Khái quát chung về Đài Truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện văn hóa công sở tại đài truyền hình việt nam (Trang 36 - 40)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Khái quát chung về Đài Truyền hình Việt Nam

2.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đài Truyền hình Việt Nam

Nhiệm vụ, quyền hạn của Đài THVN được quy định theo Nghị định số 02/2018/NĐ-CP ngày 04/01/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài THVN. Đài THVN có vị trí là Đài truyền hình quốc gia Việt Nam, đảm nhiệm chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cung cấp các dịch vụ công cho xã hội; thông qua các chương trình truyền hình để giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của xã hội. Theo quy định hiện hành, Đài THVN là cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí và tần số phát sóng.

Đài THVN có trách nhiệm xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án quan trọng khác của Đài THVN và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt. Đài THVN triển khai tổ chức sản xuất, truyền dẫn, phát sóng, phát hành và lưu trữ các chương trình truyền hình, báo điện tử, báo in theo quy định. Đài THVN có thẩm quyền ra quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, thời lượng phát sóng hàng ngày trên các kênh chương trình của Đài THVN theo quy định hiện hành của pháp luật.

Ngoài ra, Đài THVN chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đài truyền hình, các đài phát thanh và truyền hình địa phương về kế hoạch sản xuất các chương trình; quản lý, quyết định các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định. Đài THVN tham gia thẩm định các dự án, đề án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ được giao; triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, công tác tổ chức bộ máy, bảo đảm số lượng người làm việc. Đài THVN được vận dụng cơ chế tài chính, chi trả tiền lương cho người lao động như cơ chế tài chính, tiền lương của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Đài thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu của nhà nước đối với các doanh nghiệp

do Đài thành lập và đối với phần vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật...

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Đài THVN được quy định theo Nghị định số: 02/2018/NĐ- CP và Nghị định số 34/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 02/2018/NĐ-CP ngày 4/1/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài THVN. Cơ cấu tổ chức của Đài THVN được khái quát hóa theo sơ đồ 2.1. dưới đây:

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam

Nguồn: https://vtv.vn/hoat-dong-vtv/gioi-thieu.htm [52] Cụ thể, theo quy định tại Nghị định số 34/2020/NĐ-Chính phủ, hiện nay Đài THVN được tổ chức gồm 28 đơn vị, đó là: Văn phòng; Ban Kế hoạch - Tài chính; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Hợp tác quốc tế; Ban Kiểm tra; Ban Thời sự; Ban Thư ký biên tập; Ban Khoa giáo; Ban Truyền hình đối ngoại; Ban Truyền hình tiếng dân tộc; Ban Biên tập truyền hình cáp; Ban Văn nghệ; Ban Sản xuất các chương trình Giải trí;

Ban Sản xuất các chương trình Thể thao; Ban Thanh thiếu niên; Trung tâm Tư liệu; Trung tâm Sản xuất phim truyền hình; Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự; Trung tâm THVN khu vực miền Trung - Tây Nguyên; Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ; Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số; các cơ quan thường trú Đài THVN tại nước ngoài; Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng;Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình; Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình; Trung tâm Tin học và Công nghệ truyền hình; Trung tâm Mỹ thuật; Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình;

2.1.3. Đặc điểm hoạt động và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Đài Truyền hình Việt Nam

2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam

Đài THVN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước. Với vị trí quan trọng là Đài truyền hình quốc gia Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, trong công tác truyền thông của hệ thống chính trị, trong thời gian qua, hoạt động của Đài THVN đã đạt được nhiều kết quả, cụ thể là:

Một là, Đài THVN luôn thể hiện sự nhanh nhạy, kịp thời trong việc phát hiện và cung cấp thông tin về những vấn đề mới, có tính thời sự, vấn đề “nóng” được khán giả trong và ngoài nước quan tâm. Các chương trình phát sóng của Đài trong những năm qua đã thực sự trở thành cầu nối quan trọng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Hai là, Đài THVN là đơn vị tiên phong trong đổi mới, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ CCVC của Đài ngày càng gia tăng về số lượng, nâng tầm chất lượng, ngày càng trưởng thành, phát triển, luôn nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp.

