Địa vị pháp lý mới cùng nhiệm vụ chức năng mới có cơ cấu tổ chức mới. Điều 3 Tổ chức TAND quy định hệ thống các cơ quan thực hiện quyền tư pháp xét xử gồm các Tòa án:
1. Tòa án nhân dân tối cao (TANNTC). 2. Tòa án nhân dân cấp cao (TANDCC).
3. TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. 5. Tòa án quân sự (TAQS).
TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. TANDTC giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng: Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Cơ cấu tổ chức của TANDTC gồm: a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; b) Bộ máy giúp việc; c) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Thành phần TANDTC có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán TANDTC, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.
Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) TANDTC không dưới mười ba người và không quá mười bảy người, gồm Chánh án, các Phó Chánh án TANDTC là Thẩm phán TANDTC và các Thẩm phán TANDTC. Hội đồng Thẩm phán TANDTC có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; b) Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
d) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án TANDTC về công tác của TAND để trình Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước; đ) Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình UBTVQH; e) Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo VBPL thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án TANDTC và dự thảo VBPL giữa TANDTC với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành VBPL.
HĐTP TANDTC xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng HĐXX gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán TANDTC. Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng HĐXX gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán TANDTC được thực hiện theo quy định của luật tố tụng.
Hiến pháp mới 2013 và Luật Tổ chức TAND năm 2014 nhấn mạnh nhiệm vụ vai trò của Chánh án TANDTC với tư cách là người đứng đầu quyền tư pháp như sau: Chánh án TANDTC do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chánh án TANDTC theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chánh án TANDTC tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chánh án TANDTC.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án TANDTC
1. Tổ chức công tác xét xử của TANDTC; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Chủ tọa phiên họp của HĐTP TANDTC.
3. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các TAND theo quy định của luật tố tụng.
4. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
5. Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của HĐTP TANDTC bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.
6. Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do TANDTC trình Quốc hội, UBTVQH; ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành VBPL.
7. Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án TANDTC và Thẩm phán các Tòa án khác.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 1 Điều 63, khoản 1 Điều 64 của Luật này và các chức vụ trong TANDTC, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức của Chủ tịch nước.
9. Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 78, khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 80 của Luật này, trừ Thẩm phán TANDTC.
10. Trình UBTVQH quyết định thành lập, giải thể TANDCC; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự quân khu (TAQSQK) và tương đương; Tòa án quân sự khu vực (TAQSKV); quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TANDCC và thành lập các Tòa chuyên trách khác của TAND khi xét thấy cần thiết.
Trình UBTVQH phê chuẩn cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn bộ máy giúp việc của TANDTC.
11. Quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 và khoản 1 Điều 45; quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của TAND theo quy định tại Điều 24, khoản 2 Điều 34, khoản 2 Điều 41, Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3 Điều 55 và khoản 3 Điều 58 của Luật này.
12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 6 Điều 66, khoản 3 và khoản 4 Điều 70, khoản 7 Điều 75, khoản 4 Điều 88, khoản 3 Điều 92 và khoản 3 Điều 93 của Luật này.
13. Quyết định phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán, ngân sách chi cho hoạt động của các TAND; quy định biên chế của các TAQS sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
14. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện biên chế, quản lý cán bộ, quản lý và sử dụng ngân sách, cơ sở vật chất của TAND.
15. Tổ chức công tác đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác của TAND.
16. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBTVQH và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị của đại biểu Quốc hội. 17. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Một cơ cấu mới nhất trong tổ chức của hệ thống tòa án theo Hiến pháp mới là việc thành lập Tòa án cấp cao (TACC) với nhiệm vụ:
i. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
ii.Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Cơ cấu tổ chức của TANDCC gồm: i. Ủy ban Thẩm phán (UBTP) Tòa án nhân dân cấp cao; ii. Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Trường hợp cần thiết, UBTVQH quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TANDTC;
Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động. UBTP TANDCC gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm
phán cao cấp (TPCC) và một số TPCC do Chánh án TANDTC quyết định theo đề nghị của Chánh án TANDCC. Số lượng thành viên UBTP TANDCC không dưới mười một người và không quá mười ba người.
UBTP TANDCC có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; b) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án TANDCC về công tác của TANDCC để báo cáo TANDTC.
Phiên họp của UBTP TANDCC phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của UBTP phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Thẩm phán và HTND là những chủ thể tham gia xét xử. Các chức danh này được làm nhiệm vụ theo chế độ bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm:
1. Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện đối với các Tòa án. 2. Chế độ bầu HTND được thực hiện đối với TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân (HTQN) được thực hiện đối với TAQSQK và tương đương, TAQSKV. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia theo quy định của luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Cá nhân, cơ quan tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu TNHS theo quy định của pháp luật. TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Thành phần HĐXX ở mỗi cấp xét
xử do luật tố tụng quy định. TAND xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng. TAND xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì TAND có thể xét xử kín.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tôn trọng Tòa án. Nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, danh dự của TAND, cản trở hoạt động của Tòa án; người có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu TNHS theo quy định, của pháp luật. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán, Hội thẩm có quyền liên hệ với các cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN), các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để Thẩm phán, Hội thẩm làm nhiệm vụ.
