Một số khuyến nghị đối với việc xây dựng văn hóa dòng họ Nguyễn

Một phần của tài liệu Sinh hoạt văn hoá dòng họ nguyễn quý tại phường đại mỗ, quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 46 - 60)

2.1 .Vài nét về mảnh đất và con người Đại Mỗ

3.3. Một số khuyến nghị đối với việc xây dựng văn hóa dòng họ Nguyễn

Nguyễn Quý tại phƣờng Đại Mỗ

Trước bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều giá trị cơ bản của văn hóa làng, xã như gia đình, dòng họ đang có nguy cơ bị mai một, bị tác động ảnh hưởng tiêu cực từ bởi mặt trái của kinh tế thị trường. Nhiều người cho rằng con phải lo toan cho cuộc sống gia đình riêng với cơm áo, gạo, tiền, trong khi đó các chuẩn mực gia đình, dòng họ truyền thống làm gò bó, cản trở tự do cá nhân, từ đó hạ thấp, thậm chí phủ định hoàn toàn vai trò của gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó, tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ, gia trưởng, ngôi thứ, sự ganh đua, cục bộ, bè phái...

cũng góp phần tạo ra những tiêu cực, làm giảm bớt vai trò của dòng họ trong cộng đồng.

Tuy nhiên, gia đình, dòng họ trong quan niệm của đa số người dân vẫn có vai trò quan trọng. Nhiều dòng họ ở khắp các địa phương, vùng miền, do ý thức được cội nguồn dòng giống đã luôn quan tâm vun đắp, xây dựng và phát triển sinh hoạt văn hóa dòng họ. Biểu hiện cụ thể là việc tổ chức sưu tầm, viết bổ sung gia phả, hệ phả, tổ chức trùng tu, xây dựng nhà thờ, mộ tổ khang trang, tổ chức quỹ khuyến học, khuyến tài. Có thể nói kể từ sau Đổi mới (1986), sinh hoạt văn hóa dòng họ đã có sự phục hồi mạnh mẽ với những khởi sắc mới so với trước.

Trải qua bề dày và thăng trầm của lịch sử những người con của dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã và đang phát huy, giữ gìn rất tốt sinh hoạt văn hoá dòng họ những sản phẩm vật chất và tinh thần rất đáng quý đó góp phần tô điểm thêm cho nền văn hoá của đất nước nói chung và dòng họ địa phương nói riêng.

Để thời gian tới, dòng họ Nguyễn Quý phát huy tốt hơn truyền thống sinh hoạt văn hóa, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Trước hết, đối với các sinh hoạt vật thể: Mặc dù thời gian vừa qua, các di tích, cơ sở thờ tự, mộ tổ của dòng họ đã được quan tâm nhưng vẫn cần được chăm lo bảo quản, tu bổ thường xuyên, tránh bị hư hỏng, xuống cấp. Trong quá trình tu bổ, xay dựng, cần có sự tư vấn của các nhà chuyên môn, tránh tự ý sửa sang, lắp ghép một cách tùy tiện khiến cho di tích của dòng họ bị lai căng, kệch cỡm. Hội đồng gia tộc Nguyễn Quý cần thường xuyên giáo dục các thành viên trong dòng họ có ý thức bảo vệ, giữ gìn các hiện vật cổ còn lưu giữ lại tại đây. Tu bổ Từ đường, miếu mạo khi xuống cấp, mộ tổ cần thường xuyên quan tâm chăm lo hơn. Thực tế cho thấy, trong việc bảo tồn di tích, chăm sóc cơ sở thờ tự và phần mộ gia tiên, nhân tố con người bao giờ cùng giữ phần quyết định.

một các giá trị văn hoá tinh thần của dòng họ. Giáo dục con cháu các thế hệ đạo hiếu kính tổ tiên, thực hiện các nề nếp gia phong của dòng họ, không chỉ trong các nghi lễ, sinh hoạt mà ngay từ trong mỗi gia đình, đó là truyền thống hiếu đễ, hiếu học thành danh mà tổ tiên dòng họ Nguyễn Quý bao đời nay đã gây dựng và trao truyền đến hôm nay.

