Giải pháp về cơ cấu tổ chức nhằm tăng cường hoạt động của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ cấu tổ chức của Toà án, từ thực tiễn Toà án Nhân dân Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương (Trang 78 - 103)

Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương

Thực tiễn đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của TAND Thành phố Hải Dương theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức TAND năm 2014 từ năm 2019 đến nay đã cho thấy những thuận lợi, khó khăn và yêu cầu công tác của TAND Thành phố trong giai đoạn mới. Để TAND Thành phố Hải Dương đáp ứng yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác trong giai đoạn mới, cần triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:

Một là, căn cứ vào các vụ việc đã đảm nhiệm, việc đảm nhiệm công việc xét xử như vậy là quá tải cho các Thẩm phán và các HTND, đề nghị đầu tiên cho việc đổi mới cơ cấu tổ chức của TAND Thành phố Hải Dương phải tăng cường lực lượng biên chế cho Thẩm phán từ 5 đến 7 Thẩm phán nữa, thì mới đáp ứng đầy đủ chất lượng xét xử của thành phố. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức các tòa chuyên trách trước mắt 2 tòa chuyên trách, dân sự và hình sự phải phải hoạt động đúng chuyên môn, không hoạt động chung như hiện tại. Mặc dù đã được chuyên môn hóa nhưng chỉ dừng lại ở hình thức. Cả Thẩm phán của 2 tòa vẫn được phân công nhiệm vụ xét xử của tòa chuyên trách khác.

Hai là, tiếp tục củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức trong các đơn vị Tòa án theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014. Do số vụ việc giải quyết về hôn nhân và gia đình quá nhiều, nên chăng ở thành phố Hải Dương cần thiết phải thành lập tòa chuyên trách về Hôn nhân và gia đình. Theo con số báo cáo các năm số vụ hôn nhân gia đình từ 500 đến 800, gần 1. 000 vụ đều có sự gia tăng theo các năm kể từ khi có Hiến pháp năm 2013 cho đến nay năm 2019. Qua số liệu công bố các vụ việc giải quyết ở địa phương tập trung chủ yếu các vụ việc Hôn nhân gia đình, nên tổ chức tòa chuyên trách Hôn nhân gia đình.

Ba là, để hệ thống TAND thực sự là hệ thống cơ quan thực hành “quyền tư pháp”, cơ quan Tòa án từ Trung ương tới địa phương phải là những cơ quan QLNN, có vị trí độc lập nhất định trong bộ máy quyền lực từ Trung ương tới địa phương. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan QLNN khác với Tòa án và ngược lại cần được hoàn thiện trong tương lai. Theo đó, các vấn đề về thỉnh thị án giữa Tòa án cấp trên và Tòa án cấp dưới hay báo cáo các vụ án cụ thể giữa Tòa án địa phương với các cơ quan nhà nước ở địa phương cần phải được loại bỏ hoàn toàn.

Bốn là, muốn xây dựng một hệ thống Tòa án “gần dân”, ngành TAND cần tập trung công khai các hoạt động của Tòa án nhưng cũng cần phải có những biện pháp bảo vệ các thông tin liên quan đến an ninh, quốc phòng, thuần phong, mỹ tục và đời tư của cá nhân. Nhưng công khai hoạt động của tòa án sẽ nâng cao được trách nhiệm giải trình của ngành Tòa án, tăng cường khả năng giám sát của nhân dân và cơ quan tố tụng khác đối với hoạt động của Tòa án và cũng là để người dân dễ tiếp cận với hoạt động của Tòa án.

Năm là, ngành Tòa án cần phải được cung cấp đầy đủ nguồn tài chính để có thể thực hiện tốt các yêu cầu về tổ chức xét xử công bằng, bảo đảm người dân có thể tiếp cận được công lý trong hoạt động của Tòa án.

Cuối cùng, Phát huy tinh thần chủ động, ý thức trách nhiệm của cơ quan và đội ngũ cán bộ công chức TAND Thành phố: chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác của đơn vị; tập trung đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc; chủ động tổ chức triển khai thực hiện các Luật, Pháp lệnh được Quốc hội, UBTVQH thông qua có liên quan tới tổ chức và hoạt động của TAND; làm tốt công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện giới thiệu nhân sự để HĐND cùng cấp bầu HTND đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu, thành phần, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định; tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và Hội thẩm TAND, đặc biệt là nghiệp vụ xét xử đối với HTND mới được bầu lần đầu; thường xuyên thực hiện việc rút kinh nghiệm công tác xét xử; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tư pháp; chú trọng xây dựng TAND trong sạch, vững mạnh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xét xử, xây dựng Tòa án điện tử. Trước tình hình số lượng các loại vụ án tiếp tục có xu hướng gia tăng, nhiệm vụ của Tòa án được mở rộng; trong thời gian tới, công tác đào tạo, bồi dưỡng và đặc biệt là việc tự học hỏi, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi Thẩm phán, cán bộ Tòa cần được quan tâm, chú trọng.

