Một số giải pháp để bảo đảm việc thực hiện văn hóa công sở tại Đài Truyền

Một phần của tài liệu Thực hiện văn hóa công sở tại đài truyền hình việt nam (Trang 57 - 73)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Một số giải pháp để bảo đảm việc thực hiện văn hóa công sở tại Đài Truyền

Truyền hình Việt Nam

Trên cơ sở những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn thực hiện VHCS tại Đài THVN, luận văn xin được mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện VHCS tích cực tại Đài trong thời gian tới. Cụ thể như sau:

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam trong việc thực hiện văn hóa công sở

Trong xây dựng và thực hiện VHCS, người lãnh đạo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là người định hướng, dẫn dắt và là người quan trọng quyết định nhất đến mỗi sự thay đổi về văn hóa của một công sở. Muốn VHCS được thực hiện tốt, trước hết người lãnh đạo cần có nhận diện được những giá trị văn hóa đang tồn tại trong công sở, chi phối tư duy, lối nghĩ, cách làm của các thành viên trong công sở. Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của VHCS cũng như việc xây dựng một môi trường VHCS bình đẳng, dân chủ, phát huy được tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của người lao động. Người lãnh đạo cần phát huy vai trò nêu gương trong học tập, rèn luyện, trau dồi chuyên môn nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử.

Để đảm bảo xây dựng và thực hiện VHCS tích cực tại Đài THVN, lãnh đạo Đài THVN cần:

Một là, quan tâm nhiều hơn nữa đến việc thúc đẩy thực hiện các quy định về VHCS, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu quyết định đến uy tín, hình ảnh và chất lượng bền vững của mọi hoạt động của tổ chức;

Hai là, lồng ghép việc thực hiện VHCS vào các hoạt động khác, xây dựng Quy chế khen thưởng, kỷ luật và đánh giá cán bộ gắn với việc thực hiện VHCS;

Ba là, quan tâm xây dựng bầu không khí làm việc dân chủ, khoa học, lành mạnh, tin tưởng, gắn bó với nhau; đồng thời tạo điều kiện cho mỗi CCVC, người lao động có cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp;

Bốn là, xây dựng và phổ biến đến toàn thể CCVC, người lao động những giá trị văn hóa tốt đẹp của Đài, của từng vị trí công việc, những giá trị nền tảng của đơn vị, bộ phận. Đây là cơ sở để góp phần tạo động lực cho đội ngũ CCVC, người lao động đoàn kết, gắn bó, tận tuỵ, hết lòng với công việc và luôn hướng tới những mục đích cao đẹp.

3.2.2. Hoàn thiện quy chế văn hóa công sở của Đài Truyền hình Việt Nam

Thực hiện VHCS muốn đạt được hiệu quả cao trước hết cần xây dựng quy chế cụ thể, chi tiết, rõ ràng, mang tính khả thi cao và phải phù hợp vơi mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Đài THVN.

Mặt khác, như đã phân tích ở trên, văn hóa và văn hóa công sở là phạm trù bao hàm nhiều nội dung, được tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau và luôn có sự khác biệt giữa các tổ chức. Tuy nhiên, Quy chế Văn hóa công sở hiện có của Đài THVN được xây dựng dựa trên cơ sở các quy định trong Quy chế Văn hóa công sở ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg nói chung. Mặc dù Quy chế Văn hóa công sở thể hiện trong Quyết định số 919/QĐ-THVN đã cố gắng cụ thể hóa các quy định gắn với thực tế công việc của Đài, tuy nhiên, các quy định mới dừng lại ở những quy định chung về các nội dung liên quan đến VHCS, không quy định hoặc nêu bật được điểm khác biệt trong thực hiện văn hóa công sở của Đài THVN.

Ngoài ra, các quy định về thực hiện VHCS cần được kết hợp với quy chế phân loại, đánh giá CCVC, người lao động, quy chế thi đua khen thưởng và kỷ luật của Đài, xây dựng các chế tài khen thưởng, xử lý vi phạm chặt chẽ. Đài THVN cần đưa các điều khoản cụ thể trong triển khai thực hiện quy chế VHCS trở thành các tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng, xếp loại lao động và tính thu nhập tăng thêm cho người lao động. Để khắc phục, cải tiến những điểm chưa phù hợp, cần thường xuyên lấy ý kiến đánh giá sửa đổi, bổ sung quy chế VHCS cho phù hợp với tình hình hiện tại, từ đó đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm xây dựng, gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Đài THVN.

3.2.3. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ, viên chức về văn hóa công sở

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ CCVC về xây dựng và thực hiện VHCS là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm xây dựng và đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng và hành động, phát huy tất cả các nguồn lực nhằm đảm bảo cho việc thực hiện VHCS đạt được kết quả tốt đẹp. Xây dựng VHCS còn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ và bản thân của mỗi thành viên, đồng thời phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của Đài.

