Nhìn nhận về vai trò của sinh hoạt văn hóa dòng họ Nguyễn Quý

Một phần của tài liệu Sinh hoạt văn hoá dòng họ nguyễn quý tại phường đại mỗ, quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 39 - 43)

2.1 .Vài nét về mảnh đất và con người Đại Mỗ

3.1. Nhìn nhận về vai trò của sinh hoạt văn hóa dòng họ Nguyễn Quý

MỖ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

3.1. Nhìn nhận về vai trò của sinh hoạt văn hóa dòng họ Nguyễn Quý Quý

Dòng họ Nguyễn Quý là một dòng họ nằm kề cạnh kinh đô Thăng Long xưa, thuộc huyện Từ Liêm. Đây là một huyện có nền nông nghiệp phát triển, có nhiều nghề thủ công, trong đó có những cụm làng nghề, làm ra các sản phẩm nổi tiếng cả nước, như làng dệt the ở La Cả, La Khê; dệt lĩnh ở Mỗ hoặc dệt vải ở Canh v.v…; có mạng lưới chợ dày đặc, quan hệ chặt chẽ với các phố phường Thăng Long. Với những điều kiện như vậy, nơi đây đã tạo nên một đời sống kinh tế tương đối ổn định hơn so với các vùng khác. Từ đó tạo cho con người ở đây cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển học hành, thi cử và đỗ đạt thành danh, trong đó có dòng họ Nguyễn Quý ở Phường Đại Mỗ. Nhìn nhận về vai trò của dòng họ Nguyễn Quý, có thể khai quát thành những điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất, đây là một dòng họ phát triển về học hành, khoa bảng.

Như đã trình bày, chỉ tính từ đời Nguyễn Quý Đức đến hết 3 đời sau đó, dòng họ này có 02 người đỗ đại khoa và 15 đỗ trung khoa, hơn 10 người đỗ tiểu khoa.

Sự thành đạt về học hành của dòng họ Nguyễn Quý được hình thành bởi nhiều yếu tố. Trước hết là chế độ sử dụng tuyển bổ quan lại thông qua con đường học vấn, thi cử, chế độ trọng dụng người hiền tài của Nhà nước phong kiến, nhất là giai đoạn từ giữa thế kỷ XVII trở đi, Nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài cần được củng cố vững chắc để đủ sức đối trọng với tập đoàn Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Họ Nguyễn Quý làng Đại Mỗ được sống trong bối cảnh lịch sử đó của đất nước, giữa vùng đất huyện Từ Liêm giàu truyền thống văn hóa, giáo dục, với một vệt làng nổi tiếng có nhiều người đỗ đạt - như đã trình bày. Đấy là

nguồn lực để người trong họ ganh đua cùng các dòng họ khác trong vùng khắc phục khó khăn, vươn lên và vượt lên - yếu tố quan trọng nhất, quyết định cho sự thành đạt về học hành.

Tuy nhiên, dòng họ Nguyễn Quý chỉ thành đạt về học hành trong 3 - 4 đời, kể từ Nguyễn Quý Đức. Sau đó, dòng họ có rất ít người đỗ. Suốt thời Nguyễn, từ khoa thi Hương đầu tiên (Đinh Mão - 1807) đến khoa cuối cùng (1918), dòng họ này chỉ có 2 người đỗ Cử nhân. Điều này có nguyên nhân từ cuối thời Lê, nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên, việc học ở hầu hết các làng xã trên vùng châu thổ Bắc Bộ bị suy giảm nghiêm trọng. Làng Đại Mỗ cũng như dòng họ Nguyễn Quý cũng trong tình trạng tương tự. Trên thực tế, vào giữa niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786), do nội chiến diễn ra liên miên, dòng họ có nhiều người đã “bỏ” ngạch văn để chuyển sang ngạch võ, giống như trường hợp họ Nguyễn làng Vân Điềm (huyện Đông Anh, Hà Nội). Mạch học tại một đời bị “ngắt”, các đời sau không có điều kiện nối lại được, vì vậy, suốt thời Nguyễn, dòng họ chỉ có hai người đỗ Cử nhân.

