Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng văn hóa dòng họ Nguyễn Quý

Một phần của tài liệu Sinh hoạt văn hoá dòng họ nguyễn quý tại phường đại mỗ, quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

2.1 .Vài nét về mảnh đất và con người Đại Mỗ

3.2. Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng văn hóa dòng họ Nguyễn Quý

Quý tại phƣờng Đại Mỗ hiện nay

3.2.1. Vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể

quan trọng nó phản ánh bề dày truyền thống của một dòng họ, chứa đựng sợi dây liên kết các thành viên dòng họ lại với nhau. Duy trì sinh hoạt văn hoá cũng được các dòng họ chú trọng là tiền đề để củng cố các việc chung của dòng họ.

Hiện nay, về cơ bản có thể nhận thấy các giá trị văn hóa vật thể của dòng họ Nguyễn Quý vẫn đang được các thế hệ con cháu trong dòng họ bảo lưu, gìn giữ rất tốt:

- Nhà thờ họ vẫn giữ được nét cổ kính, các di vật như bia ký, tranh lụa cổ, hoành phi câu đối, tộc phả vẫn được các thế hệ gìn giữ, bảo quản.

- Các ngôi mộ tổ thường xuyên được con cháu trông nom gìn giữ, sửa sang và tu bổ lại.

- Quỹ họ và hòm công đức cũng rất được dòng họ Nguyễn Quý coi trọng bởi đây là sự đóng góp của các thế hệ thành viên trong dòng họ nhằm chi tiêu vào những sinh hoạt văn hoá vật chất vật thể của dòng họ này.

3.2.2. Vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể

Hiếu kính, kính trọng tổ tiên từ bao đời nay là truyền thống của dòng họ Nguyễn Quý, việc thờ cúng tổ tiên đã được dòng họ này duy trì từ lâu. Các thế hệ của dòng họ tiếp nối cha ông mình kế thừa và phát huy những gía trị truyền thống ấy qua các nghi thức, nghi lễ hàng năm. Việc thực hiện gìn giữ những phong tục cổ truyền nề nếp ấy mà từ bao đời nay là chỗ dựa tinh thần cho thế hệ con cháu dòng Nguyễn Quý.

Theo phong tục ở Đại Mỗ, hàng năm dòng họ Nguyễn Quý thường mở hội 5 ngày từ 15 tháng 2 đến 19 tháng 2 âm lịch. Các nghi thức, nghi lễ thường là tổ chức rước kiệu Long ngai bài vị từ các miếu về như:

+ Miếu Động Biên + Miếu Vườn Chùa + Miếu Nhà Cảnh

Trong khoảng thời gian mở hội dòng họ Nguyễn Quý cũng tổ chức các cuộc thi như kéo lửa thổi xôi,…và các trò chơi, văn nghệ như hát trèo, hát ả

đào, đấu vật, đánh cờ người. Có thể nói đây là một sinh hoạt rất đặc sắc của dòng họ, nó vượt khỏi phạm vi và tầm ảnh hưởng của dòng họ, thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân trên địa bàn phường, giống như một lễ hội tại địa phương. Đó là những giá trị văn hóa rất đáng quý còn được bảo lưu trong bối cảnh hiện nay.

Giỗ tổ của dòng họ Nguyễn Quý là ngày 9 tháng Giêng âm lịch, ngày này các thành viên trong dòng họ đều tụ tập đến nhà thở tổ để tế lễ tiên tổ.

Đến nay các nghi lễ cúng bái được dòng họ giản tiện mà chú trọng vào việc sum họp, quây quần với nhau giữ truyền thống văn hoá của dòng họ.

Để tránh mai một các nghi thức, nghi lễ truyền thống của dòng họ, Hội đồng gia tộc dòng họ Nguyễn Quý rất quan tâm đến việc tổ chức lễ nghi, cúng bái tổ tiên. Mỗi gia đình trong dòng họ đều là một mắt xích để duy trì được truyền thống sinh hoạt của thế hệ trước. Giữ gìn những lễ nghi, nghi thức truyền thống của cha ông cũng là một trong những nét đặc trưng của văn hoá cổ truyền dân tộc.

3.2.3. Vấn đề quan hệ dòng họ hiện nay

Bàn về quan hệ dòng họ, dòng họ là một thiết chế chiếm một vai trò quan trọng trong làng xã xưa nay. Dòng họ thường sẽ có tác động lớn đến văn hoá làng xã, vì trong một làng ít nhiều cũng có quan hệ họ hàng hoặc là dòng họ đó có sự liên quan mật thiết đến văn hoá của làng xã đó. Ở trường hợp dòng Họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ có ba bố con ông cháu (Tam Đại Vương) dòng họ này được nhân dân dân trong vùng thờ là Thành Hoàng làng vì khi còn sống ba cụ “Tam Đại Vương” có đóng góp lớn cho làng xã, cho đất nước. Để tạ công đức của ba vị cứ đến ngày lễ xuân tế hay ngày rằm tháng hai nhân dân trong làng và các vùng lân cận sẽ đến từ đường dòng họ Nguyễn Quý để cúng bái ba vị “Tam Đại Vương”. Điều này cũng chứng minh được cho sự tác động văn hoá của dòng họ nói chung và dòng họ Nguyễn Quý nói riêng với làng xã, góp phần tạo nên nét sinh hoạt văn hoá chung giữa làng xã vào dòng họ.

Cho đến nay dòng họ Nguyễn Quý có rất nhiều cành, nhánh, ngành nên con cháu rất đông có đến 9 chi thứ. Vì là dòng họ đông đinh (con trai) nên quan hệ trong làng rất phức tạp, người trong làng rất khó lấy nhau vì rất dễ có “dây mơ rễ má”. Đông con cháu trong làng nên dòng họ này có sự cố kết vô cùng chặt chẽ bởi họ có sự tương trợ lẫn nhau thường xuyên thăm hỏi người ốm đau bệnh tật, thăm hỏi người già yếu, quan tâm con cháu trong dòng họ, hỗ trợ nhau trong việc sản xuất và kinh doanh. Hầu hết mọi người đặc biệt là những người lớn tuổi đều rất quan tâm coi trọng đến họ hàng, dòng tộc, họ đều cho đó là nghĩa vụ, vì vậy việc duy trì sinh hoạt hội đồng gia tộc của dòng tộc này rất đều đặn, họ rất coi trọng sinh hoạt văn hoá dòng họ để giữ vững được nét truyền thống tốt đẹp cùa cha ông để lại. Sống trong quy ước của dòng tộc nên mọi người đều rất có trách nhiệm, đa phần nhiều người trong dòng họ Nguyễn Quý đều rất tự hào về cha ông và truyền thống khoa bảng của dòng họ mình. Từ đó phát huy tinh thần cố kết, đoàn kết, tương trợ, gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Có thể nói, họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ ngày nay là một trong những dòng họ có từ lâu đời và có sức ảnh hưởng tới làng xã tại đây. Là một trong số các dòng họ còn giữ lại các sinh hoạt mang đậm nét văn hoá truyền thống cổ truyền của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sinh hoạt văn hoá dòng họ nguyễn quý tại phường đại mỗ, quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)