Để nâng cao nhận thứuc của CCVC, người lao động của Đài về VHCS, cần phải tuyên truyền cho họ hiểu về bản chất, ý nghĩa, mục tiêu, yêu cầu, nội dung và tiêu chí xây dựng VHCS. Từng cá nhân trong đơn vị phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, hoàn thành

tốt mọi nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức, khắc phục những tồn tại để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Các hoạt động tuyên truyền có thể thực hiện thông qua các hình thức:

(i) Đẩy mạnh tuyên truyền về VHCS như tổ chức các buổi toạ đàm, sinh hoạt chuyên đề, các cuộc thi liên quan đến VHCS, xây dựng và phát động thi đua thực hiện nếp sống văn minh công sở giữa các đơn vị, bộ phận thuộc Đài, xây dựng và duy trì tác phong làm việc

(ii) Phổ biến để CCVC, người lao động hiểu được trách nhiệm của mình, từ đó nâng cao các hành vi VHCS, thay đổi cung cách làm việc, thay đổi nhận thức, suy nghĩ và thái độ, hành vi ứng xử với nhân dân, tiến dần đến các chuẩn mực của nền hành chính “chuyên nghiệp và hiện đại”. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của CCVC với công việc, xác định rõ vai trò, trách nhiệm với người đứng đầu trong việc duy trì trật tự, kỷ cương và thực hành dân chủ tại đơn vị.

Xác định được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của VHCS, mỗi CCVC, người lao động của Đài cần nâng cao tinh thần tự quản, tính tự giác, thái độ trách nhiệm với công việc và phải có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tin cậy lẫn nhau, tạo không khí cởi mở, thân thiện, tích cực trong phối hợp thực hiện các nhiệm vụ chung. Mỗi CCVC cần phát huy và duy trì tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tu dưỡng, học tập và rèn luyện.

(iii) Nhắc nhở các đơn vị phổ biến mọi nội quy, quy chế đến tất cả cán bộ nhân viên của đơn vị mình và những người đến Đài phục vụ cho nhu cầu của đơn vị

(iv) Đăng tải các vi phạm nguy hiểm và thường gặp trên trang VTV.net và trên các màn hình quảng cáo của Đài.

(v) Nhắc nhở các vấn đề liên quan đến thực hiện văn minh công sở trên hệ thống loa của Đài.

3.2.4. Phát hiện, biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, những điển hình tiên tiến trong thực hiện văn hóa công sở. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm văn hóa công sở

Để thúc đẩy và duy trì hiệu quả của xây dựng và thực hiện VHCS, cần thường xuyên thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát để kịp thời động viên, khuyến khích, khen thưởng các tập thể và cá nhân đạt nhiều năng suất, hiệu quả cao, đồng thời kiên quyết xử lý những cá nhân thường xuyên vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm nội quy, quy chế của công sở. Các công sở cần tạo điều kiện cho việc xây dựng một môi trường

khuyến khích đổi mới sáng tạo; xây dựng đội ngũ lao động của Đài có chuyên môn cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Khuyến khích, biểu dương những cách làm mới, những mô hình hay, những điển hình tiên tiến sẽ động viên, khích lệ và tạo động lực quan trọng giúp các CCVC của Đài nỗ lực cố gắng. Đài THVN và các đơn vị trực thuộc Đài cần có những biện pháp mạnh mẽ, thiết thực trong tổ chức thực hiện; kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên các điển hình tiên tiến đi đôi với việc nghiêm khắc xử lý các trường hợp cố tình vi phạm các nội dung của quy chế VHCS. Cần có các hình thức và biện pháp khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích trong thi đua thực hiện các quy định VHCS, đồng thời phải có chế tài đủ mạnh và cụ thể để xử lý các trường hợp vi phạm những chuẩn mực về VHCS.

3.2.5. Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa công sở tích cực

Môi trường văn hóa của công sở bao hàm hình thức thể hiện qua nhiều yếu tố như: các yếu tố bên ngoài của công sở, ở khuôn viên trụ sở làm việc, cách thức bố trí sắp xếp trong công sở, cách thức giải quyết các mối quan hệ công việc giữa các CCVC, người lao động với nhau và với khách hàng.

Xây dựng môi trường văn hóa công sở của Đài THVN chính là hàm ý xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giáo dục cho CCVC, người lao động hướng đến những giá trị tốt đẹp (chân – thiện – mỹ), những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, hướng tới hoàn thiện các mục tiêu về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của cơ quan, tạo môi trường để mỗi người đều có thể phát huy năng lực, trí tuệ, phát triển sự nghiệp.

Xây dựng môi trường văn hóa công sở tích cực ở Đài THVN cần hướng đến các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, cần tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, tất cả các CCVC, người lao động thực sự đoàn kết gắn bó, cùng hướng tới đạt được mục tiêu chung của công sở. Tạo bầu không khí làm việc thân thiện, tích cực, hoà hợp, thúc đẩy các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân trong nội bộ công sở cũng như các mối quan hệ với các khách hàng của Đài.

Thứ hai, cần quan tâm chăm lo đến cả đời sống vật chất cũng như tinh thần cho CCVC, quan tâm gắn bó với các lợi ích thiết thực để họ yên tâm công tác, cống hiến lâu dài.

