7. Bố cục của luận văn
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Tây Hồ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, có địa hình cao hơn so với các địa phương khác của Hà Nội, là dải đất tương đối bằng phẳng, phì nhiêu, màu mỡ. Các nhà địa chất học đã phát hiện vùng đất này có quá trình chuyển động, kiến tạo để lại dấu ấn qua hàng nghìn mét trầm tích. Đây là cơ sở cho sự xác lập và phân hóa về tự nhiên của khu vực, đồng thời tạo tiền đề khoa học để đề xuất, định hướng xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Quận Tây Hồ có 8 phường: phường Bưởi, phường Yên Phụ, phường Thuỵ Khuê, phường Tứ Liên, phường Quảng An, phường Nhật Tân, phường Xuân La và phường Phú Thượng. Vị trí địa lý của quận Tây Hồ: phía đông giáp quận Long Biên; phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; phía nam giáp quận Ba Đình; phía bắc giáp huyện Đông Anh.
Quận Tây Hồ có Hồ Tây – một hồ lớn nhất của Thủ đô Hà Nội với diện tích khoảng 526,7 ha mặt nước, chu vi xung quanh hồ 18km, độ sâu biến đổi trong khoảng 1,5m-2,3m, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước. Hồ Tây có từ bao giờ thì vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định. Phần lớn các ý kiến cho rằng đây chính là một phần sót lại của sông Nhĩ Hà (sông Hồng) khi đã đổi dòng. Theo truyền thuyết, Hồ Tây là nơi Lạc Long Quân gặp Âu Cơ.
Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh nổi tiếng. Có tài liệu cho rằng, hồ có từ thời Hùng Vương. Thời điểm đó, đây là một bến sông giáp sông Hồng, thuộc động Lâm Ấp, là hồ ngoại sinh, được bao bọc bởi thảm rừng thực vật với
những loại cây chủ yếu như tre ngà, bàng, gỗ tầm,... và nhiều loại thú, sản vật quý hiếm.
Quận Tây Hồ có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, quanh năm khí hậu luôn được thoáng mát, ôn hòa; có sông, có hồ; giao thông thuận tiện. Trên địa bàn quận không có hoạt động của các khu công nghiệp, do đó nguồn gây hô nhiễm tác động tiêu cực tới môi trường là không lớn. Môi trường thiên nhiên ưu đãi là tiền đề để Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Về kinh tế
Trong 5 năm (2016-2020), kinh tế của quận duy trì tốc độ phát triển khá, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân đạt 14,38%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng “Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp”; ngành thương mại – dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh hơn, đạt tỷ trọng 67,19%; ngành công nghiệp phát triển ổn định với tỷ trọng đạt 32,35%; ngành nông nghiệp đạt tỷ trọng 0,46%; giá trị sản xuất nông nghiệp ngành trồng trọt đạt bình quân 235 triệu đồng/ha; hàng năm trên địa bàn quận có trên 300 doanh nghiệp được thành lập mới.
(Quận ủy Tây Hồ, 2020).
Công tác điều hành thu – chi ngân sách được tập trung chỉ đạo bài bản, quyết liệt và đạt được kết quả tốt, tuân thủ đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận. Tổng thu ngân sách nhà nước trong 5 năm (2016-2020), trên địa bàn quận đạt 15.461 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 13,73% (2016-2020); tổng chi ngân sách đạt 8.390 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội đạt tỷ lệ 83,5% trong tổng chi ngân sách quận, tăng 62% so với giai đoạn 2010-2015, chi thường xuyên giảm dần và đảm bảo tự cân đối theo chỉ đạo của Thành phố.
(Quận ủy Tây Hồ, 2020).
2.1.2.2. Về văn hóa - xã hội
Lĩnh vực văn hóa, thông tin và thể thao tiếp tục phát triển, các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện tốt, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của quận. Hoạt động của các câu lạc bộ văn nghệ được duy trì và phát triển; các hội thị, hội diễn được tổ chức có chất lượng, tạo sân chơi tinh thần lành mạnh, góp phần xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư. Văn hóa đọc được đẩy mạnh, hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện, phòng đọc ngày càng được phát huy.
Hệ thống các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư hoàn thiện (nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống trang bị, cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ hoạt động của các nhà văn hóa phường, nhà sinh hoạt khu dân cư), đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển văn hóa của cộng đồng; chất lượng hoạt động văn hóa cơ sở được nâng lên, là tiền đề quan trọng nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, tinh thần của nhân dân. Đến nay, 8/8 phường có nhà văn hóa – thư viện; 82/89 địa bàn khu dân cư có nhà sinh hoạt cộng đồng, đạt tỷ lệ 92,14%.
2.1.2.3. Giáo dục và đào tạo
Công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn quận Tây Hồ được chăm lo thường xuyên, đầu tư đúng hướng, có bước phát triển toàn diện, đồng bộ và bền vững; đứng thứ 8/30 quận huyện của Thành phố Hà Nội.
Công tác phổ cập giáo dục tiếp tục đạt kết quả tốt, quận liên tục được công nhận đạt chuẩn phổ cập giá dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập xóa mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở đạt chuẩn mức độ 3, tăng một bậc so với năm 2015. Chất lượng giáo dục cho các cấp trên địa bàn quận tiếp tục duy trì bền vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn có bước phát triển. Công tác chăm sóc trẻ em đặc biệt được quan tâm, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân của trẻ là 1,1,%, tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng ở thể thấp
còi là 2,1%, giảm 1,2% so với năm 2015. Cấp tiểu học, điểm nổi bật là học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế liên tục theo các năm (năm 2016 là 33 học sinh, năm 2017 là 56 học sinh, năm 2018 là 78 học sinh). Cấp trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp luôn đạt 100%, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường công lập năm sau cao hơn năm trước, số học sinh đạt giải thành phố cũng liên tục tăng theo cá năm; công tác phân luông, hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp được triển khai đạt kết quả, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở chuyển sang học nghề đạt 20,5%. (Quận ủy Tây Hồ, 2020).