Thực tiễn hạn chế, vướng mắc trong thực hiện quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bào chữa và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quyền của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 36 - 39)

23 Nguyễn Văn Dũ (2020), tlđd (6)

2.2. Thực tiễn hạn chế, vướng mắc trong thực hiện quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bào chữa và nguyên nhân

chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bào chữa và nguyên nhân

2.2.1. Những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bào chữa

Thứ nhất, hạn chế, vướng mắc về quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của NBC.

Quy định của BLTTHS 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho NBC thực hiện quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật một cách

thuận lợi. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng những quy định này cịn nhiều trở ngại, đó là: Tài liệu, chứng cứ do NBC thu thập được và giao nộp cho các CQTHTT. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận tài liệu, chứng cứ này CQTHTT không tiến hành kiểm tra, đánh giá để sử dụng mà cũng khơng giải thích lý do vì sao khơng sử dụng chứng cứ này.

Thực tiễn trường hợp này, vụ án Võ Văn Kiêm, sinh năm 1966 bị Cơ quan CSĐT - Cơng an thành phố Tuy Hịa, tỉnh Phú Yên khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo quyết định khởi tố bị can số 291/CSĐT ngày 13/10/2020. Sau khi, Luật sư được TAND thành phố Tuy Hịa cấp thơng báo NBC tham gia tố tụng số 01/2021/TB- TA ngày 01/3/2021; qua hoạt động gặp, hỏi bị can, NBC thu thập được một số tài liệu như: Giấy xác nhân tình trạng thương tật, di dạng di tật của đối tượng bảo trợ ngày 06/4/2011 của Hội đồng giám định y khỏa tỉnh Phú Yên kết luận tỷ lệ tàn tật 81%, sau đó gửi đến TAND thành phố Tuy Hịa.

Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND thành phố Tuy Hòa đã Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung số 04/2021/HSST-QĐ ngày 31/3/2021 với yêu cầu tiến hành thực nghiệm điều tra bổ sung để xác định rõ bị cáo Võ Văn Kiêm là người khuyết tật nặng, tỷ lệ 81% thì có thể chạy được, rượt đuổi theo được để thực hiện hành vi chém người bị hại gây thương tích 25% hay khơng.

Tại Cơng văn số 74/VKS-HS ngày 19/4/2021 của VKS nhân dân thành phố Tuy Hịa gửi cho TAND thành phố Tuy Hịa có nội dung: “Việc bị cáo Võ Văn Kiêm chưa giao nộp các Giấy chứng nhận tàn tật trong giai đoạn điều tra, truy tố mà đến giai đoạn chuẩn bị xét xử bị cáo mới giao nộp. Điều này không vi phạm thủ tục tố tụng và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án. Tại phiên tòa, bị cáo khai không thể chạy, rượt theo bị hại được là quyền của bị cáo. Nội dung, diễn biến vụ án mà VKS đã truy tố là trên cơ sở kết quả điều tra chứ không chỉ dựa theo lời khai bị cáo. Vì những lý do trên, Hội đồng xét xử TAND thành phố Tuy Hòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung là không cần thiết. VKS nhân dân thành phố Tuy Hòa giữ nguyên cáo trạng số 19/CT-VKS ngày 04/02/2021, chuyển hồ sơ đến TAND thành phố Tuy Hòa để đưa ra xét xử theo quy định pháp luật.

Thực trạng này còn được minh chứng qua vụ án bị cáo Phùng Thạch Đơng can tội “Cố ý gây thương tích” do TAND huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận xét xử sơ thẩm từ ngày 27/5/2020 đến ngày 03/6/2020 và TAND tỉnh Bình Thuận xét xử phúc thẩm ngày 01/9/2020. Trong quá trình bào chữa, Luật sư được con gái bị cáo cung cấp một số hình ảnh về thương tích của người bị hại chưa khâu vá được chụp tại Trạm y tế xã sông Lũy, huyện Bắc Bình. Con gái của bị cáo lại được người chụp ảnh thương tích của bị hại gửi qua phần mềm Messenger. Nhận thấy hình ảnh này có giá trị bào chữa cho bị cáo, vì

theo hình ảnh này thì kết luận giám định và lời khai của người bị hại, người làm chứng có trong hồ sơ vụ án về diễn biến hành vi gây thương tích của bị cáo là khơng hợp lý. Sau khi cân nhắc, Luật sư chọn phương án cho con gái của bị cáo đến văn phòng thừa phát lại lập Vi bằng, rồi đưa lại cho Luật sư để giao nộp, sử dụng tại phiên tòa. Song hai cấp Tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều không xem xét, đánh giá, không xét hỏi, thẩm tra, không sử dụng Vi bằng do Luật sư giao nộp để giải quyết vụ án24.

Khi tham gian tố tụng, nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án được khách quan,

toàn diện, NBC đã đề nghị CQTHTT xác minh làm rõ, thu thập tài liệu có liên quan vụ

án nhưng khơng được hỗ trợ.

