6 tỷ USD và 64 tỷ USD.
Tham gia vào nền kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện và động lực để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và tích cực tranh thủ áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhất của thế giới. Trong những năm
qua, thông qua FDI và các hợp đồng chuyển giao cơng nghệ theo các dự án hoặc thơng qua chương trình hợp tác quốc tế, đã tiếp thu được một số công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau, góp phần thúc đẩy tăng năng xuất lao động và khả năng cạnh tranh của sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Những thành công trong tiếp thu khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến mà q trình HNKTQT mang lại đã tạo nên bộ mặt mới cho nền kinh tế và xã hội Việt Nam ngày càng hiện đại, văn minh. Q trình HNKTQT cũng góp phần to lớn vào việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh được đưa đi đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài. Các dự án FDI hoặc liên doanh liên kết với nước ngoài cũng là nơi đào tạo quan trọng cho đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân Việt Nam.
Trong 5 năm (2006 - 2010) thực hiện Nghị quyết Đại hội X, tình hình quốc tế và trong nước có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế toàn cầu. Nhưng bằng nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội đưa ra là: Nền kinh tế vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt khoảng 6,9%. Huy động vốn đầu tư tồn xã hội, trong đó số vốn trong nước chiếm 67,2%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký gấp 7 lần so với 5 năm trước. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá thực tế ước đạt 106 tỷ USD, gấp 2 lần so với năm 2005; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.200 USD.
Thông qua hội nhập, đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, đặc biệt là cán bộ đàm phán kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng được
đào tạo, trưởng thành đáng kể. Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán và xử lý các vấn đề quốc tế, khả năng tham gia vào q trình xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách của ta cũng có bước tiến rõ rệt. Đồng thời, cũng nâng cao được năng lực tổ chức các hoạt động hội nhập quốc tế lớn.
Thứ hai, mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với các quốc gia trong khu vực và thế giới
Một là, quan hệ đa phương được chú trọng phát triển, tạo ra một thành tựu nổi bật của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
* Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO
Ngày 11/7/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới. Trên con đường HNKTQT, nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế tồn cầu, mở rộng thị trường hàng hố dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại. Năm 2010 sẽ là năm đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, nền kinh tế nước ta sẽ có nhiều chuyển biến.
Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam có nhiều bước tiến triển quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tăng khá nhanh. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,5%. Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%. So với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng giảm cịn 6,23% (do gặp nhiều khó khăn từ suy thối kinh tế Hoa Kỳ dẫn đến mức tiêu dùng, xuất nhập khẩu giảm mạnh tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác, lạm phát, cán cân thanh toán thiếu hụt,...). Tuy nhiên, đối với một số ngành cơng nghiệp, dịch vụ vẫn có sự tăng trưởng đáng kể [82, tr.50].
Đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ, trước năm 2000 ngành công nghiệp chế biến gỗ nước ta khơng hề có tên trên bản đồ giao thương gỗ trên thế giới nhưng đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt 2,5 tỷ USD. Việt
Nam đã trở thành địa chỉ cung cấp gỗ lớn trên thế giới. Đồ gỗ Việt Nam hiện có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó tập trung vào 3 thị trường lớn là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản (chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam) [82, tr.51].
Dệt may là một ngành kinh tế lớn của Việt Nam với trên 2000 doanh nghiệp sử dụng khoảng 2 triệu lao động, kinh doanh xuất khẩu ln đứng thứ 2 sau dầu khí, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 7,75 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2008, dù gặp nhiều khó khăn do suy thối kinh tế tại Hoa Kỳ nhưng ngành dệt may cũng đã phấn đấu đạt 6,68 tỷ USD (tăng 20% so với cùng kỳ 2007) đưa Việt Nam vào tốp 10 nước xuất khẩu dệt may bậc nhất thế giới năm 2008. Ngành công nghiệp Việt Nam đã phát triển theo hướng tích cực, đạt năng suất cao. Năm 2007, giá trị xuất khẩu cơng nghiệp đạt 574 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2006; năm 2008 đạt trên 650 tỷ đồng [82, tr.51-52].
Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vẫn tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế đạt 40,4% so với GDP. Sự tăng trưởng được thúc đẩy với ngành cơng nghiệp, dịch vụ,... trong đó 59000 doanh nghiệp được thành lập vào năm 2007, tăng 26% so với năm trước. Do việc điều chỉnh chính sách kinh tế theo các cam kết quốc tế, mơi trường kinh doanh và đầu tư trở nên thơng thống và minh bạch hơn, dẫn đến việc gia tăng vốn FDI vào Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam đã thu hút trên 20,3 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2006. Sang năm 2008, dù tình hình kinh tế xấu đi, nhưng vốn FDI cam kết đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007. Điều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngồi vào tiến trình hội nhập, mở cửa thị trường, cũng như triển vọng và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam, tin tưởng vào sự ổn định chính trị, xã hội và những quyết sách tích cực và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc đối phó với cơn khủng hoảng tài chính vừa qua [6, tr.30].
Sau 3 năm gia nhập WTO, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận. Đáng chú ý nhất là tốc độ tăng trưởng khá cao, nông nghiệp liên tục được mùa, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kỷ lục 6 tỷ USD 6 tháng đầu năm 2009, xuất nhập khẩu tăng trưởng cao, tình hình tài chính lành mạnh. Theo đánh giá của PGS,TS Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ công thương cho biết:
Từ khi vào WTO năng lực sản xuất kinh doanh của một số ngành hàng đã tăng lên rõ rệt, thị trường được mở rộng, hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế ngày càng nhiều. Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn tín dụng, cơng nghệ hiện đại, cơ hội xuất khẩu được mở rộng ra thị trường thế giới mà không phải gặp sự phân biệt đối xử. Nhiều tập đồn và cơng ty đa quốc gia lớn trên thế giới đã có mặt đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện theo hướng minh bạch và thuận lợi. Bên cạnh đó việc mở cửa thị trường nội địa và cắt giảm thuế và rào cản phi thuế đối với các sản phẩm đã tạo điều kiện cho hàng hoá đến tay người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý [14, tr.37].
* Trong những năm qua, nước ta đã chủ động, tích cực hội nhập kinh tế với các nước Đông Nam Á thông qua khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA)
Xuất phát từ quan điểm hợp tác hữu nghị, toàn diện và lâu dài với các nước láng giềng và trong khu vực, Đảng và Nhà nước đã xác định Đông Nam Á là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Sau khi chính thức gia nhập ASEAN (28/7/1995), Việt Nam đã góp hết sức mình cho sự phát triển của mỗi nước thành viên cũng như đối với tất cả các nước trong khu vực nhằm tiến tới mở rộng khu vực với thế giới. Việt Nam đã đóng góp một vai trị quan trọng trong việc xác định các phương hướng hợp tác, phát
triển của khu vực và trong các quyết sách lớn của ASEAN phù hợp với lợi ích của nước ta như việc thơng qua “Tầm nhìn 2020” (1997) và “Chương trình hành động Hà Nội”, “Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết ASEAN” năm 2001, thúc đẩy những xu hướng tích cực, bảo vệ đồn kết giữ vững những ngun tắc cơ bản của Hiệp hội nhất là các nguyên tắc “đồng thuận”, “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”, ngăn chặn những ý muốn đẩy nhanh tự do hoá mậu dịch và đầu tư bằng mọi giá. Ngồi ra, Việt Nam cịn có sáng kiến trong việc tạo dựng ý tưởng và xây dựng Cộng đồng ASEAN trên 3 trụ cột chính, trong đó Cộng đồng văn hố - xã hội do Việt Nam đề xuất.
Tháng 2/2001, Chính phủ đã cơng bố lịch trình tổng thể và cắt giảm theo Hiệp định CEPT cho đến năm 2006. Đây là một văn bản quan trọng để các ngành, địa phương và các doanh nghiệp căn cứ vào đó chủ động xây dựng