Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 56)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn

địa bàn quận Tây Hồ

2.3.1. Kiện toàn hệ thống quản lý trật tự xây dựng đô thị tại ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

Hoàn thiện hệ thống quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Tây Hồ theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ trong quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Các tổ quản lý TTXD đô thị phụ trách địa bàn các phường, phân công công việc cho mỗi CBCC phụ trách từng địa bàn cụm dân cư, nếu để xảy ra vi phạm TTXD ở địa bàn nào thì CBCC phụ trách địa bàn đó phải chịu trách nhiệm. Trung bình mỗi phường tại quận Tây Hồ sẽ có 3-5 CBCC phụ trách địa bàn, gọi là 01 Tổ quản lý TTXD đô thị, mỗi CBCC thuộc tổ lại được phân công rõ ràng từng cụm dân cư và chịu trách nhiệm quản lý TTXD đô thị tại những cụm dân cư đó.

Tăng thẩm quyền, trách nhiệm cho Đội trưởng Đội quản lý TTXD đô thị quận Tây Hồ trong việc tạm đình chỉ cán bộ dưới quyền khi có dấu hiệu vi phạm. Lâu nay, khi cán bộ có dấu hiệu vi phạm là thường phải họp kiểm tra, xác minh khi có kết luận chính thức mới tạm đình chỉ. Việc thực hiện trao quyền và trách nhiệm sẽ giúp cho công tác quản lý hiệu quả hơn, có biện pháp răn đe hơn, giúp tăng tính hiệu quả trong hoạt động của Đội quản lý TTXD đô thị quận Tây Hồ.

Xây dựng quy chế trách nhiệm trong công tác quản lý TTXD tại UBND quận Tây Hồ, đối với CBCC ở các tổ địa bàn phường, cũng như CBCC ở văn phòng được giao nhiệm vụ quản lý TTXD tại quận và các phường phải được giao từng địa bàn cụ thể, nếu để xảy ra vi phạm TTXD ở địa bàn nào thì

CBCC phụ trách địa bàn đó phải chịu trách nhiệm. Đặc biệt là các phường có tình hình TTXD phức tạp như phường Quảng An, phường Xuân La, phường Phú Thượng thì trách nhiệm quản lý địa bàn được giao cụ thể đến từng CBCC quản lý TTXD càng thể hiện được vai trò hiệu quả.

Phát triển nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý trật tự xây dựng đô thị tại UBND quận Tây Hồ cần chú trọng đào tạo, tăng chất lượng công chức, lao động hợp đồng đang có. Đảm bảo mỗi công chức khi thực thi công vụ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

2.3.2. Nâng cao chất lượng lập kế hoạch, chính sách, pháp luật quản lý trật tự xây dựng tại ủy ban nhân dân quận Tây Hồ lý trật tự xây dựng tại ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

Cần xây dựng được các kế hoạch triển khai và ban hành các văn bản hướng dẫn, văn bản thể hiện quy chế phối hợp giữa các phòng ban liên quan trong lĩnh vực TTXD đô thị. UBND quận cần chỉ đạo hơn nữa Đội Quản lý TTXD đô thị quận, UBND các phường, các phòng, ngành chức năng của Quận phối hợp trong công tác quản lý TTXD trên địa bàn quận.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản số 392/UBND-TTXD ngày 30/3/2018 v/v xử lý vi phạm về đất đai, TTXD trên địa bàn quận sau khi Nghị định số 139/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành; Văn bản số 1711/UBND- TTXDĐT ngày 29/11/2018 về xử lý vi phạm về đất đai, TTXD trên địa bàn quận; Quyết định 1555/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 về ban hành Quy chế phối hợp quản lý TTXD giữa UBND phường, Đội Quản lý TTXD đô thị, các phòng, ban, ngành thuộc UBND quận, các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn quận Tây Hồ. Theo đó UBND quận phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng đơn vị, chỉ đạo UBND các phường, Phòng TN&MT quận, Đội Quản lý TTXD đô thị quận; Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tư pháp, Công an Quận phối hợp trong việc xử lý các vi phạm TTXD trên đất đủ điều kiện cấp phép, đất nông nghiệp, đất lấn chiếm, đất bãi sông Hồng…

trách nhiệm rõ ràng hơn, tránh bị giao nhiều việc không liên quan tới TTXD dẫn tới việc thiếu tập trung lực lượng đảm bảo nhiệm vụ chính. Ví dụ như tổ quản lý TTXD đô thị phường Tứ Liên thường xuyên bị UBND phường giao việc liên quan tới đổ đất, đổ thải không đúng nơi quy định, tổ quản lý TTXD đô thị tại một số phường khác thì thường xuyên phải xử lý vi phạm về đất đai không có trong chức năng, nhiệm vụ được giao.