Tuyên truyền giáo dục lịch sử truyền thống của dòng họ là việc làm cần thiết. Đây cũng là công việc cần thiết, có lợi cho cả trước mắt và lâu dài. Các biện pháp, hình thức tuyên truyền là:

+ Tổ chức các buổi nói chuyện, thi tìm hiểu về lịch sử dòng họ, nhất là về công đức của Tam vị đại vương trong ngày giỗ, hội họp, ngày Xuân tế;

+ In tờ rơi, hoặc thành sách mỏng có nội dung truyền thống của dòng họ.

+ Tại khu Từ đường cần có một bảng giới thiệu về khu di tích này, qua đó giới thiệu công đức của Tam vị đại vương, đóng góp của dòng họ với lịch sử đất nước. Dòng họ Nguyễn Quý đã nổi tiếng nhờ vào truyền thống học hành khoa bảng, như đã trình bày ở trên, vì thế việc khuyến khích con cháu học giỏi là việc làm cần thiết.

Tấm gương lớn nhất của dòng họ là Tam vị đại vương với đức tính cần cù, tự học và dạy cho nhau để bố - con - ông cháu đã đỗ đạt, tạo đà cho các thế hệ về sau noi theo tấm gương sáng của tổ tiên tiếp tục mạch học. Tấm gương này cần được dòng họ coi trọng phát huy hơn nữa trong việc dạy dỗ ở từng gia đình, đó là ông dạy cháu, cha mẹ dạy con, anh em chị em hướng dẫn giúp đỡ nhau, không chỉ là kiến thức học tập mà còn là những bài học về ứng xử, dạy dỗ từ lời ăn tiếng nói; và ông cha, những người lớn tuổi phải luôn là tấm gương mẫu mực trong trang bị kiến thức, trong quan hệ với những người xung quanh… con cháu phải luôn phấn đấu vươn lên để tự khẳng định mình và khẳng định dòng họ của mình.

Dòng họ cần tìm cách thay đổi một số hình thức như việc tổ chức nêu gương các cháu để các cháu thấy nếu học giỏi sẽ là điều rất vinh dự đối với tổ

tiên, với dòng họ và phấn đấu để học tốt hơn sẽ làm tấm gương tốt để các cháu khác chưa giỏi noi theo. Các gia đình lần đầu tiên có người tốt nghiệp từ phổ thông trung học trở lên, các học sinh được vào đội tuyển từ cấp huyện và tương đương trở lên được báo công trước bàn thờ Tổ và Hội đồng gia tộc biểu dương trong ngày giỗ Tổ.

Để duy trì việc bảo tồn, phát huy những giá trị của sinh hoạt văn hoá dòng họ, dòng họ cần lập ra Quy ước dòng họ để điều tiết các mối quan hệ trong gia tộc, cũng như giáo dục con cháu phải có trách nghiệm với dòng tộc, giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của thế hệ trước đã tạo nên. Hiện nay theo điều tra của tác giả, dòng họ Nguyễn Quý mặc dù duy trì sinh hoạt dòng họ rất tốt, những vẫn duy trì theo truyền thống, nói cách khác là duy trì sinh hoạt thông qua truyền miệng chứ chưa có quy ước dòng họ. Vì vậy, để dòng họ sinh hoạt quy củ, nề nếp và xứng tầm hơn với truyền thống, cần sớm xây dựng quy ước của dòng họ đưa vào hoạt động.

Đối với việc cố kết cộng đồng trong dòng họ cần giáo dục con cháu các thế hệ tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động sinh hoạt văn hoá của dòng họ từ đó hình thành nên sự gắn kết bền chặt giữa các thành viên với dòng họ.

Dòng họ Nguyễn Quý có truyền thống về khoa bảng, học hành nên khuyến nghị mỗi gia đình trong dòng họ Nguyễn Quý nên thường xuyên kể các câu truyện lịch sử về dòng họ cho thế hệ trẻ để từ đó giáo dục con cháu có ý thức về cội nguồn, cố gắng noi gương các tổ tiên nhà mình. Bên cạnh đó, vào các dịp giỗ họ, chạp họ, Hội đồng gia tộc cần có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục đến các thành viên: như nói chuyện về gia phả, về các bậc danh nhân, viết tóm tắt lịch sử, kiến trúc của từ đường, tiểu sử các danh nhân, trích quy ước dòng họ in và treo ở Từ đường để các thành viên trong họ tiện theo dõi, hiểu được giá trị, ý nghĩa của từ đường, văn hóa, danh nhân trong dòng họ, từ đó phát huy lòng tự hào, tích cực xây dựng dòng tộc, duy trì truyền thống văn hóa dòng tộc trong bối cảnh hiện nay.