Thứ ba, luôn tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vật chất, trang thiết bị làm việc để CCVC, người lao động thực hiện tốt nhất mọi nhiệm vụ được phân công.

Xây dựng môi trường văn hóa công sở tích cực cần quán triệt quan điểm lấy con người làm gốc. Muốn xây dựng VHCS tốt trước hết phải có những con người văn hoá, xây dựng những con người văn hoá. Để làm được điều này cần: (i) thường xuyên quan tâm giáo dục, nâng cao tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm của CCVC, người lao động, phát huy tính tích cực, chủ động của họ; (ii) tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về giá trị của tổ chức Đài THVN, trở thành động lực thúc đẩy mỗi CCVC, người lao động phấn đấu vươn lên trong công việc; (iii) có chế tài thưởng – phạt hợp lý, cơ chế quản lý dân chủ giúp cho những người cống hiến cho sự phát triển của Đài đều được tôn trọng và được hưởng những lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Xây dựng được những con người văn hóa chính là yếu tố then chốt nhất quyết định đến sự thành công hay không của việc thực hiện VHCS.

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính cho việc thực hiện văn hóa công sở

Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính không phải là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc xây dựng và thực hiện các quy định về VHCS. Tuy nhiên, các yếu tố về cơ sở vật chất, tài chính, phương tiện thiết bị làm việc lại có ảnh ưởng không nhỏ đến hoạt động của toàn công sở. Các trang thiết bị làm việc giúp giảm chi phí về thời gian, tiền bạc, công sức, đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho CCVC, người lao động.

Tăng cường đầu tư vào các yếu tố vật chất, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, đảm bảo đội ngũ CCVC có thể đáp ứng tốt được yêu cầu phát triển của Đài trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, việc bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất ngăn ngắp, hiện đại, gọn gàng, sạch sẽ, đúng quy định cũng là góp phần quan trọng làm nên nét đẹp văn hóa nơi công sở. Xây dựng và đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư vào hạ tầng, trang thiết bị làm việc là cơ sở để xây dựng VHCS, tạo môi trường làm việc tích cực cho tổ chức.

3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn hóa công sở

Kiểm tra và giám sát các nội dung thực hiện VHCS là một yếu tố quan trọng để tạo nên thành công trong thực hiện VHCS ở mỗi tổ chức.

Nhằm tăng cường ý thức, trách nhiệm thực hiện VHCS của CCVC, người lao động, Đài THVN cần tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở một cách đồng bộ, đi vào chiều sâu ở tất cả các đơn vị, bộ phận. Đưa nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện VHCS vào chương trình làm việc của lãnh đạo Đài.

Trong thời gian tới, Đài THVN cần tiếp tục tăng cường và thực hiện một số nội dung công tác sau:

(i) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát người và hàng hóa ra vào cơ quan, đặc biệt là vào ra toà nhà trung tâm

(ii) Tăng tần suất kiểm tra các hoạt động và sinh hoạt trong cơ quan và trong từng đơn vị

(iii) Thực hiện nghiêm quy định về quy trình sử dụng trường quay, kiên quyết dừng chương trình khi không thực hiện theo đúng quy trình

(iv) Tiến hành kiểm tra phát hiện và cấm mọi hình thức mua bán hàng hóa trong cơ quan (kể cả mua bán hàng online) và dùng địa chỉ cơ quan để nhận hàng

(v) Tiến hành lắp đặt thêm các hệ thống camera để theo dõi và giám sát các khu

vực cần thiết nhằm phát hiện những vi phạm

(vi) Lắp đặt thêm cửa từ cho một số khu vực quan trọng; bố trí và trang bị các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động kiểm soát.

Tiểu kết Chương 3

Thực hiện VHCS là yêu cầu quan trọng trong nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, điều hành của mỗi công sở. Trong quá trình thực hiện VHCS tại Đài THVN cần đảm bảo các định hướng như kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời đảm bảo những nguyên tắc trong hoạt động và ứng xử của CCVC, người lao động.

Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, phân tích làm rõ nguyên nhân của những bất cập, hạn chế, tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất các biện pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện VHCS tại Đài THVN. Nội dung các giải pháp tập trung vào các giải pháp cơ bản như: (1) Tăng cường sự lãnh đạo của lãnh đạo Đài THVN; (2) Hoàn thiện các quy định của quy chế VHCS; (3) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về thực hiện VHCS của CCVC, người lao động; (4) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện VHCS; (5) Phát hiện, biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, các điển hình tiên tiến trong thực

hiện văn hóa công sở. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm văn hóa công sở; (6) Tiếp tục

xây dựng môi trường VHCS tích cực; (7) Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính cho việc thực hiện VHCS.

KẾT LUẬN

Văn hóa công sở là yếu tố đặc biệt quan trọng, có vai trò quyết định đến hiệu lực, hiệu quả và sự phát triển bền vững của mỗi công sở. Mặc dù không phải là một nội dung của cải cách hành chính nhà nước, song VHCS là yếu tố quan trọng quyết

Một phần của tài liệu Thực hiện văn hóa công sở tại đài truyền hình việt nam (Trang 57 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)