Tiểu kết chương 2

Hải Dương vùng đất cổ lâu đời, cái nôi của nền văn minh Sông Hồng; là địa bàn chiến lược và trọng yếu ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Đây cũng là quê hương của những danh thắng, bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, là vùng "đất học", "đất danh nhân", "đất văn hiến" nổi tiếng. Những năm qua, kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển năng động và đang trở thành điểm sáng của đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là trung tâm, thủ phủ của Tỉnh Hải Dương, từ Thành Vạn, Thành Đông, thành phố Hải Dương (1923), thị xã Hải Dương (1947), thành phố Hải Dương (1997), đến nay thành phố đã có bề dày phát triển với những thay đổi mang tính bước ngoặt lịch sử; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đô thị loại I trực thuộc tỉnh Hải Dương.

TAND Thành phố Hải Dương đã tích cực đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức TAND 2014, hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác xét xử và góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh nhà. Quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của TAND Thành phố diễn ra trong bối cảnh có những thuận lợi, khó khăn chung của ngành và đặc thù riêng của một Tòa án cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh trên địa bàn một tỉnh ở vị trí trung tâm đồng bằng Sông Hồng giàu truyền thống chính trị, văn hóa, lịch sử, kinh tế-xã hội phát triển năng động, đô thị hóa và gia tăng dân số cơ học mạnh mẽ. Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế -xã hội, đô thị hóa và gia tăng dân số (cơ học) nhanh chóng, làm phát sinh và gia tăng các vụ việc tranh chấp và trách nhiệm đối với ngành tòa án. Từ thực tiễn thành phố Hải Dương, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới cơ cấu và tổ chức hoạt động của TAND Thành phố trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Hiến pháp được ban hành năm 2013 là sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước. Hiến pháp thể hiện những nội dung mới quan trọng nhằm thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011). Để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện NNPQ Việt Nam XHCN, nội dung Hiến pháp mới 2013 có những điểm mới quy định về TAND, thể hiện sự phân công QLNN một cách mạch lạc, đề cao trách nhiệm của Tòa án trong việc thực hiện quyền tư pháp; công bằng và công lý của một quốc gia được thể hiện tập trung ở việc thực hiện quyền tư pháp bằng hoạt động xét xử của Tòa án. Theo định hướng CCTP để đảm bảo tính độc lập trong việc thực hiện quyền tư pháp, tăng cường tranh tụng trong hoạt động xét xử; hiến pháp 2013 đã bổ sung một số nguyên tắc nền tảng mang tính hiến định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Là một trong những đạo luật quan trọng về tổ chức BMNN theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức TAND năm 2014 thể chế hóa các chủ chương, quan điểm của Đảng về CCTP, xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN; cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về tổ chức và hoạt động của TAND nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Luật tổ chức TAND là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của của TAND, bảo đảm Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 49 -NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược CCTP đến năm 2020 và Nghị quyết 08-

NQ/TW, ngày 02/01/2002 "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" của Bộ Chính trị; sự hướng dẫn của TANDTC và TAND Tỉnh Hải Dương về thực hiện Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức TAND năm 2014; TAND Thành phố Hải Dương đã tích cực đổi mới có nhiều chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, như: kiện toàn, củng cố bộ máy tổ chức, hoàn thành tốt công tác xét xử cả về tiến độ và chất lượng; không kết án oan người không có tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Ngoài ra, các mặt công tác khác như: hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự; giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp; cải cách thủ tục hành chính tư pháp,..cũng có nhiều chuyển biến tích, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, thẩm quyền của Tòa án là một thành phố giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, khoa học, y tế, dịch vụ của tỉnh Hải Dương – một địa phương có kinh tế- xã hội phát triển năng động, tốc độ đô thị hóa và dân số gia tăng cơ học cao ở khu vực Đồng bằng Bắc bộ nên quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của TAND Thành phố Hải Dương có những thuận lợi và khó khăn mang tính đặc thù đồng thời đặt ra những yêu cầu về việc tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động trong thời gian tới.