Tiếp nối truyền thống cha ông, ngày nay, con cháu họ Nguyễn Quý có nhiều thành đạt trên con đường học hành. Theo điều tra sơ bộ, đến nay, làng Đại Mỗ đã có hàng trăm người tốt nghiệp đại học, nhiều người có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ, trong đó họ Nguyễn Quý trong có 48 người, trong số họ có bốn người có học vị Tiến sĩ là Nguyễn Thị Hải (ngành Hoá học), Nguyễn Quý Hiển (ngành Điện tử), Nguyễn Quý Thanh Hoá (ngành Ngoại ngữ) và Nguyễn Quý Thao (ngành Giáo dục), một người có học vị Thạc sĩ là Nguyễn Quý Dương (ngành Nông nghiệp); còn lại 43 người tốt nghiệp nhiều ngành đại học thuộc các lĩnh vực tự nhiên và xã hội, trong đó, họ Nguyễn Quý làng Đại Mỗ chiếm 20,8%

Thứ hai, trên nền tảng của truyền thống khoa cử, dòng họ Nguyễn Quý đã có nhiều danh nhân tham gia chính trị, có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển các triều đại phong kiến Việt Nam.

Thực tế cho thấy, học hành là nền tảng chính yếu của con đường hoạn lộ, quá trình học tập cũng để tích lũy tri thức cần thiết cho “nghiệp” làm quan. Nếu không có học hành thì không thể thi thố được với đời. Bản thân Nguyễn Quý Đức nếu không đỗ Đình nguyên - Thám hoa thì cũng không có cơ sở để được cất nhắc lên ngôi vị cao nhất của quan trường phong kiến: Tham tụng (Tể tướng). Từ Nguyễn Quý Đức, phúc ấm của dòng họ ngày càng dày lên. Ngoài ba bố con - ông cháu Quý Đức - Quý Ân - Quý Kính đều làm Tham tụng - một hiện tượng hy hữu trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, họ Nguyễn Quý còn có một loạt cháu con các thế hệ giữ các chức trách khác nhau trong bộ máy chính quyền các cấp. Ngoài các “ông cống” đã dẫn ở trên, qua gia phả, còn thấy một số người làm quan to, như Nguyễn Quý Thọ là Phó Lãnh binh Hà Nội (cuối thế kỷ XIX), nhiều người làm tri huyện, tri phủ…

Có thể nói, dòng họ Nguyễn Quý làng Đại Mỗ là một trong số ít dòng họ ở vùng Xứ Đoài thành đạt trên con đường tham chính. Sự thành đạt đó là do người trong họ được trang bị vốn kiến thức vững nhờ sự “học thật, thi thật” để trở thành tài thật. Họ mang một lý tưởng sống cao cả của kẻ sỹ ngày xưa: học là để thành danh (có danh phận trong xã hội), lập công (để được mọi người kính trọng), lập ngôn (khi nói được mọi người nghe) và lập đức (đức độ để được tâm phục, khẩu phục), học cũng là để tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Sự thành đạt đó còn bắt nguồn từ năng khiếu chính trị của dòng họ. Năng khiếu đó có nguồn gốc từ “tính trội về mặt sinh học xã hội” chỉ xuất hiện ở một số dòng họ trong những hoàn cảnh riêng biệt tạo ra.

Thời cận đại, dòng họ Nguyễn Quý có nhiều người tham gia phong trào cần vương, chống Pháp, như Nguyễn Quý Tuấn (đời thứ 10) tham gia cuộc khởi nghĩa do Tự So và Nhà sư Vương Quốc Chính lãnh đạo (năm 1898), ông Nguyễn Quý Khiêm (đời 10) giúp Nguyễn Thiện Thuật, đưa vị lãnh tụ Cần vương này về làng, song bị bọn phản động báo cho giặc Pháp đến bắt.

Nguyễn Quý Khiêm bị đày lên Cao Bằng và mất ở đó. Nguyễn Quý ích (1912 - 1975 thuộc đời thứ 13) mở hiệu ích Thái buôn bán rất phát đạt, làm

Hội trưởng Hội Tương tế Sài Gòn.

