4 Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Tá
1.5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng
nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nói chung và về hành vi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng nói riêng được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn cụ thể :
Thứ nhất là thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
- Đối với hành vi Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày; Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp và nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên có phát sinh số thuế phải nộp thì ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan
thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.
- Đối với hành vi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh
nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết tốn thuế thu nhập doanh nghiệp, thì ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền
Thứ hai là đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các
quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề
nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính về thuế, hóa đơn. Thời hiệu xử phạt vi phạm áp dụng là 02 năm kể từ ngày
thực hiện hành vi vi phạm. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ ba là trong thời hạn quy định 02 năm mà tổ chức, cá nhân cố tình trốn
tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh cản trở việc xử phạt.
Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Thứ nhất là tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh
cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác
hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.
Thứ hai là ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo là ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao, gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt
Thời hạn truy thu thuế
Thứ nhất là quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế khơng bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm
nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Thứ hai là thời hạn truy thu thuế trong mười năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và
khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước. Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn
truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng
khơng ít hơn thời hạn truy thu là mười năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với quy định về thời hiệu về xử phạt hành chính đối với thuế, hóa đơn
nói chung và với hành vi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng nói riêng đã có những quy định cụ thể rõ ràng đối với từng trường hợp qua đó thể hiện tính cơng bằng nghiêm minh của hệ thống pháp luật đồng thời bổ sung thêm so với quy định cũ về thời hạn truy thu thuế đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì thời hạn truy thu khơng được ít hơn mười năm so với quy định cũ là mười năm
cho tất cả trường hợp. Có thể thấy đây là một bước tiến thay đổi trong quy định
nhằm tạo ra khung pháp lý đầy đủ chi tiết hơn tạo tính cơng bằng trong việc áp dụng thời hạn truy thu thuế.
Tiểu kết chương 1
Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng là một quy trình thực hiện theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ- CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Việc xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực này được áp dụng một cách hiệu quả trong cuộc sống, tạo ra hành lang pháp
lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh chịu tác động thuế giá trị gia tăng, cũng như các chủ thể quản lý nhà nước, từ đó ngăn
chặn tình trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, đảm bảo ổn định an ninh kinh tế, đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, hóa đơn nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng.
Trong chương này, người viết trình bày về khái niệm cũng như hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành vi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo cách thức chung và thống nhất trên cơ sở quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 và Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Qua đó phân tích khái niệm, đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, nhấn mạnh về việc phân định thẩm quyền xử
phạt, hình thức xử phạt, cũng như trình tự, thủ tục, thời hiệu xử phạt và thời hạn truy thu thuế với những vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nói chung và về hành vi vi phạm thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng nói riêng.
Từ những quy định mới tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn so với quy định cũ người viết cũng đưa ra những thay đổi tiến bộ chi tiết cụ thể hơn nhằm so sánh làm nổi bật những điểm mới cho thấy được sự
thay đổi trong quy định tạo tính chặt chẽ thống nhất đồng bộ trong quy định giúp cho
cơ quan quản lý thuế kịp thời phát hiện, xử lý cũng như ngăn chặn hành vi vi phạm
hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đảm bảo công bằng, minh bạch trong môi trường đầu tư, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế cho người nộp thuế, nâng cao tình thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức
ngành thuế. Tạo môi trường phát triển lành mạnh công bằng cho đối tượng tham gia trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng từ đó kích thích việc phát triển kinh tế xã hội trong thời kì hội nhập cũng như cùng chung tay chống lại dịch bệnh Covid.
CHƯƠNG 2