Thẩm phán theo Luật Tổ chức TAND được phân định theo ngạch gồm: (i). Thẩm phán TANDTC; (ii). Thẩm phán cao cấp; (iii). Thẩm phán trung cấp và iv. thẩm phán sơ cấp. Việc phân định này thực sự sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc thay đổi cách hiểu máy móc về vai trò và vị trí của thẩm phán. Cách gọi và cách hiểu có phần mặc định như trước đây là thẩm phán tỉnh, thẩm phán huyện vô hình trung đã địa phương hóa chức danh này. Thẩm phán dù ở địa phương nào, thẩm phán cấp nào đều là những người nhân danh nhà nước, phán quyết của họ đều phải được mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân tôn trọng và nếu có liên quan thì phải có nghĩa vụ thi hành. Họ là những người được bổ nhiệm để thực hiện quyền lực tư pháp và không thể là viên chức của chính quyền tỉnh, huyện và tuyệt nhiên không thể áp dụng các chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật áp dụng dành cho công chức nhà nước
thông thường. Việc phân định cấp thẩm phán là quy định tiến bộ, song việc triển khai thực hiện nó cần có những bước tiếp cận mới, với sự đoạn tuyệt đối với tư duy và cách hành xử theo đó thẩm phán tòa án tối cao có quyền lực cao hơn thẩm phán TACC, thẩm phán tòa án tỉnh có quyền lực và ảnh hưởng cao hơn tòa án huyện. Cần bố trí để trong tòa án huyện cũng có thể TPCC, thẩm phán trung cấp (TPTC), thẩm phán sơ cấp (TPSC). Tòa án cấp nào cũng cần Thẩm phán có trình độ tinh thông, dạng chuyên gia luật pháp để hiểu đúng luật và áp dụng đúng luật ở cấp của mình. Bởi vì đa số bản án có hiệu lực thi hành là bản sơ thẩm, ở cấp xét xử đầu tiên. Việc bổ nhiệm thẩm phán theo ngạch cao cấp, trung cấp hay sơ cấp không nên gắn với nơi làm việc mà gắn với trình độ chuyên môn, thâm niên nghề nghiệp, bản lĩnh chuyên môn thông qua những cuộc sát hạch khách quan, qua đánh giá của dư luận xã hội. Trong thực tiễn những năm vừa qua, có những Thẩm phán có thâm niên xét xử gần 40 nhưng do là thẩm phán huyện nên lương của họ cũng chỉ đóng khung trong ngạch lương thẩm phán huyện. Vì thế, không ít thẩm phán quan ngại việc làm việc ở huyện do cơ hội trở thành thẩm phán ngạch cao hơn không rộng mở với họ.
Luật Tổ chức TAND năm 2014 thể hiện sự thay đổi quan trọng đối với nhiệm kỳ của thẩm phán. Rất nhiều nhà khoa học khi góp ý dự thảo Luật Tổ chức tòa án cho rằng cần qui định nhiệm kỳ của thẩm phán là 10 năm hoặc trọn đời, tránh cho thẩm phán đầu phải chịu áp lực của việc tái bổ nhiệm. Qui định mới của Luật Tổ chức tòa án có sự dung hòa giữa những đề xuất mới và qui định của Luật Tổ chức TAND năm 2002. Việc bổ nhiệm thẩm phán với nhiệm kỳ đầu tiên là 5 năm và các nhiệm kỳ sau nếu được tái bổ nhiệm là 10 năm cũng chứa đựng sự hợp lý nhất định. Mặc dù chưa giống như nhiều quốc gia trên thế giới thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời, qui định tái bổ nhiệm với nhiệm kỳ 10 năm cũng giải tỏa phần nào áp lực của thẩm phán trước vị trí của mình, giúp họ trở nên bản lĩnh hơn trong xét xử. Thực tế cho thấy việc bổ
nhiệm thẩm phán theo Luật Tổ chức TAND năm 2002 khiến cho rất nhiều thẩm phán trước thời tái bổ nhiệm gần như trở nên thiếu tự tin, lo lắng.
Việc bổ nhiệm suốt đời hoặc bổ nhiệm với nhiệm kỳ dài bắt nguồn từ tính chất hoạt động của thẩm phán. Lao động của Thẩm phán là lao động đặc biệt, lao động được nhà nước trực tiếp phân công (Chủ tịch Nước bổ nhiệm). Khi xét xử, thẩm phán nhân danh công lý, nhân danh quốc gia, thực thi công lý theo sự ủy thác của Nhân dân. Khi xét xử, người Thẩm phán phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc nhất định, trong đó nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất là độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Trong NNPQ, tính độc lập của tư pháp là một trong những đặc trưng cơ bản. Tầm quan trọng của tư pháp độc lập từ lâu đã được Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế năm 1948 (UDHR) ghi nhận: mọi người “đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án độc lập và khách quan” [30, Điều 10]. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) cũng khảng định mọi người có “quyền