Thời hiện đại, dòng họ Nguyễn Quý có ông Nguyễn Quý Bình là một trong ba đảng viên Cộng sản đầu tiên của phủ Hoài Đức, tham gia lãnh đạo các phong trào đấu tranh cách mạng ở vùng ven Hà Đông. Tiếp đó, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, dòng họ có hàng trăm người tham gia bộ đội, 24 người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

Không chỉ có những đóng góp lớn lao vào việc xây dựng triều chính, dòng họ Nguyễn Quý làng Đại Mỗ còn có công với làng xã - như đã trình bày. Việc cả ba bố con - ông cháu Quý Đức - Quý Ân - Quý Kính đều được phong Phúc thần, được nhân dân trong làng và một số làng lân cận thờ làm thành hoàng làng cũng là hiện tượng hy hữu trong lịch sử làng xã vùng châu thổ Bắc Bộ. Người trong họ Nguyễn Quý còn có những đóng góp lớn với các làng khác. Tiêu biểu là bà Nguyễn Thị Thai - thứ thất của Hoàng giáp Nguyễn Quý Ân, đã cùng con là Nguyễn Quý Thường khai lập ra ấp Trung Hoàng (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây), được dân làng này tôn làm Phúc thần, duy trì thờ phụng đến ngày nay.

Thứ ba, dòng họ Nguyễn Quý cũng là một dòng họ có truyền thống sinh hoạt quy củ, nề nếp, có vị thế ở địa phương, được các danh nhân khai mở từ xưa và được các thế hệ dòng họ duy trì đến ngày nay.

Như đã trình bày ở chương 2, nhận thấy vai trò sinh hoạt văn hoá của dòng họ Nguyễn Quý vẫn được con cháu sau này tiếp nối giữ được truyền thống tốt đẹp của dòng họ, các sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng - tâm linh này cũng ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư tại phường Đại Mỗ, cũng như các vùng lân cận, cụ thể là Tam vị Đại Vương của dòng họ Nguyễn Quý là ba vị nhân thần được nhân dân trong vùng thờ cúng, không chỉ đóng góp cho triều đình lúc bấy giờ, khi còn sống các ông rất quan tâm đến địa phương, quan tâm đến cuộc sống của dân làng.

cháu dòng họ Nguyễn Quý khắc ghi trong đầu, dòng họ này vẫn giữ vững nề nếp thờ cúng tổ tiên từ xưa, kế thừa, phát triển và duy trì các sinh hoạt văn hoá.

Các sinh hoạt văn hoá tinh thần của dòng họ Nguyễn Quý khiến các thành viên trong họ gắn kết với nhau hơn có thể nhắc đến như họp họ, giỗ tổ, tảo mộ,…

Ngoài ra còn có các sinh hoạt văn hoá hệ thống về vật chất vật thể như sửa sang lại các nhà thờ bản chi, nhà thờ tổ, các mộ tổ điều này làm cho các thành viên trong họ gắn kết với nhau hơn, đoàn kết hơn trong việc giữ gìn và tu sửa các di vật mà cha ông để lại. Các thành viên trong gia tộc họ Nguyễn Quý cũng hiểu rõ điều này nên và rất chú trọng sinh hoạt văn hoá dòng họ, để bảo tồn và phát huy những giá trị vật chất cũng như tinh thần mà cha ông để lại.

Dòng họ Nguyễn Quý đã định cư tại Đại Mỗ từ rất lâu nên dòng họ này tại đây có vai trò quan trọng đối với cộng đồng, dòng họ này cũng đóng góp rất nhiều công trong việc xây dựng làng xã tại đây. Cụ thể khi nhắc đến điều này có công nhất là Tam vị Đại Vương điển hình là cụ Nguyễn Quý Đức khi về trí sĩ đã chia cho nhân dân đất để xây chợ “Khánh Nguyên” chợ Mỗ ngày nay. Cộng đồng nhân dân tại đây cũng rất tôn kính “Tam Đại Vương” của dòng họ Nguyễn Quý, điển hình là việc cứ đến ngày giỗ tổ nhân dân các làng Huyền Phố, An Thái, Khuê Ngang đều đến từ đường dòng họ Nguyễn Quý cùng với con cháu trong dòng họ để mở hội, tế lễ nhằm tạ ơn người có công với nước với nhân dân.

Đây là nét sinh hoạt văn hoá mà nhân dân quanh vùng đã gìn giữ từ lâu. Điều này làm cho vùng Mỗ thêm đa dạng hơn về văn hoá và giữ được nét văn hoá nông thôn truyền thống.

Một phần của tài liệu Sinh hoạt văn hoá dòng họ nguyễn quý tại phường đại mỗ, quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)