Khoản1 Điều 108 BLTTHS

Một phần của tài liệu Quyền của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 40 - 46)

Thứ hai, hạn chế, vướng mắc trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật.

Hạn chế này chủ yếu liên quan đến thủ tục tiếp nhận chứng cứ do NBC cung cấp và đánh giá, sử dụng các chứng cứ đó. Quy định pháp luật tố tụng về thủ tục tiếp nhận chưa rõ ràng, cụ thể; chính vì vậy, khi NBC đưa ra chứng cứ, các cơ quan có thẩm quyền thường khơng để ý quan tâm hoặc tiếp nhận chứng cứ do NBC giao nộp một cách không đầy đủ, khơng xem xét một cách tồn diện về nội dung và hình thức. Viêc đánh giá chứng cứ do NBC đưa ra thường bị xem nhẹ.

Thực tiễn trong trường hợp này: Vụ án Nguyễn Thị Thiên Sinh, sinh năm 1991 bị

Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Phú Yên ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 04 ngày 02/01/2020 và quyết định khởi tố bị can số 17 ngày 02/01/2020 về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, kèm theo quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 07/01/2020 đến ngày 02/9/2020 và quyết định tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 06/7/2020 đến ngày 02/9/2020. Luật sư được cấp thông báo về việc đăng ký bào chữa số 01/VPCQCSĐT ngày 14/01/2020 của Cơ quan CSĐT– Công an tỉnh Phú Yên. Về hành vi phạm tội của Nguyễn Thị Thiên Sinh được thực hiện như sau: Từ tháng 11/2018 đế tháng 12/2018, Sinh đã gặp Nguyễn Thái Huy, sinh năm 1977, trú tại: 40/04 Nguyễn Thái Học, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đề nghị th xe ơ tơ biển kiểm sốt 78A-054.29, thời hạn 01 tháng từ ngày 07/11/2018 đến ngày 07/12/2018, số tiền thuê xe là 17.000.000đ/tháng, hợp đồng thuê xe bằng miệng. Sau khi thuê xe, Sinh liên lạc với anh Nguyễn Viết Lượng, sinh năm 1985, trú tại nhà cơng vụ Lữ Đồn 189, quân chủng Hải Quân đóng quân tại phường Cam Nghia, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đặt vấn đề cầm cố xe để mượn tiền. Ngày 09/11/2018, Sinh điều khiển ô tô gặp anh Lượng cầm cố chiếc xe ô tô này và viết giấy vay số tiền 150.000.000đ, thời gian vay từ ngày 09/11/2018 đến ngày 09/12/2018. Quá thời hạn thuê xe nói trên, Nguyễn Thái Huy đã phát hiện sự việc Nguyễn Thị Thiên Sinh thuê xe ô tô rồi đi cầm cố cho người khác nên làm đơn tố giác đến cơ quan cơng an.

Q trình xác minh, thu thập xác định chiếc xe ô tô 78A-054.29 được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô số 013896 cấp ngày 27/9/2018. Tên chủ xe Công ty

TNHH Hân Tiên – Địa chỉ: 329 Lê Lợi, phường 5, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên do ông Nguyễn Văn Hưng, sinh năm 1978 – Chỗ ở: 34 Trần Quý Cáp, phường 3, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên là chủ sở hữu.

Sau khi gặp, hỏi Nguyễn Thị Thiên Sinh về nội dung và diễn biến vụ án, Luật sư thu thập được giấy vay tiền (bản pho to) ghi ngày 09/11/2018, có nội dung: Nguyễn Thị Thiên Sinh có vay Nguyễn Viết Lượng số tiền 150.000.000đ và thế chấp chiếc xe

ô tô 78A.054.29, thời hạn 01 tháng từ ngày 09/11/2018 đến ngày 09/122018. Nếu sai hẹn tơi chịu hồn toàn trách nhiệm, giao xe cho bên vay xử lý sau 5 ngày quá hạn.

