1.2 Đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật
1.2.6 Kết quả của đối thoại và xử lý kết quả đối thoại
Theo quy định tại khoản 2 Điều 139 của Luật TTHC năm 2015, việc đối thoại phải được lập thành biên bản. Bên cạnh các nội dung như ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp; địa điểm tiến hành phiên họp; thành phần tham gia phiên họp, biên bản phiên họp phải có ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; nội dung đã được đương sự thống nhất, không thống nhất. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc
biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản phiên họp ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.
Việc xử lý kết quả đối thoại được quy định cụ thể tại Điều 140 của Luật TTHC năm 2015 với các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, qua đối thoại mà người khởi kiện vẫn giữ yêu cầu khởi kiện, người bị kiện giữ nguyên quyết định, hành vi bị khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập giữa nguyên yêu cầu độc lập.
Đối thoại là cơ hội để các bên đương sự gặp gỡ, trình bày các yêu cầu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Qua đối thoại giúp các bên hiểu rõ về đối tượng khởi kiện, yêu cầu khởi kiện từ đó có thể thay đổi các quyết định của mình. Việc đưa ra các yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập là quyền của người khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu sau khi đối thoại, người khởi kiện người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên các yêu cầu, người bị kiện giữ nguyên quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án. Trường hợp này, các bên đều bảo lưu quan điểm của mình nên không thể thống nhất
được với nhau về việc giải quyết VAHC, Thẩm phán tiến hành các thủ tục đề đưa
vụ án ra xét xử tại phiên toà.
Thứ hai, qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện. Khởi kiện là hành vi pháp lý mang tính chủ quan từ phía người khởi kiện khi cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua đối thoại, người khởi kiện có thể tự nhận thức được quyết định hành chính, hành vi hành chính là đúng pháp luật, việc khởi kiện là không có căn cứ. Trong trường hợp này người khởi kiện có thể tự nguyện rút đơn khởi kiện. Đây là hành vi pháp lý đơn phương từ chính người khởi kiện để chấm dứt VAHC. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện và người khởi kiện có quyền khởi kiện trở lại nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Theo hướng dẫn tại Mục 2.2 Công
văn số 55/TANDTC-PC của Toà án nhân dân tối cao ngày 20 tháng 03 năm 2018 về tiêu chí xác định vụ việc hoà giải thành, đối thoại thành, trường hợp này được xác định là vụ việc đối thoại thành.
Thứ ba, qua đối thoại mà người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy b quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện.
Trong trường qua đối thoại người bị kiện nhận thấy các khiếu kiện do mình ban hành, thực hiện là không đúng với quy định của pháp luật nên đã cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ b quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện. Khi đó, người khởi kiện cho rằng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ b quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính đã khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mục đích tham gia tố tụng đã đạt được nên cam kết rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này Toà án sẽ lập biên bản về việc cam kết của đương sự. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Toà án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Toà án văn bản rút đơn khởi kiện. Hết thời hạn này mà một trong các bên đương sự không thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên toà xét xử vụ án. Trong trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện thì Toà án phải thông báo cho các đương sự khác biết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì quyết định của Tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Có thể nhận thấy, quy định về xử lý kết quả đối thoại theo quy định hiện hành đã khắc phục những thiếu sót, hạn chế của Luật TTHC năm 2010. Trước đây
do Luật TTHC năm 2010 không quy định cụ thể về vấn đề này nên thực tiễn đã phát sinh nhiều bất cập. Tại phiên họp đối thoại, khi người bị kiện cam kết hủy b quyết định hành chính bị khởi kiện, người khởi kiện đã cam kết rút đơn khởi kiện, thế nhưng vì các lý do khác nhau, người bị kiện đã không thực hiện cam kết. Đối với trường hợp này, khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án16. Ở đây, việc rút đơn khởi kiện hoàn toàn không mang tính tự nguyện từ phía người khởi kiện mà là kết quả của một sự cam kết giữa đôi bên. Vì thế, mặc dù quyết định đình chỉ giải quyết của Tòa án không trái với quy định pháp luật nhưng cách thức xử lý này không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích mà còn tạo nên sự bức xúc, không thuyết phục từ phía người khởi kiện17. Chính vì thế, việc xử lý kết quả đối thoại trên cơ sở cam kết và thực hiện cam kết của tất cả các bên đương sự theo quy định của Luật TTHC năm 2015 đã bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự, đặc biệt là người khởi kiện trong tố tụng hành chính.
16Theo điểm b khoản 1 Điều 120 của Luật TTHC năm 2010
17Nguyễn Hoàng Yến (2018), “Xử lý kết quả đối thoại trong tố tụng hành chính”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12, tr. 10-11.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Đối thoại là thủ tục trong tố tụng hành chính do Toà án tổ chức nhằm giúp các bên đương sự hiểu rõ về đối tượng, yêu cầu khởi kiện, lập luận, lý lẽ của nhau từ đó đưa ra các cách thức xử lý phù hợp. Đối thoại là thủ tục có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý, chính trị, kinh tế, xã hội. Kết quả của đối thoại là căn cứ để Toà án giải quyết VAHC. Đối thoại thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa Nhà nước và công dân, giúp giải quyết nhanh chóng VAHC, tiết kiệm chi phí tố tụng, hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
Pháp luật TTHC hiện hành đã quy định cụ thể về căn cứ đối thoại, thời điểm tổ chức đối thoại, nguyên tắc đối thoại, chủ thể tham gia đối thoại, trình tự đối thoại, kết quả đối thoại và xử lý kết quả đối thoại. Các quy định này đã khắc phục những
hạn chế, thiếu sót của Luật TTHC năm 2010 qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, bảo đảm quá trình giải quyết VAHC được kịp
CHƢƠNG 2
THỰC TIỄN ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
TẠI TỈNH VĨNH LONG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN