CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
2.3 Tác động của BĐDT đến CTV dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù
2.3.1 CEO và mối quan hệ BĐDT –CTV
Giám đốc hay tổng giám đốc của DN (CEO) là người điều hành DN. CEO chịu trách nhiệm định hướng, đưa tầm nhìn chiến lược, điều phối và giám sát mọi hoạt động công ty trong đó bao gồm các quyết định về tài chính. Do đó, bên cạnh vai trò của chủ sở hữu DN với các quyết định quản trị tài chính, giám đốc điều hành DN (CEO) cũng giữ vai trò quyết định trong việc thực thi các chính sách tài chính và hoạt động trong DN.
Theo lý thuyết chi phí đại diện của Jensen and Meckling (1976), CTV được xác định bởi chi phí đại diện xuất phát từ sự khác biệt lợi ích giữa cổ đông và những người điều hành DN. Do sự mâu thuẫn về lợi ích, người điều hành DN lựa chọn CTV để tối đa hóa lợi ích của chính họ thay vì tối đa hóa lợi ích của người sở hữu công ty. Khi DN có BĐDT cao sẽ làm tăng rủi ro kinh doanh và nguy cơ kiệt quệ tài chính. Do đó, người điều hành DN vì mục tiêu tồn tại của chính mình sẽ tăng sử dụng nợ đảm bảo đủ lượng vốn cho hoạt động kinh doanh cho DN. Mặt khác, Jensen (1986) với lý thuyết về dòng tiền tự do cho rằng việc sử dụng nợ cao sẽ giúp giảm bớt chi phí đại diện do nợ cao khiến các DN mất đi lượng tiền cố định do việc chi trả nợ. Điều này sẽ hạn chế các nhà quản lý DN sử dụng dòng tiền tự do cho các mục tiêu cá nhân bởi sự lo sợ DN phá sản và nguy cơ bị mất việc của các nhà quản lý, đồng thời buộc các nhà quản lý phải đưa ra các quyết định tài chính hiệu quả với DN. Do đó, khi có BĐDT tăng cao, người quản lý DN có xu hướng thắt chặt giảm việc sử dụng nợ.
Dưới góc độ lý thuyết hành vi của con người, Ackert and Deaves (2010) đề cập đến các đặc tính ảnh hưởng đến hành vi bao gồm nhận thức, trí nhớ, tự nghiệm, cảm xúc và sự tư tin thái quá. Theo đó, sự tự tin thái quá được hiểu là những hoạt động con người đánh giá cao kiến thức, năng lực, khả năng và sự chính xác về thông tin của họ đưa ra, hoặc họ có trạng thái tinh thần quá lạc quan về tương lai hoặc khả năng kiểm soát tình thế (Glaser and Weber, 2007). Khi con người tự tin quá mức về mình sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau như: (i) ước lượng sai (miscalibration) – đây là xu
hướng con người chắc chắn vào sự chính xác kiển thức của bản thân. (ii) Hiệu ứng tốt hơn trung bình (better than average effect) – đây là khuynh hướng con người tự đánh giá khả năng ở một số đặc tính tích cực của bản thân cao hơn mức trung bình của xã hội. (iii) Ảo tưởng kiểm soát (illusion of control) – đây là khuynh hướng con người tự cho mình có khả năng kiểm soát các tình huống tốt hơn trên thực tế họ có thể làm. (iv) Lạc quan quá mức (excessive optimism) – đây là hình thái con người đưa ra đánh giá về khả năng xảy ra các kết cục thuận lợi hoặc các kết cục bất lợi cao hơn hoặc thấp hơn nhiều lần so với kinh nghiệm xảy ra trong quá khứ hoặc so với những phân tích suy luận (Ackert and Deaves, 2010). Các nghiên cứu sau này đã chỉ ra rằng sự tự tin thái quá và các biểu hiện của nó là một đặc tính của CEO trong quá trình quản trị và đưa ra các quyết định tài chính trong DN (Statman and Tyebjee, 1985, Fairchild, 2010). Các CEO thường có tâm lý quá tự tin quá mức khi cho rằng khả năng kiểm soát của mình tốt hơn so với thực tế, đánh giá quá lạc quan về khả năng sinh lời từ các dự án họ đã quyết định đầu tư cũng như kết quả kinh doanh (Lê Văn Hưởng và cộng sự, 2016). Khi các CEO có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, họ có xu hướng tự tin về khả năng kiểm soát sự BĐDT cũng như việc sử dụng ĐBTC. Do đó, các DN có CEO từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính sẽ có xu hướng tăng việc sử dụng bẩy tài chính khi có BĐDT cao. Hay nói cách khác, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính của CEO sẽ làm giảm sự tác động âm của biến động động dòng tiền đến việc sử dụng nợ của các DN. Bởi những CEO này có sự tự tin thái quá và lạc quan vào quyết định của mình, nên có xu hướng gia tăng trong các quyết định tài chính của mình (Ben-David và cộng sự, 2007, Malmendier and Tate, 2015).