Sau đó, Luật sư đã cung cấp giấy vay tiền này cho Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Phú Yên nhằm xem xét giải quyết cho khách quan, với lý do: Nguyễn Viết Lượng cầm cố xe ô tô và cho vay số tiền trên. Qua kiểm tra giấy tờ đã biết rõ giấy đăng ký xe ơ tơ nói trên là của người khác, không phải của Nguyễn Thị Thiên Sinh, trú tại: 18/4 Lương Văn Chánh, phường 4, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên nhưng vẫn chấp nhận cầm cố. Vì vậy, cần điều tra làm rõ động cơ, mục đích của Nguyễn Viết Lượng, trên cơ sở đó xom xét hành vi dẫn đến sai phạm của Nguyễn Thị Thiên Sinh.

Sau khi tiếp nhận tài liệu, chứng cứ do Luật sư thu thập, Cơ quan CSĐT không xem xét tài liệu giấy vay tiền này một cách toàn diện và đã kết luận hành vi Nguyễn Viết Lượng không phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có, chỉ là giao dịch dân sự giữa Nguyễn Viết Lượng với Nguyễn Thị Thiên Sinh.

Trong một vụ án khác: Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Trốn thuế” do có

kháng cáo của vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải được TAND tỉnh Khánh Hòa xử vào sáng ngày 16/01/2020. Ngay tại thủ tục phiên tòa Luật sư Ngô Anh Tuấn – Là người bào chữa cho hai vợ chồng ông Hải đã cung cấp cho Hội đồng xét xử một tài liệu mới. Đó là bản photocopy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại số 78/40 Tuệ Tĩnh (Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa) từ ơng Ngơ Văn Lắm cho chị ruột là bà Nguyễn Ngọc Hạnh với giá hơn 21,4 tỉ đồng. Hợp đồng này được Văn phịng cơng chứng Hồng Long (Tp. Nha Trang) cơng chứng vào ngày 22/01/2016. Nhà, đất tại số 78/40 Tuệ Tĩnh, phường Lộc Thọ chính là tài sản chuyển nhượng dẫn đến vụ án “Trốn thuế” này khiến 04 bị can bị truy tố theo khoản 1 Điều 161 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Do đó, phiên tịa phải hỗn và được xử lại vào sáng ngày 13/02/2020. Trong quyết định hỗn phiên tịa, Hội đồng xét xử không nhắc đến nội dung liên quan đến tài liệu mới mà Luật sư giao nộp có giá trị pháp lý hay không, đánh giá tài liệu mới như thế nào? Theo Luật sư Ngô Anh Tuấn, đây chỉ là tài liệu photocopy, do đó Tịa án phải điều tra, xác minh xem có phải là hợp đồng thật hay khơng? Nếu là hợp đồng thật thì nhà, đất số 78/40 Tuệ Tĩnh, tp. Nha Trang là tài sản của bà Hạnh. Bà Hạnh khơng cịn nhà đất nào khác thì khi bán căn nhà này cho vợ chồng ông Trần Vũ Hải, bà Hạnh được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật. Nếu như vậy thì khơng có hành vi phạm tội xảy ra và khơng có vụ án này.

Theo quy định BLTTHS 2015, trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo, NBC có quyền bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật. Chứng cứ cũ,

chứng cứ mới, tài liệu đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xét tại phiên tòa phúc thẩm. Bản án phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì khơng có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Với quy định về thủ tục TTHS hiện hành, tài liệu là bản photocopy hợp đồng chuyển nhượng do Luật sư cung cấp tại phiên tịa phúc thẩm là có thật nhưng chưa xác định được nguồn gốc, chưa được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định nên chưa được coi là chứng cứ, chưa có giá trị pháp lý để cơng nhận nếu vụ án được tiếp tục xét xử.

Theo quy định pháp luật, khi tiếp cận chứng cứ, tài liệu, đồ vật…liên quan đến vụ án do NBC cung cấp, cơ quan có thẩm quyền THTT phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của BLTTHS. Việc NBC cung cấp tài liệu công chứng photocopy và NBC không thể thu thập, xác minh tài liệu này tại Văn phịng cơng chứng để làm rõ tính hợp pháp tài liệu liên quan đến việc bào chữa thì NBC giao nộp và đề nghị Tòa án tiến hành thủ tục tố tụng thu thập tài liệu này để chuyển hóa thành chứng cứ có giá trị pháp lý khi tranh tụng.