2.3.3. Triển khai hiệu quả kế hoạch, chính sách, pháp luật quản lý trật tự xây dựng đô thị tại ủy ban nhân dân quận Tây Hồ trật tự xây dựng đô thị tại ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

Một là, tiếp tục công tác ban hành văn bản hướng dẫn về TTXD đô thị

Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý TTXD trên địa bàn quận, cần thực hiện và triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực quản lý TTXD. Tập trung tổ chức nghiên cứu để xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể hoá một cách kịp thời.

Tiếp tục triển khai, đôn đốc thực hiện các văn bản hướng dẫn về TTXD trên địa bàn, nhanh chóng sửa đổi, thay thế, bổ sung những nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật về TTXD, thuận tiện trong quá trình quản lý.

Hai là, hoàn thiện công tác tập huấn về TTXD đô thị

Cần chú trọng hơn tới công tác tập huấn về TTXD đô thị, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý TTXD đô thị có trình độ chuyên môn vững, bản lĩnh trong công tác, cụ thể:

Tăng cường các lớp tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ, chuyên viên phụ trách quản lý TTXD đô thị, hiểu và thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về TTXD đô thị, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của CBCC và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp tuyên truyền pháp luật về TTXD với các cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống truyền thanh tại UBND các phường thuộc quận.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền hệ thống các văn bản pháp luật về xây dựng do Đảng và Nhà nước ban hành và thường xuyên cập nhật, hệ thống hoá và tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch công tác hàng năm. Từ năm 2015, Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực, hàng loạt văn bản hướng dẫn bao gồm nhiều nghị định, thông tư được ban hành nên công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và đã được quận quận Tây Hồ đã và đang tập trung triển khai một cách kịp thời.

UBND phối hợp với đội quản lý trật tự xây dựng thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về TTXD. Triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong công tác quản lý TTXD đô thị trên địa bàn quận theo Quyết định số 1265/QĐ-UBND ngày 23/8/2018 của UBND quận. Thực hiện nghiêm túc việc công khai quy hoạch, công khai GPXD, công khai vi phạm và kết quả xử lý vi phạm.

Cần triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới nhiều hình thức nên mặc dù hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng có nhiều sự thay đổi và ban hành mới nhưng đã sớm được thực thi trong thực tế.

Bốn là, hoàn thiện công tác đánh giá, xếp loại CBCC

Duy trì chế độ quản lý, kiểm tra chặt chẽ, tổ chức các cuộc bình xét thi đua, chấm điểm đánh giá, xếp loại cán bộ công chức một cách nghiêm túc, tránh mang tính hình thức. Kịp thời khen thưởng những công chức phụ trách lĩnh vực TTXD có thành tích xuất sắc; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm và thông báo công khai những công chức phụ trách lĩnh vực TTXD vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật Nhà nước, thực hiện chế độ trách nhiệm một cách

nghiêm khắc đối với người đứng đầu cơ quan về lĩnh vực TTXD các cấp nếu để xảy ra những vụ tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.

Năm là, tăng cường phối hợp quản lý TTXD đô thị

Công tác phối hợp quản lý TTXD đô thị tuy đã kịp thời, nhưng chưa đạt hiệu quả yêu cầu, UBND quận Tây Hồ cần chủ động giám sát, đôn đốc các phòng, ban thuộc quận, Đội Quản lý TTXD đô thị bám sát và thực hiện đúng nhiệm vụ, hiểu được trách nhiệm của cá nhân, đơn vị mình quy định theo Quyết định số 1555/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 về ban hành Quy chế phối hợp quản lý TTXD giữa UBND phường, Đội Quản lý TTXD đô thị, các phòng, ban, ngành thuộc UBND quận, các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn quận Tây Hồ.

2.3.4. Tăng cường kiểm soát trật tự xây dựng đô thị tại ủy ban nhân dân quận Tây Hồ dân quận Tây Hồ

Muốn hoạt động xây dựng đi vào nền nếp, bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động đội ngũ quản lý TTXD.

- Bố trí CBCC phụ trách lĩnh vực TTXD gắn với địa bàn phụ trách sẽ góp phần dễ dàng phát hiện các trường hợp vi phạm, xây dựng không phép, trái phép; thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật và kịp thời nắm bắt các quy định mới để áp dụng.

- Xây dựng quy trình, biểu mẫu theo hướng đơn giản hóa thủ tục các thủ tục hành chính về TTXD, rút ngắn thời gian giải quyết tối đa có thể để người người dân dễ tiếp cận và không mất nhiều thời gian liên hệ giải quyết các công việc liên quan đến TTXD.

- Có biện pháp xử lý triệt để các trường hợp vi phạm về TTXD, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên tại địa bàn để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về TTXD, xử lý dứt điểm

các trường hợp còn tồn đọng, đông thời tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm TTXD gây ra.