Lý thuyết ràng buộc các nguồn lực (Resource Dependence Theory) được Salancik and Pfeffer (1978) xây dựng nhằm giải thích doanh nghiệp sẽ hạn chế việc phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài. Công ty đuợc nhìn nhạ̛ ̂n như một hệ thống mở, phụ thuộc, và chịu ảnh hưởng từ những tổ chức bên ngoài và các yếu tố bất định từ môi trường xung quanh (Salancik and Pfeffer, 1978). Trong đó, các quyết định từ người điều hành có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN. Theo lý thuyết ràng buộc các
nguồn lực, người điều hành có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính thì vốn hiểu biết về kiến thức tài chính cũng như sự trải nghiệm qua các tình huống tài chính gia tăng. Khi đó, các CEO sẽ chia sẻ lại những giá trị đã tích luỹ được về mặt tài chính vào trong hoạt động điều hành công ty.
Đồng quan điểm, lý thuyết quản lý cấp cao Hambrick and Mason (1984) cho rằng các nhà quản lý khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến kết quả hoạt động của DN. Điều này là do các quyết định chiến lược, tổng thể trong DN liên quan đến các khía cạnh về mặt nhận thức của người quản lý (Hambrick and Mason, 1984). Do đó, các đặc điểm của người quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích các quyết định trong DN và kết quả hoạt động kinh doanh. Hay, các đặc điểm cá nhân, kiến thức, và kinh nghiệm của người quản lý chẳng hạn như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm trong lĩnh vực làm việc có thể một phần ảnh hưởng đến cách giải quyết vấn đề của người quản lý, từ đó, tác động đến các quyết định tài chính của họ (Gounopoulos and Pham, 2017). Dựa trên lý thuyết quản lý cấp cao, nhiều nghiên cứu đã kiểm định mối quan hệ giữa các đặc điểm của người quản lý và các quyết định tài chính trong DN. Các nghiên cứu tập trung vào trình độ học vấn, đặc điểm của người quản lý DN (Custódio and Metzger, 2014). Chỉ có một số ít nghiên cứu gần đây của Custódio and Metzger (2013), Custódio and Metzger (2014), Gounopoulos and Pham (2017) quan tâm đến kinh nghiệm làm việc của CEO. Cụ thể, Custódio and Metzger (2014) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính của CEO trong quá khứ đến chính sách tài trợ của DN cũng như việc nắm giữ tiền mặt, ĐBTC và chính sách cổ tức. Theo đó, CEO có kinh nghiệm về tài chính được định nghĩa là những CEO trước đây từng làm trong ngân hàng hoặc các trung gian tài chính hoặc giữ các vị trí liên quan đến tài chính ở các DN (kế toán, giám đốc tài chính, trưởng phòng ngân quỹ, trưởng phòng kế hoạch tài chính) hoặc làm trong các DN kiểm toán (Custódio and Metzger, 2014). Những CEO này sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm liên quan đến hoạch định ngân sách vốn, cũng như hiểu được nguồn tiền và nguồn vốn tối ưu cho DN. Đồng thời, CEO có kinh nghiệm về tài chính sẽ ứng biến linh hoạt với các biến động về nguồn vốn
của DN hơn, cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, gia tăng lợi nhuận và giảm nguy cơ phá sản cho DN (Kalelkar and Khan, 2016). Các CEO có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính thường đưa quyết định dựa trên các lý thuyết tài chính, đồng thời họ thường nắm giữ ít tiền mặt và sử dụng nhiều nợ hơn (Custódio and Metzger, 2014). Khi có sự BĐDT mặt cao DN có nguy cơ rơi vào trạng thái thiếu hụt tiền mặt, các DN có CEO có kinh nghiệp tài chính sẽ dễ huy động nguồn vốn bên ngoài hơn thậm chí các điều kiện tín dụng thắt chặt. Hay BĐDT tăng lên các DN có CEO từng có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực tài chính sẽ có xu hướng gia tăng việc sử dụng nợ.
Như vậy, các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm cho thấy kinh nghiệm của CEO ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách tài trợ trong DN. Cho đến hiện nay, chưa có nghiên cứu nào xem xét kinh nghiệm trong tài chính của CEO ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa BĐDT và CTV.