BLTTHS cũng có quy định, ngay sau khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì Tịa án phải chuyển cho VKS cũng cấp. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, VKS phải xem xét chuyển lại cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án, cơ quan có thẩm quyền THTT phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của BLTTHS. Quyết định hỗn phiên tịa không nhắc đến nội dung liên quan đến tài liệu mới có giá trị pháp lý hay khơng, đánh giá tài liệu mới này ra sao? Theo quy định, những vấn đề này phải được xem xét giải quyết trong thời hạn hỗn phiên tịa và tiếp tục được kiểm chứng, đánh giá công khai tại phiên tòa phúc thẩm ngày 13/02/202028.

Thứ ba, hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện quyền đưa ra yêu cầu của NBC.

Về quyền yêu cầu đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu của NBC kể từ khi kết thúc điều tra theo BLTTHS 2015, cho thấy, quy định về quyền đưa ra yêu cầu của NBC gặp nhiều khó khăn, trở ngại và chưa có cơ chế đảm bảo thực hiện các quy định này. Một

28Bảo Hưng (2020) “Người bào chữa nộp chứng nộp tài liệu mới tại phien tòa phúc thẩm xử thế nào” http:// lsvn.vn/nguoi-bao-chua-nop-tai-lieu-moi-tai-phien-toa-phuc-tham-xu-the-nao.html, truy cập ngày 20/8/2021. lsvn.vn/nguoi-bao-chua-nop-tai-lieu-moi-tai-phien-toa-phuc-tham-xu-the-nao.html, truy cập ngày 20/8/2021.

trong những rào cản NBC luôn phải đối diện thường xuyên đó là các CQTHTT và người THTT trực tiếp giải quyết.

Thực tiễn cụ thể trường hợp này: Ngày 20/5/2019, Cơ quan CSĐT - Công an

tỉnh Khánh Hòa (PC03) khởi tố về tội “Trốn thuế” trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ 78/40 Tuệ Tĩnh, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa theo khoản 1 Điều 161 BLHS (sửa đổi bổ sung năm 2009). Ngày 11/9/2019, PC03 gửi giấy triệu tập ông Trần Vũ Hải và bà Ngô Tuyết Phương vào 09 giờ ngày 19/9/2019 đến PC03 để nhận bản kết luận điều tra vụ án đề nghị truy tố. Ngày 14/9/2019, Luật sư bào chữa cho các bị can căn cứ điểm l khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015, có đơn gửi PC03 yêu cầu được “đọc , ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra”, văn bản này cũng được gửi đến VKS nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Chiều ngày 18/9/2019, Luật sư nhận được văn bản số 304/PC003 ngày 18/9/2019 của PC03 trả lời đơn yêu cầu được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định tại Điều 73 BLTTHS 2015. Cơ quan PC03 sẽ xem xét và thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu liên quan đến việc bào chữa theo quy định tại Điều 82 BLTTHS và Khoản 6, Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC –BQP ngày 01/02/2018. Hồi 10 giờ 20 phút ngày 19/9/2019, ĐTV đã lập biên bản giao nhận đồ vật, tài liệu của NBC và bị can, trong đó có thống kế tài liệu yêu cầu được sao chụp liên quan đến việc bào chữa. BLTTHS 2015 không quy định kết luận điều tra phải ghi rõ giờ, phút ký kết luận. Tuy nhiên, từ việc giải quyết vụ án này cho thấy PC03 Cơng an tỉnh Khánh Hịa đã xác định thời điểm kết luận điều tra kết thúc và bản kết luận điều tra đã giao cho các bị can theo giờ, phút (được thể hiện theo các biên bản hoạt đông tố tụng do ĐTV lập kết thúc vào hồi 10 giờ 20 phút ngày 19/9/2019, trước thời điểm này là chưa kết thúc điều tra. Từ đó, PC03 trả lời từ chối giải quyết yêu cầu của NBC quy định tại điểm l khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015.