- Bên cạnh kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch, cần tăng cường kiểm tra đột xuất theo phản ánh của tổ chức, cá nhân, nhân dân và cơ quan báo chí liên quan đến hoạt động xây dựng trên địa bàn.

- Theo dõi việc thi hành quyết định đã được ban hành, song song với việc vận động các các tổ chức, cá nhân chấp hành quyết định đã có hiệu lực thi hành. Trường hợp các tổ chức, cá nhân không chấp hành thì khẩn trương hoàn thiện các thủ tục cần thiết và tổ chức cưỡng chế theo qui định pháp luật.

-Thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ quản lý TTXD hợp lý tránh trường hợp cán bộ quản lý TTXD ở địa bàn lâu dễ phát sinh tiêu cực.

- Tăng cường công tác quản lý TTXD, kiểm tra hướng dẫn chủ đầu tư thi công xây dựng đúng theo giấy phép, kéo giảm tình hình vi phạm TTXD đến mức thấp nhất. Biện pháp cụ thể nhất mà luận văn nêu ra trong giải pháp này là làm các bài phát thanh, tuyên truyền trên hệ thống loa phường nội dung liên quan tới pháp luật về TTXD, cụ thể các hành vi vi phạm TTXD, mức phạt, quy trình xử lý. Nên công khai GPXD tại các bảng tin của từng tổ dân phố, huy động được sự giám sát TTXD của nhân dân.

- Kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp cố tình vi phạm, cùng với đó là tăng cường công tác kiểm tra địa bàn để phát hiện và ngăn chặn ngay từ ban đầu các trường hợp vi phạm, đối với các tổ chức, cá nhân đã vi phạm về TTXD thì yêu cầu tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm gây ra.

2.3.5. Bảo đảm kỷ cương kỷ luật hành chính của cán bộ công chức trong thi hành nhiệm vụ: trong thi hành nhiệm vụ:

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ quản lý công tác TTXD; xử lý nghiêm cán bộ quản lý xây dựng để xảy ra tình trạng xây dựng nhà không phép, sai phép và buông lỏng quản lý địa bàn, bao che, tiếp tay cho

chủ đầu tư, cho các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà, công trình không phép trên địa bàn.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo cán bộ công chức về cả chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức nghề nghiệp, tránh để xảy ra tình trạng nhũng nhĩu, quan liêu, cửa quyền; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng về các văn bản quy phạm pháp luật về TTXD để cập nhật và áp dụng trong quá trình công tác.

- Quy định tất cả cán bộ công chức tuân thủ đúng các nội quy, quy chế cơ quan như đi làm và ra về đúng giờ, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc.

2.3.6. Xử lý vi phạm pháp luật về TTXD đô thị phải nghiêm minh, kịp thời: thời:

- Tăng cường công tác kiểm tra để hướng dẫn, nhắc nhở chủ đầu tư thi công xây dựng đúng theo giấy phép và các quy định của pháp luật, góp phần giảm tình hình vi phạm TTXD đến mức thấp nhất.

- Đối với các trường hợp cố tình vi phạm, cần xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng nghiêm minh, kịp thời có tác dụng ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp diễn, răn đe, giáo dục đối tượng vi phạm. Việc làm này còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa đối với những tổ chức, cá nhân có ý định vi phạm về TTXD và tạo lòng tin cho nhân dân.

- Thường xuyên theo dõi việc chấp hành các quyết định cưỡng chế, nộp phạt vi phạm hành chính về TTXD của tổ chức, cá nhân vi pham.

- Xây dựng quy trình giám sát đối với lực lượng quản lý TTXD xây dựng trong khâu kiểm tra, phát hiện vi phạm, giám sát UBND các phường trong việc xử lý vi phạm xảy ra dựa trên nguyên tắc cơ quan giám sát thực hiện một cách độc lập.

2.4. Một số kiến nghị

2.4.1. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

định, phê duyệt hoặc trình phê duyệt đồng bộ các quy hoạch, nhất là phủ kín quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng tại các đô thị, làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt.

- Có giải pháp tháo gỡ tình trạng quy hoạch treo, quy hoạch kéo dài qua nhiều năm, chậm triển khai, không có nguồn vốn thực hiện đã gây ảnh hưởng không nhỏ với đời sống nhân dân trên địa bàn, nhiều điểm đất bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích gây khó khăn trong công tác quản lý TTXD đô thị.

- Tổ chức đánh giá mô hình thí điểm Đội quản lý trật tự xây dựng cấp huyện hiện nay để thống nhất mô hình quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở.

- Xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý TTXD giữa Sở Xây dựng với UBND các quận huyện. Phân định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý theo hướng một việc chỉ giao một cơ quan đảm nhiệm, tránh chồng chéo gây phiền hà chơ cơ quan, tổ chức trong triển khai các hoạt động xây dựng.

2.4.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

- Tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật trong lĩnh vực TTXD

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)