2.1 .Vài nét về mảnh đất và con người Đại Mỗ
2.2. Các giá trị hóa phi vật thể
2.2.1. Các lễ tiết trong năm
- Các ngày giỗ chi Giáp (chi trưởng)
+ Ngày 22 tháng 5 giỗ cụ Phúc Tâm Công
+ Ngày 9 tháng 2 giỗ cụ Từ Đức (vợ cụ Phúc Tâm) + Ngày 2 tháng 5 giỗ cụ Phúc An Công
+ Ngày 13 tháng 7 giỗ cụ Từ Hạnh (vợ cụ Phúc An) + Ngày 9 tháng 10 giỗ cụ Phúc Thắng
+ Ngày 19 tháng 5 giỗ cụ Từ Tâm ( vợ cụ Phúc Thắng) + Ngày 22 tháng 1 giỗ cụ Phúc Chỉ
+ Ngày 2 tháng 12 giỗ cụ Từ Ý (vợ cụ Phúc Chỉ)
- Các ngày giỗ chi Ất (chi thứ)
+ Ngày 14 tháng 5 giỗ cụ Thám Hoa Nguyễn Quý Đức
+ Ngày 24 tháng 7 giỗ cụ Nguyễn Thị Giảng (vợ cụ Nguyễn Quý Đức) + Ngày 9 tháng 6 giỗ cụ Hoàng Giáp Nguyễn Quý Ân
+ Ngày 4 tháng 9 giỗ cụ Trịnh Thị Chương (vợ cụ Nguyễn Quý Ân) + Ngày 8 tháng 12 giỗ cụ Công Vị Nguyễn Quý Kính
+ Ngày 15 tháng 4 giỗ cụ Tạ Thị Ngao (vợ cụ Nguyễn Quý Kính)
tế:): Chạp họ là các thành viên trong dòng họ cùng tập trung lại để cúng lễ tổ tiên, chạp họ của dòng họ Nguyễn Quý diễn ra vào tiết Đông Chí. Vào tiết này hàng năm, hai chi của họ Nguyễn Quý tổ chức lễ chạp họ, đi sửa sang, đắp lại các ngôi mộ tổ, với sự điều hành của Ban Khánh tiết và sự tham dự tự nguyện của các thành viên. Tùy từng năm, họ có một hành trình chạp họ riêng, phụ thuộc vào thời tiết, lượng người tham gia và các yếu tố khách quan khác. Đây cũng là dịp để hội đồng gia tộc bàn về kì lễ Xuân Tế để bàn xem bản chi nào sẽ chứa (làm cỗ) năm đó, dòng họ Nguyễn Quý có 9 chi nên mỗi một chi sẽ chứa (làm cỗ) một năm, các chi trong dòng họ sẽ thay phiên nhau trung bình cứ 9 năm lại đến lượt một chi.
Xuân Tế là ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày các thành viên trong dòng họ tụ tập lại từ đường để tế lễ tiên tổ họ Nguyễn Quý.