Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị tại ủy ban

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 37 - 49)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Tây

2.2.4. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị tại ủy ban

ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

2.2.4.1. Lập kế hoạch, chính sách, pháp luật quản lý trật tự xây dựng đô thị tại ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

- Xây dựng kế hoạch chính sách, pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị tại UBND quận Tây Hồ:

Hàng năm, quý, tháng Đội quản lý TTXD đô thị quận Tây Hồ đều xây dựng kế hoạch công tác, trình UBND quận Tây Hồ xem xét và phê duyệt. Dưới đây tác giả tập trung phân tích kế hoạch năm về quản lý trật tự xây dựng đô thị tại UBND quận Tây Hồ.

- Mục tiêu:

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về TTXD.

+ Thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực TTXD đô thị.

+ Các trường hợp xây dựng vi phạm được kịp thời phát hiện, lập hồ sơ, đề xuất xử lý theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; ngăn chặn kịp thời và xử lý triệt để các trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp, đất bãi sông…; không để xảy ra điểm nóng về vi phạm TTXD; không để xảy ra các trường hợp xây dựng công trình không đảm bảo kích thước hình học (xây dựng công trình siêu mỏng, siêu méo). Tăng cường kiểm tra dự án đầu tư xây dựng; công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong hoạt động xây dựng.

+ Tăng cường phối kết hợp với các cấp, các ngành, với UBND các phường; các cơ quan liên quan trong lĩnh vực quản lý TTXD. Đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa quản lý và xử lý vi phạm về TTXD với quản lý và xử lý vi phạm về đất đai.

+ Nâng cao trách nhiệm của từng công chức, lao động hợp đồng của Đội QLTTXDĐT quận; phát hiện và xử lý kịp thời mọi biểu hiện dung túng, bao che các trường hợp xây dựng vi phạm.

+ Thực hiện các chỉ tiêu cụ thể từng năm trong giai đoạn 2016-2020. - Giải pháp thực hiện:

+ Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng tất cả các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công trình trên địa bàn quận Tây Hồ trong. Phấn đấu 100% các trường hợp xây dựng trên địa bàn quận được kiểm tra, kiểm soát cụ thể là:

+ Kiểm tra tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn quận không phân biệt nguồn vốn và chủ đầu tư; phát hiện kịp thời mọi vi phạm và lập biên bản, hồ sơ TTXD, báo cáo đề xuất UBND quận, UBND phường xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

+ Địa bàn trọng điểm cần tập trung: khu vực 16ha phường Yên Phụ; khu 3.5ha, khu bãi thải và cuối ngõ 76 An Dương phường Tứ Liên; tổ 18, khu

vực xung quanh hồ Đầm Trị phường Quảng An; tổ 36, 38, 40, khu vườn chuối phường Nhật Tân, khu đất kẹt ven đường Võ Chí Công phường Xuân La; khu vực bãi giữa sông Hồng; các dự án trong khu đô thị Nam Thăng Long và Tây Hồ Tây; các trục đường, phố của quận.

+ Nâng cao chất lượng lập hồ sơ TTXD; làm tốt công tác quản lý, bảo quản và lưu trữ hồ sơ TTXD.

+ Phối hợp với lực lượng Công an, các cơ quan liên quan trong việc xử lý ngăn chặn các công trình xây dựng vi phạm. Phối hợp với phòng Quản lý đô thị quận, các ban, ngành, UBND các phường, tăng cường công tác kiểm tra các công trình xây dựng sau cấp phép, định vị công trình xây dựng ngay từ khi khởi công xây dựng; phát hiện kịp thời các trường hợp xây dựng vi phạm và xử lý theo quy định.

+ Phối hợp với phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Kinh tế quận; UBND các phường trong công tác lập hồ sơ các vi phạm đất đai về TTXD, vi phạm đê điều, vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp.

+ Kiểm tra việc chấp hành của các chủ đầu tư xây dựng các công trình vi phạm sau khi có Quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

+ Đôn đốc, phối hợp cùng UBND phường xử lý những trường hợp thuộc thẩm quyền; không để các công trình xây dựng vi phạm kéo dài mà không được xử lý và các công trình vi phạm gây bức xúc trong nhân dân.

+ Báo cáo UBND quận xử lý những vi phạm vượt quá thẩm quyền của UBND phường, các trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền của UBND phường nhưng không xử lý kịp thời hoặc do buông lỏng quản lý.

+ Phối hợp cùng UBND phường thực hiện các Quyết định xử lý các trường hợp xây dựng vi phạm TTXD theo thẩm quyền; xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng vi phạm mới phát sinh, đặc biệt trên đất nông nghiệp, đất lấn chiếm, vi phạm Luật Đê điều, vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp.

- Nguồn lực: 08 Tổ QLTTXDĐT phường, Tổ Văn phòng Đội QLTTXDĐT quận.