Cạnh đó, Điều 232 BLTTHS 2015 quy định: “Trong thời hạn 2 ngày, kể từ ngày kết thúc điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp, gửi bản kết luận điều tra cho NBC. Như vậy, thời gian Luật sư thực hiện quyền đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu liên quan kể từ khi kết thúc điều tra chỉ có thể thực hiện được trong thời hạn 2 ngày khi hồ sơ chưa gửi VKS cùng cấp;”.

Như vậy, từ khi kết thúc điều tra vụ án, NBC, bị can không nhận được thông báo của CQCSĐT (PC03) về thời gian, địa điểm, đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu liên quan

đến việc bào chữa theo như nội dung công văn số 304/PC03 (ngày 18/9/2019). Từ vụ án cụ thể này cho thấy, quyền của NBC theo điểm l khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015 chưa được đảm bảo. Do vậy, NBC chưa thể thực hiện quyền khác (quyền kiểm tra, đánh giá chứng cứ, trình bày ý kiến về chứng cứ, đề nghị giám định bổ sung, giám định lại29.

Thực trạng này còn minh chứng qua trường hợp: xét ở góc độ thu thập chứng

cứ, NBC xin sao chụp toàn bộ hồ sơ vụ án, cả việc đọc tài liệu cũng bị VKS nhân dân huyện Bến Lức, tỉnh Long An từ chối. NBC có thể phát hiện, ghi nhận chứng cứ từ hồ sơ vụ án mà CQĐT, VKS không phát hiện hoặc bị bỏ qua các chứng cứ. Tuy nhiên, việc thu thập chứng cứ từ hồ sơ cũng gặp khó khăn. Ví dụ trong vụ án cụ thể như sau: Ngày 28/10/2020, CQCSĐT – Công an huyện Bến Lức ra bản bết luận điều tra vụ án hình sự số 132/KL/CQĐT đối với Võ Ngọc Huân đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ đến VKS nhân dân huyện Bến Lức để truy tố. Cùng ngày, Thượng tá Huỳnh Văn Chúc – Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT - Công an huyện Bến Lức ký văn bản xác định Luật sư Phú và Luật sư Cường đủ điều kiện bào chữa cho bị can Huân. Trước đó, ngày 23/10/2020, gia đình bị can có đơn nhờ hai Luật sư bào chữa miễn phí cho Huân.

Ngày 05/11/2020, hai luật sư đến VKS nhân dân huyện Bến Lức để nghiên cứu, đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa cho bị can Huân theo quy định BLTTHS. Tiếp hai Luật sư, Kiểm sát viên Trần Thị Xuân Hương cho biết, hồ sơ vừa được CQĐT chuyển qua, nên hẹn tuần sau sẽ

thông báo cho các Luật sư biết ngày giờ đến sao chụp tài liệu. Ngày 13/11/2020, Luật

sư Cường liên lạc qua điện thoại, Kiểm sát viên Hương thông báo, VKS nhân dân huyện Bến Lức đã trả hồ sơ vụ án cho Cơ quan CSĐT Công an huyện Bến Lức để bổ

sung ngày 11/11/2020. Ngày 30/12/2020, Cơ quan CSĐT huyện Bến Lức ra bản kết

luận điều tra bổ sung, Luật sư Cường điện thoại xin lịch để tiếp cận hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên Hương hẹn 8 giờ 30 phút sáng ngày 18/01/2021. Có mặt tại VKS nhân dân huyện Bến Lức đúng thời gian như lịch hẹn, Luật sư Phú nhận được cuộc điện thoại của Kiểm sát viên Hương thơng báo dời sang ngày 21/01/2021 vì “bận cơng tác đột xuất”. Sau ba lần về tay không, đến lần thứ tư, hai Luật sư đã được Kiểm sát viên Hương tiếp sáng ngày 21/01/2021 và đưa ra bản “mục lục tài liệu” hồ sơ vụ án, được kiểm sát viên đánh máy sẵn gồm 118 bút lục. Vụ án có đến 348 bút lục nhưng Kiểm sát viên chỉ đồng ý cung cấp cho Luật sư 118 bút lục. Không đồng ý, ngày 25/01/2021, Luật sư Phú có đơn khiếu nại Kiểm sát viên Hương làm trái các quy định của

Một phần của tài liệu Quyền của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)