Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý trật tự xây dựng của quận Tây

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 49 - 53)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Tây

2.2.5. Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý trật tự xây dựng của quận Tây

có lượng khách du lịch nước ngoài lớn, việc mở các dịch vụ kinh doanh như ăn uống, lưu trú, giải trí đạt lợi nhuận cao nên các chủ đầu tư thường xuyên có tình vi phạm, lợi dụng các mối quan hệ để vi phạm TTXD.

2.2.5. Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý trật tự xây dựng của quận Tây Hồ Tây Hồ

Để đánh giá thực hiện mục tiêu, tác giả dựa trên các chỉ tiêu đã nêu ở mục 2.2.3 để đáng giá, cụ thể như sau:

2.2.5.1. Điểm mạnh

Công tác quản lý TTXD sau những nỗ lực đã có những chuyển biến tích cực, một số mặt chính đạt được như sau:

- Bộ máy tổ chức của Đội Quản lý TTXDĐT quận đã dần được kiện toàn. Lực lượng CBCC quản lý TTXDĐT trên địa bàn đã dần được khẳng định chức năng, vai trò trong công tác kiểm tra, phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm TTXD, đồng thời tích cực tham mưu, phối hợp, đôn đốc chính quyền cơ sở trong việc ngăn chặn và xử lý vi phạm TTXD. Công tác quản lý TTXD trên địa bàn quận đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần vào làm đẹp diện mạo đô thị quận Tây Hồ.

- Việc lập kế hoạch, chính sách, pháp luật trật tự xây dựng đô thị đã xác định được mục tiêu cụ thể phải hướng tới, giải pháp để thực hiện được mục tiêu đó bằng cách hoàn thành được các các chỉ tiêu kèm theo. Các chỉ tiêu đều được lượng hóa, cụ thể, minh bạch. Các phương pháp đưa ra trong kế hoạch đều khả thi, bám sát mục tiêu đề ra. Đồng thời trong kế hoạch cũng chỉ ra được những khó khăn cần phải được giải quyết, các phương thức phối hợp với các bộ phận, phòng ban chuyên môn khác nhằm đạt hiệu quả trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.

- Triển khai kế hoạch, chính sách, pháp luật về quản lý trật tự xây dựng được thực hiện đồng bộ từ việc xây dựng bộ máy nhân sự quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp phường, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong quá trình công tác tới việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự xây dựng đô thị. Tất cả các khâu trong triển khai kế hoạch đều được quan tâm, chú trọng hoạt đồng.

- Các hoạt động kiểm soát của Đội Quản lý TTXDĐT quận đã được triển khai theo kế hoạch được phê duyệt, phạm vi kiểm tra, kiểm soát lấp đầy địa bàn, nội dung kiểm tra được đảm bảo, thời gian thực hiện các cuộc kiểm tra đáp ứng theo yêu cầu, chất lượng.

2.2.5.2. Hạn chế

a. Về bộ máy quản lý TTXD: Theo Quyết định số 3973/QĐ-UBND ngày 20/7/2016 của UBND thành phố Hà Nội: Từ ngày 01/09/2016, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành trực tiếp Đội Thanh tra xây dựng quận để thực hiện công tác quản lý TTXD. Trong khi đó trách nhiệm chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý biên chế, chế độ tiền lương lại thuộc về Giám đốc Sở Xây dựng.

Như vậy, UBND quận có quyền điều hành chỉ đạo đội Quản lý TTXD đô thị, UBND phường và phòng ban chuyên môn thực hiện phối hợp chặt chẽ với đội Quản lý TTXD đô thị trong việc quản lý TTXD trên địa bàn, đặc biệt là chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị và UBND các phường cung cấp các thông tin về kết quả cấp GPXD phục vụ công tác kiểm tra của đội Quản lý TTXD đô thị quận. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay do thiếu sự kiểm soát, chỉ đạo chặt chẽ nên công tác phối hợp giữa các phòng ban còn lỏng lẻo, đặc biệt trong công tác chỉ đạo UBND các phường trong việc xử lý các vi phạm phát sinh còn ở tình trạng trên bảo dưới không thực hiện hoặc thực hiện xử lý thiếu kiên quyết, dứt điểm, ngại va chạm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Bên cạnh đó, do công tác quản lý nhân sự, biên chế, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật,… do