Như vậy, trong bản kế hoạch năm của giai đoạn 2016-2020, có thể thấy đã xác định được mục tiêu cụ thể phải hướng tới, giải pháp để thực hiện được mục tiêu đó bằng cách hoàn thành được các các chỉ tiêu kèm theo. Các chỉ tiêu đều được lượng hóa, cụ thể, minh bạch. Các phương pháp đưa ra trong kế hoạch đều khả thi, bám sát mục tiêu đề ra. Đồng thời trong kế hoach cũng chỉ ra được những khó khăn cần phải được giải quyết, các phương thức phối hợp với các bộ phận, phòng ban chuyên môn khác nhằm đạt hiệu quả trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.

2.2.4.2. Triển khai kế hoạch, chính sách, pháp luật quản lý trật tự xây dựng đô thị tại ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

a. Xây dựng văn bản hướng dẫn về quản lý trật tự xây dựng đô thị

Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý TTXD trên địa bàn quận, UBND quận đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong lĩnh vực quản lý TTXD.

Đặc biệt là từ năm 2017, khi Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở ra đời thay thế cho Nghị định 180/2007/NĐ-CP về xử lý công trình vi phạm TTXD theo tinh thần hợp nhất với Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Hàng loạt các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo được UBND quận ban hành nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ cho CBCC quản lý TTXD đô thị.

- Văn bản số 392/UBND-TTXD ngày 30/3/2018 v/v xử lý vi phạm về đất đai, TTXD trên địa bàn quận sau khi Nghị định số 139/2017/NĐ-CP có

hiệu lực thi hành. Văn bản được UBND quận Tây Hồ nhanh chóng ban hành hướng dẫn về việc xử lý vi phạm về đất đai, TTXD trên địa bàn quận khi mà Bộ Xây dựng chưa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

Theo đó, văn bản 392/UBND-TTXD hướng dẫn xử lý vi phạm TTXD trên 02 loại đất có nguồn gốc là đất thổ cư (đủ điều kiện cấp GPXD) và đất nông nghiệp, đất lấn chiếm (chưa đủ điều kiện cấp GPXD). Với loại đất đủ điều kiện cấp phép xây dựng, việc xử lý vi phạm TTXD dựa vào Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính Phủ. Với loại đất chưa đủ điều kiện cấp phép xây dựng, việc xử lý vi phạm TTXD dựa vào Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính Phủ. Có thể nói, việc kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn xử lý vi phạm TTXD trên của UBND quận Tây Hồ là bước đi đúng đắn, thể hiện sự quan tâm đúng mực đối với lĩnh vực phức tạp và nhiều áp lực như TTXD đô thị.

- Văn bản số 1711/UBND-TTXDĐT ngày 29/11/2018 về xử lý vi phạm về đất đai, TTXD trên địa bàn quận. Trong bối cảnh quá trình quản lý và xử lý đối với các vi phạm pháp luật về đất đai, TTXD trên đất nông nghiệp, đất bãi sông Hồng chưa bám sát chỉ đạo của UBND quận Tây Hồ tại văn bản số 392/UBND-TTXD, có đơn vị còn lúng túng trong áp dụng pháp luật xử lý vi phạm. Văn bản số 1711/UBND-TTXDĐT ngày 29/11/2018 được ban hành nhằm hướng dẫn chi tiếp hơn nữa trong quá trình quản lý và xử lý các vi phạm TTXD trên địa bàn quận.

- Lĩnh vực TTXD đô thị là lĩnh vực phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm nghiêm trọng về TTXD, do đó cần có sự chung tay vào cuộc của nhiều đơn vị, ban ngành. Nắm bắt được tình hình thực tế đó, nhằm xây dựng quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp trong công tác quản lý TTXD đô thị giữa các đơn vị, UBND quận đã ban hành Quyết định số 1555/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 về ban hành Quy chế phối

hợp quản lý TTXD giữa UBND phường, Đội Quản lý TTXD đô thị, các phòng, ban, ngành thuộc UBND quận, các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn quận Tây Hồ. Với nguyên tắc tăng cường trách nhiệm của UBND các phường, Đội QLTTXDĐT, các phòng, ban, ngành thuộc UBND quận, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý TTXD trên địa bàn quận Tây Hồ theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND quận nằm đảm bảo công tắc quản lý TTXD được thực hiện thường xuyên, đúng thẩm quyền.

Ngoài ra đối với các vụ việc cụ thể, UBND quận ban hành các văn bản giao nhiệm vụ cho UBND các phường, Đội Thanh tra Xây dựng quận và các phòng ban chuyên môn với tiến độ thời gian phải hoàn thành, kết quả thực hiện và khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các đơn vị báo cáo UBND quận để chỉ đạo giải quyết.

b. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

Qua bảng 2.1. Nhân lực bộ máy quản lý trật tự xây dựng đô thị tại UBND quận Tây Hồ giai đoạn 2016-2020. Có thể thấy Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Tây Hồ có nhân lực chủ yếu được phân công về các tổ địa bàn phụ trách 08 phường. Do tính chất công việc phải thường xuyên kiểm tra và bám sát địa bàn nên lượng công chức được phân công phụ trách mỗi phường giao động từ 3- 5 thành viên.