Cuối cùng, dòng họ cần phải thiết lập, cải tiến các sinh hoạt văn hoá phong phú hơn nhằm thu hút và hấp dẫn hơn các du khách thập phương, từ đó phát triển văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Cụ thể trước hết cần cải tiến các sinh hoạt của dòng họ và hoạt động của Hội đồng gia tộc. Hoạt động của Hội đồng gia tộc dòng họ Nguyễn Quý cho đến hiện nay vẫn chưa thật phong phú, linh hoạt, vẫn nặng về các hoạt động thờ cúng, làm cho những ngày lễ của dòng họ kém phần hấp dẫn, nhất là với lứa tuổi trẻ. Cần tham khảo kinh nghiệm của những thành viên có chuyên môn trong dòng họ và tại địa phương, đồng thời kết hợp với chính chính quyền xã để nội dung và các hoạt động trong ngày giỗ tổ, chạp họ được phong phú và hấp dẫn.

Khắc phục việc không thành công trong lần lập quỹ khuyến học đầu tiên, dòng họ Nguyễn Quý cần tham khảo một số dòng họ đã xây dựng được quỹ học rất lớn, họ đã khích lệ được những người trong dòng họ của mình thành đạt, có kinh tế vững mạnh, đặc biệt là bà con đang sinh sống ở nước ngoài để đóng góp khiến cho quỹ khuyến học.

Cuối cùng, cần phát huy sức mạnh tổng hợp (bằng tổ chức, bằng dư luận…) của cả dòng họ trong việc giáo dục con người, nhất là với thế hệ trẻ, để con em trong gia đình, dòng họ phát huy điểm tốt, ngăn chặn hành vi xấu, tiêu cực, bảo vệ uy tín của gia tộc, dòng họ, tránh những hiện tượng tiêu cực, như kéo bè phái, kèn cựa giữa các dòng họ hay tư tưởng gia trưởng, ngôi thứ trong dòng họ làm ảnh hưởng xấu tới tinh thần dân chủ, quyền tự do cá nhân của mỗi thành viên trong dòng họ.

Tiểu kết

Trong chương 3, tác giả đã chỉ ra những giá trị trong sinh hoạt văn hóa dòng họ Nguyễn Quý ở phường Đại Mỗ (quận Nam từ Liêm, thành phố Hà Nội). Nhìn chung đây là một dòng họ lớn trên vùng đất Đại Mỗ, có truyền thống học hành, thành đạt với những danh nhân nổi tiếng, có những đóng góp quan trong cho sự phát triển các triều đại quân chủ ở Việt Nam. Ngày nay, truyền thống sinh hoạt của dòng họ vẫn được phát huy rất tốt. Những sinh hoạt của dòng họ không chỉ có ảnh hưởng tới các thành viên trong dòng họ và còn ảnh hưởng tích cực tới nhân dân trên địa bàn phường. Để dòng họ hoạt động có nề nếp, quy củ và xứng tầm hơn với truyền thống, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục truyền thống dòng họ cho các thành viên từ trong mỗi gia đình của dòng họ.

KẾT LUẬN

Dòng họ Nguyễn Quý là một trong những dòng họ có mặt tại phường Đại Mỗ từ lâu đời, xưa kia dòng họ này có rất nhiều người đỗ đạt khoa bảng chính vì vậy dòng họ Nguyễn Quý có mang nét văn hoá truyền thống học hành mà nổi bật nhất là ba bố con, ông cháu Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý Ân, Nguyễn Quý Kính trong chính trường của Việt Nam đã có nhiều đóng góp xây dựng cho đất nước, cho nhân dân, có nhiều đóng góp về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị thời Lê - Trịnh.

Ngày nay con cháu dòng họ Nguyễn Quý đã và đang giữ nét văn hoá truyền thống đó của cha ông. Những di sản mà các thế hệ trước truyền lại vẫn được các thế hệ sau của dòng họ Nguyễn Quý bảo lưu cho tới bây giờ. Các sinh hoạt văn hoá của dòng họ Nguyễn Quý cũng được con cháu gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá đó. Nét văn hoá của dòng họ Nguyễn Quý mang đậm nét văn hoá nông thôn cũ, đây cũng là một trong những đặc trưng của văn hoá đồng bằng Bắc Bộ.