Sở Xây dựng quản lý còn trong thực hiện nhiệm vụ lại do UBND quận chỉ đạo nên gây ra tình trạng đội Thanh tra xây dựng địa bàn hoạt động không theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND quận.

b. Về xây dựng hệ thống văn bản quản lý TTXD đô thị:

- Hạn chế trong ban hành văn bản hướng dẫn về TTXD đô thị: hạn chế đáng chú ý nhất trong công tác ban hành văn bản hướng dẫn về TTXD đô thị chính là sự chậm trễ, chưa kịp thời khi có Luật, Nghị định mới được ban hành. Cụ thể, Luật Xây dựng 2014 mới được ban hành có nhiều điểm mới, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2003, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2015, nhưng phải tới gần 3 năm sau, ngày 27/11/2017 mới có Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ, hướng dẫn thay thế Nghị định 180/2007/NĐ-CP

Việc ban hành quy chế phối hợp giữa Đội Quản lý TTXDĐT quận và ủy ban nhân dân các phường thuộc quận, các phòng, ngành và các tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý TTXD trên địa bàn của UBND quận còn sự chậm trễ, chưa kịp thời khi có quyết định của UBND Thành phố quy định về quản lý TTXD trên địa bàn thành phố Hà Nội dẫn đến việc triển khai thực hiện còn lúng túng, thiếu tính đồng bộ giữa UBND các phường thuộc quận.

c. Hạn chế trong công tác tập huấn về TTXD: Tuy công tác tập huấn về TTXD đã được UBND quận Tây Hồ quan tâm, chú trọng nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả. Lực lượng CBCC, lao động hợp đồng vẫn tồn tại một số nhỏ còn yếu về năng lực nghiệp vụ, thiếu bản lĩnh. Các lớp bồi dưỡng CBCC còn chưa được thường xuyên, đôi khi mang tính hình thức.

d. Hạn chế trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTXD: Công tác phối hợp tuyên truyền pháp luật về TTXD với các cơ quan thông tấn báo chí của UBND quận và các phường chưa thực sự thường xuyên.

phần nào ý thức được việc xây dựng công trình thì cần phải xin cấp phép của cơ quan có thẩm quyền và phải thực hiện theo đúng nội dung giấy phép đã cấp. Tuy nhiên đối với các phường Tứ Liên, Phú Thượng, Xuân La, Nhật Tân thì tư duy làng, xã vẫn tồn tại nên đôi khi vẫn chưa ý thức được hết các vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTXD.

đ. Hạn chế trong công tác đánh giá, xếp loại CBCC: Hạn chế điển hình nhất có thể kể tới trong công tác tạo động lực chính là những bất cập trong thi đua, khen thưởng. Sự minh bạch trong bình bầu thi đua, sự công tâm của người đứng đầu và sự tự giác của chính CBCC là các yếu tố then chốt quyết định sự thành công của công tác tạo động lực, những yếu tố này thường rất khó để đạt được hoặc đạt được cùng nhau.

e. Hạn chế trong phối hợp quản lý TTXD đô thị: Xung đột lớn nhất trong quản lý TTXD tại quận Tây Hồ là xung đột công việc giữa các phòng, ban chuyên môn của UBND quận với nhau, với lực lượng quản lý TTXD đô thị, với UBND các phường và với các lực lượng liên quan khác. Để giải quyết xung đột này, tuy UBND quận Tây Hồ đã sớm ban hành văn bản số 1555/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 về ban hành Quy chế phối hợp quản lý TTXD, tuy nhiên vẫn tồn tại những bất cập liên quan tới tính kịp thời và hiệu quả phối hợp giữa các phòng, ban, ngành đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo UBND quận Tây Hồ.

g. Về hạn chế trong kiểm soát TTXD đô thị của UBND quận Tây Hồ:

Giai đoạn 2016-2020 quận Tây Hồ vẫn tồn tại để nhiều công trình xây dựng sai nội dung GPXD được cấp, không có GPXD và xây dựng lấn chiếm đất công, vi phạm mật độ xây dựng, đặc biệt một số phường tồn tại nhiều trường hợp xây dựng vi phạm như việc xây dựng trên đất thoát lũ, đất nông nghiệp, vi phạm đê điều, khoảng cách an toàn lưới điện…chưa xử lý kịp thời, thiếu kiên quyết.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận tây hồ thành phố hà nội (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)