Ba là, cơ sở vật chất hạ tầng của Đài được quan tâm đầu tư, ngày càng khang trang, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện các tác nghiệp tại chỗ.

Bốn là, Đài THVN luôn chủ động ứng dụng và thích ứng với những thành tựu

của khoa học công nghệ, tạo cơ sở và nền tảng cho quá trình chuyển đổi số hoạt động phát thanh – truyền hình.

Năm là, Đài THVN luôn quan tâm chú trọng và nhạy bén trong việc đổi mới các hoạt động của Đài phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khán giả trong và ngoài nước.

Với vai trò, vị trí đặc biệt của mình, những kết quả, thành tựu của Đài THVN trong thời gian qua góp phần quan trọng vào thành tựu 35 năm đổi mới của Đảng, Nhà nước, nâng cao vai trò, vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể trên, Đài THVN cũng đang đứng trước

những khó khăn, thách thức không nhỏ. Một là, trong bối cảnh của hội nhập quốc tế

và cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới cùng khả năng cạnh trạnh giữa các phương tiện truyền thông đã và đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải chuyển đổi số, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng

lực cạnh tranh đối với Đài THVN. Hai là, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của lĩnh vực

thông tin truyền thông, nguồn lực của Đài (nguồn lực con người, điều kiện cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo khác) thể hiện còn nhiều bất cập so với yêu cầu đặt ra

trong bối cảnh mới. Ba là, việc triển khaithực hiện nhiệm vụ chính trị của Đài vẫn

còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, có lúc chưa đáp ứng được mong đợi của nhân dân,

của Đảng và Nhà nước. Bốn là, năng lực, trình độ của đội ngũ CCVC của Đài tuy đã

có sự phát triển về nhiều mặt song vẫn còn hạn chế so với yêu cầu của công việc trong bối cảnh cạnh tranh và quá trình chuyển đổi số hiện nay. Bên cạnh đó, chế độ chính sách đối với CCVC còn nhiều khó khăn, chưa thực sự tạo động lực để người lao động an tâm công tác, cống hiến và gắn bó lâu dài với nghề. Công tác xây dựng đội ngũ có nơi, có lúc chưa thực sự được coi trọng đúng mức.

2.1.3.2. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Đài Truyền hình Việt Nam

Nhân sự của Đài hiện nay chủ yếu là các phóng viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên và những người thực hiện các công việc hành chính khác. Tổng số CCVC của Đài THVN tính đến thời điểm tháng 12/2020 là 3615 người, giảm đi 140 người so với đầu năm 2020 do kết quả của việc thực hiện đề án tinh giản biên chế. Theo báo cáo tổng kết năm 2020 của Đài THVN, chỉ tính trong năm 2020 Đài THVN đã cử 523 lượt CCVC đi đào tạo, bồi dưỡng các chương trình như: đào tạo lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng theo yêu cầu của từng vị trí việc làm. Cũng trong năm 2020, Đài THVN đã tổ chức và thực hiện được số

lượng 75 khóa đào tạo cho xấp xỉ 2300 học viên (trong đó 70 khóa đào tạo bồi dưỡng dành cho CCVC ở các đơn vị thuộc VTV) [16].

Một số đặc điểm cơ bản của đội ngũ CCVC làm việc tại Đài THVN:

- Với vai trò, vị trí là cơ quan truyền hình quốc gia, nhân sự làm việc tại Đài THVN được xem là lực lượng hàng đầu trong công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới nhân dân, có khả năng lan toả và định hướng dư luận. Do đó, đội ngũ nhân sự của Đài (đội ngũ phóng viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên) không chỉ là những nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao mà còn đòi hỏi họ phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu thực tiễn.

- Truyền hình là một lĩnh vực sản xuất vật chất đặc biệt, đòi hỏi sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên nhằm tạo ra những sản phẩm, hàng hóa đặc biệt cho khán giả. Truyền hình phải hướng đến tính phổ cập đại chúng, tạo sự bình đẳng, tự do trong việc tiếp nhận sản phẩm của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, CCVC, người lao động làm việc trong Đài THVN đòi hỏi phải là những người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực hiện văn hóa công sở tại đài truyền hình việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)