Cuối cùng, sinh hoạt văn hoá dòng họ mang một nét đặc trưng về tín ngưỡng tâm linh của con cháu đối với cha ông, sự tôn trọng những giá trị thiêng liêng mà cha ông để lại, đó là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Các dòng họ nói chung và dòng họ Nguyễn Quý nói riêng cần phát huy, kế thừa những giá trị tốt đẹp đó, cùng góp phần đưa Việt Nam hướng tới một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đức Cường (chủ chủ biên), Danh nhân Nguyễn Quý Đức nhà chính trị - văn hoá lớn thế kỷ XVII – XVIII, Viện sử học.

2.Phan Đại Doãn, Mai Văn Hai (2000), Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Bùi Xuân Đính, Nguyễn Viết Chức (Đồng chủ biên) (2010), Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Bùi Xuân Đính (2010), Giáo dục và Khoa cử nho học Thăng Long – Hà Nội, Nxb Hà Nội.

5. Vũ Thế Khôi (Dịch và chú thích), Nguyễn Văn Nguyên (Hiệu đính) (2004), Vũ tộc thế hệ sự tích Mộ Trạch -Hải Dương, Nxb Thế giới, Hà Nội.

6. Nguyễn Quang Lê (chủ biên) (2018), Những biến đổi văn hoá dòng họ người Việt thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Khoa học xã hội.

7.Ninh Viết Giao (1998), Địa chí văn hóa Quỳnh Lưu, Nghệ An, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Quy ước làng văn hoá Thôn Đình xã Đại Mỗ - huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội (2003).

9. Hội văn nghệ dân gian Nghệ An, Sở Khoa học công nghệ và môi trường Nghệ An, Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình Nghệ An, Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian (1997), Văn hóa các dòng họ ở Nghệ An (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb Nghệ An.

10. Hương ước làng Đại Mỗ - Tổng đại Mỗ - Phủ Hoài Đức - Tỉnh Hà Đông (1936), Thư viện Viện Khoa học xã hội.

11. Nguyễn Quý Vy (chủ biên) (2007), Gia phả dòng họ Nguyễn Quý, Tài liệu lưu hành nội bộ.

PHỤ LỤC

Hình ảnh sinh hoạt văn hóa dòng họ Nguyễn Quý (phƣờng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội)

Ảnh 1. Lăng mộ danh nhân Nguyễn Quý Đức [Nguồn: Ảnh tư liệu của dòng họ Nguyễn Quý]

Ảnh 2. Phần mộ cụ Nguyễn Quý Ân [Nguồn: Tác giả chụp ]

Ảnh 3: Phần mộ cụ Nguyễn Quý Kính [Nguồn: Tác giả chụp ]

Ảnh 4: Toàn cảnh Từ đường dòng họ Nguyễn Quý [Nguồn: Tác giả chụp ]

Ảnh 5. Sân ngoài nhà thờ Tam Đại Vương dòng họ Nguyễn Quý [Nguồn: Tác giả chụp]

Ảnh 6. Bên trong Từ đường dòng họ Nguyễn Quý [Nguồn: Tác giả chụp]

Ảnh 7. Miếu Động Biện (Lạc Thọ Đình) thờ danh nhân Nguyễn Quý Đức [Nguồn: Tác giả chụp lại từ ảnh tư liệu dòng họ Nguyễn Quý]

Ảnh 8: Nghi thức tế lễ tổ tiên tại từ đường dòng họ Nguyễn Quý [Nguồn: Tác giả chụp lại từ ảnh tư liệu dòng họ]

Ảnh 9, 10, 11. Hình ảnh về lễ kéo lửa, thổi xôi trong ngày giỗ tổ họ [Nguồn: Nguồn tư liệu dòng họ]

Ảnh 13. Chân dung danh nhân Nguyễn Quý Đức, tranh lụa cổ [Nguồn: Tác giả chụp từ nguồn tư liệu dòng họ]

Ảnh 14. Chân dung cụ Nguyễn Quý Kính, tranh lụa cổ [Nguồn: Tác giả chụp từ tư liệu dòng họ]

Một phần của tài liệu Sinh hoạt văn hoá dòng họ nguyễn quý tại phường đại mỗ, quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)