Thông qua bảng 2.1. cũng có thể thấy đa số nhân lực bộ máy quản lý trật tự xây dựng đô thị tại UBND quận Tây Hồ có trình độ đại học, kinh nghiệm từ 5 – 10 năm. Đây là ưu điểm trong quá trình công tác, nhằm đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu trong quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Theo trình độ đào tạo, chủ yếu nhân lực trong bộ máy quản lý trật tự xây dựng đô thị đều có trình độ đại học, sau đại học, chiếm 76% (2016) và 90% (2020). Điều đó có thể thấy lực lượng đang mạnh theo từng năm, số công chức, lao động hợp đồng có trình độ đại học, sau đại học chiếm ngày càng nhiều trong bộ máy.

Ngoài ra theo chương trình tinh giảm bộ máy, số lượng lao động hợp đồng cũng được cắt giảm theo từng năm với 14 người LĐHĐ năm 2016 thì tới năm 2020 số LĐHĐ chỉ còn 03 người trong bộ máy, bên cạnh đó số lượng công chức biên chế hầu như không có sự thay đổi về số lượng, lực lượng nòng cốt trong bộ máy quản lý trật tự xây dựng đô thị vẫn được đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Nhằm triển khai kế hoạch quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn, UBND quận Tây Hồ đã phối hợp, chỉ đạo Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận phân công công tác, điều chuyển các công chức, lao động hợp đồng chia về các phường thuộc quận, thể hiện ở bảng 2.2.

Qua bảng 2.2. có thể thấy số lượng thành viên các Tổ Quản lý trật tự xây dựng đô thị phường có sự khác nhau, số lượng chủ yếu từ 3-5 thành viên (từ năm 2016-2018) và từ 2-4 thành viên từ năm 2020. Thành viên của các tổ QLTTXDĐT phường chính là các công chức Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị, đã được đào tạo về chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm công tác. Đây là lực lượng trọng yếu và là tuyến đầu phát hiện và báo cáo đề xuất xử lý vi phạm. Tùy vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của từng phường khác nhau, dẫn tới tình trạng trật tự xây dựng đô thị cũng có những diễn biến phức tạp khác nhau. Từ đó, UBND quận và Đội QLTTXDĐT quận sẽ có những phân công nhân sự phù hợp. Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo của UBND quận Tây Hồ, Đội QLTTXDĐT quận đã cùng các phường thành lập Tổ công tác xử lý vi phạm đất đai- trật tự xây dựng với các thành viên gồm các phòng, ban chuyên môn thuộc phường như: công chức địa chính phường, công chức đô thị phường, công an phường, tổ QLTTXDĐT phường. Hoạt động của tổ công tác đạt hiệu quả khi có được sự phối hợp trong xử lý vi phạm.

c. Đào tạo, tập huấn về TTXD đô thị cho lực lượng làm công tác quản lý TTXD

chức, lao động hợp đồng phụ trách lĩnh vực TTXD đô thị được thể hiện qua bảng 2.3.

Từ bảng 2.3. ta có thể thấy số lượng lớp đào tạo tăng đều hàng năm, điều đó thể hiện công tác tập huấn, đào tạo luôn được chú trọng, cụ thể: chất lượng đội ngũ, CBCC quận, phường từng bước được nâng lên và đáp ứng yêu cầu công việc góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo sự ổn định cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Đối với cán bộ phụ trách lĩnh vực TTXD quận cần đảm bảo trình độ chuyên môn, đạt chuẩn chức danh. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực TTXD cho các cán bộ liên quan. Ủy ban nhân dân quận hối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) tổ chức các lớp chuyên môn lĩnh vực TTXD đô thị cho cán bộ, công chức làm công tác TTXD; đồng thời, thường xuyên cử cán bộ công chức đi học các lớp chuyên sâu về quản lý đô thị cho công chức để hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC phụ trách lĩnh vực TTXD đã từng bước có chuyển biến tích cực, gắn với kế hoạch hàng năm của cơ quan; công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với nhu cầu sử dụng, theo vị trí việc làm; cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đảm bảo đúng đối tượng, số lượng; từng bước góp phần trẻ hóa đội ngũ CBCC.

Tổng hợp báo cáo hàng năm của Phòng Nội vụ quận Tây Hồ, trong lĩnh vực TTXD đô thị, 4 năm qua (2016-2020), đã cử cán bộ tham gia 19 lớp tập huấn trong đó có 05 lớp nghiệp vụ chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính do Sở Tư Pháp tổ chức (đào tạo về kỹ năng thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính về TTXD đô thị theo Nghị định 139//2017/NĐ-CP của Chính phủ); tổ chức 07 lớp tập huấn về quy chế phối hợp trong quản lý TTXD đô thị theo Quyết định số 1555/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 về ban hành Quy chế phối hợp quản lý TTXD giữa UBND phường, Đội Quản lý TTXD đô thị, các

phòng, ban, ngành thuộc UBND quận, các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn quận Tây Hồ (Nguồn: Phòng Nội vụ - UBND quận Tây Hồ).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)