Đó là, vụ án Lưu Thanh Tính bị Cơ quan CSĐT – Cơng an thị xã Đơng Hịa, tỉnh Phú Yên khởi tố bị can về tội: “Cố ý gây thương tích”. Sau khi được cấp thơng báo đăng ký bào chữa, Luật sư đã gặp, hỏi bị can Lưu Thanh Tính trình bày mâu thuẫn giữa gia đình bị cáo và gia đình bị hại trước khi xảy ra vụ án, mâu thuẫn này đã được Công an xã Hịa Thành, thị xã Đơng Hịa lập biên bản. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư đã phát hiện mâu thuẫn về vật chứng vụ án được Cơng an xã Hịa Thành thu giữ theo Báo cáo vụ việc có dấu hiệu tội phạm ngày 14/9/2020 là: 01 (một) viên gạch màu nâu có kích thước 7 x 0.5(cm). Biên bản giao nhận vật chứng ngày 09/3/2021 tại Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Đơng Hịa tiến hành giao nhận: 01 (một) viên gạch màu nâu kích thước (9,5 x6,5x05)cm. Luật sư hướng dẫn bị can Tính làm đơn đề nghị Công an xã Hòa Thành cung cấp Biên bản giải quyết mâu thuẫn và tài liệu liên quan đến 01 viên gạch có kích thước (7 x0,5)cm nhưng các yêu cầu này đã bị từ chối hoặc cung cấp không đầy đủ. Mặc dù, BLTTHS 2015 quy định về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người tham gia tố tụng nhằm tạo sự công bằng trong hoạt động thu thập chứng cứ của NBC. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng chưa có cơ chế bảo đảm quyền cho NBC trong quá trình thu thập chứng cứ từ người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án.

Đối với trường hợp, NBC thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ phía bị hại, người làm chứng và những người khác. Hiện nay, trình độ nhận thức pháp luật nói chung, pháp luật hình sự, pháp luật TTHS nói riêng của người dân cịn có những hạn chế nhất định, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, điều này đã ảnh hường đến hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của NBC và rất khó thực hiện. Thực tiễn cho thấy, bị hại, người làm chứng, những người tham gia tố tụng khác không hợp tác trao đổi, làm viêc với NBC. Nguyên nhân được xác định, pháp luật tố tụng chưa có cơ chế bảo đảm quyền cho NBC

thu thập chứng cứ trong những trường hợp này. Ngồi ra, quy định pháp luật chưa có một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh để bảo vệ người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác, vì vậy, họ ngại tiếp xúc, có định kiến với NBC; người biết rõ sự việc nhưng khơng đủ can đảm trình bày tồn bộ diễn biến một cách trung thực, khách quan.

Thực tiễn trường hợp này, vụ án Huỳnh Thị Kim Quy phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Luật sư, sau khi được TAND tỉnh Đắk Lắk cấp thông báo NBC tham gia tố tụng số

02/2021/TB-TA ngày 02/3/2021 là NBC cho bị cáo Huỳnh Thị Kim Quy trong vụ án hình

sự phúc thẩm thụ lý số 28/2021/TLPT-HS ngày 12/01/2021. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và lời khai nhân chứng thể hiện trong biên bản lấy lời khai, băng ghi âm được viết thành chữ cung cấp cho Tòa án và lời trình bày tại các phiên tịa sơ thẩm mâu thuẫn, cụ thể: nhân chứng Đoàn Quang Sơn, Vương Văn Hùng – Cùng trú tại: Thôn 4, xã Ea Pil, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk. Thông qua bị cáo Huỳnh Thị Kim Quy, Luật sư muốn gặp những nhân chứng này để hỏi, nghe họ trình bày, lập biên bản nhưng họ đều từ chối gặp với lý do là đã trình bày cho Cơng an huyện và TAND huyện M’Đrắk. Tại phiên tịa phúc thẩm, vắng mặt các nhân chứng có tên nói trên, bị cáo Quy đề nghị Hội đồng xét xử hỗn phiên tịa để triệu tập và áp dụng biện pháp dẫn giải nhưng không được chấp nhận.

Thêm vào đó, NBC mong muốn gặp người bị hại trong vụ án là bà Đặng Thị Đào để làm rõ nội dung đơn yêu cầu khởi tố vụ án do người khác viết giúp có đúng diễn biến sự việc đã xảy ra hay không? thời gian, địa điểm đã thể hiện trong biên bản ghi lời khai ban đầu có đúng thành phần hay khơng nhưng đều bị từ chối.

Đối với trường hợp hoạt động thu thập chứng cứ của NBC đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa. Quy định này rất hình thức, thực tiễn hoạt động thu thập chứng cứ, NBC đã sử dụng các phương pháp đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp nhưng rất ít khi đạt được kết quả; đặc biệt là, cơ quan, tổ chức Nhà nước họ không hợp tác, không cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử phục vụ cho hoạt động bào chữa25. Như vậy, những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án và có lợi cho người bị buộc tội do NBC phát hiện nhưng không thu thập được. Khi không nhận được sự hợp tác của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp tài liệu, đồ vật thì NBC đề nghị sự hỗ trợ, hợp tác từ phía cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập. Trường hợp khơng thể tự mình thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa thì NBC có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập26. Trong trường hợp này,

25 Nguyễn Thành Công (2020), tlđd (5)

Một phần của tài liệu Quyền của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)