Trên cơ sở làm rõ quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động của TAND Thành phố Hải Dương từ năm 2014 đến nay; phân tích những yếu tố thuận lợi - khó khăn cùng với nguyên nhân khách quan - chủ quan, luận văn đề xuất nhóm các giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục đổi mới cơ cấu và tổ chức hoạt động của TAND Thành phố, để xây dựng TAND Thành phố Hải Dương ngày càng trong sạch, vững mạnh xứng đáng là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, xây dựng tỉnh Hải Dương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,

Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,

Hà Nội.

3. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2014), Tòa án nhân dân trong nhà nước pháp quyền, Nxb ĐHQGHN.

4. Nguyễn Đăng Dung (2015), “Vai trò bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp 2013, Thực hiện các quyền Hiến định trong Hiến pháp năm 2013, Khoa Luật-ĐHQGHN.

5. Trần Ngọc Đường (2014), “Những điểm mới trong Hiến pháp năm 2013 về cải cách tư pháp”, Kỷ yếu Hội thảo: Hiến pháp 2013 và vấn đề đổi mới tố tụng hình sự ở Việt Nam của Viện Chính sách Công và Pháp luật An giang, Hà Nội.

6. Vũ Công Giao - Lê Thị Thúy Hương (2014), “Những điểm mới về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 và việc thực thi”, Kỷ yếu Hội thảo: Hiến pháp 2013 và vấn đề đổi mới tố tụng hình sự ở Việt Nam của Viện Chính sách Công và Pháp luật An giang, Hà Nội. 7. Hoàng Hùng Hải (2015), “Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp 2013”, Thực hiện các quyền Hiến định trong Hiến pháp năm 2013, Khoa Luật ĐHQGHN.

8. Tô Văn Hòa (2014), “Nguyên tắc hai cấp xét xử và yêu cầu đổi mới tòa án nói chung và trong lĩnh vực tố tụng hình sự”, Kỷ yếu Hội thảo: Hiến pháp 2013 và vấn đề đổi mới tố tụng hình sự ở Việt Nam của Viện Chính sách Công và Pháp luật An giang, Hà Nội.

9. Đỗ Đức Minh (2014), “Bàn thêm về khái niệm”, Tạp chí Khoa học, (ISSN 0866-8612), Luật học, (3).

10. Đỗ Đức Minh (2014), “Hiến pháp năm 2013- Bước phát triển quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Luật học, (10), tr.60-67.

11. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

12. Quốc hội (2013), Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Hà Nội.

13. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

14. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.

15. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật số 100/2015/QH13, Hà Nội.

16. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Luật số 101/2015/QH13, Hà Nội.

17. Tòa án Nhân dân thành phố Hải Dương (2013), Báo cáo công tác thi đua, Hải Dương.

18. Tòa án Nhân dân thành phố Hải Dương (2014), Báo cáo công tác thi đua, Hải Dương.

19. Tòa án Nhân dân thành phố Hải Dương (2015), Báo cáo công tác thi đua, Hải Dương.

20. Tòa án Nhân dân thành phố Hải Dương (2016), Báo cáo công tác thi đua, Hải Dương.

21. Tòa án Nhân dân thành phố Hải Dương (2017), Báo cáo công tác thi đua, Hải Dương.

22. Tòa án Nhân dân thành phố Hải Dương (2018), Báo cáo công tác thi đua, Hải Dương.

23. Tòa án Nhân dân thành phố Hải Dương (2019), Báo cáo công tác thi đua, Hải Dương.

24. Tòa án nhân dân tối cao (2017), Thông tư của TANDTC 01/2017/TT- TANDTC về quy định phòng xử án, Hà Nội.

25. Đào Trí Úc (2014), “Mô hình quan điểm về tố tụng hình sự theo Hiến pháp năm 2013”, Kỷ yếu Hội thảo:Hiến pháp 2013 và vấn đề đổi mới tố tụng hình sự ở Việt Nam của Viện Chính sách Công và Pháp luật An giang, Hà Nội.

26. Đào Trí Úc (chủ biên) (2015), Giáo trình Nhà nước pháp quyền, Nxb ĐHQGHN.

II. Tài liệu trang Website

27. “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”,

https://moj.gov.vn/tttp/thongbao/Lists/ThongBao/Attachments/15/1.%2 0Cong%20uoc%20ICCPR%20-%20VN.pdf, (truy cập 9: 15 AM July 20, 2020)

28. “Giới thiệu khái quát Thành phố Hải Dương”, https://vansudia.net/gioi- thieu-khai-quat-thanh-pho-hai-duong/.

29. “Tổng quan lịch sử văn hóa Hải Dương”,

http://consonkiepbac.org.vn/t334/tong-quan-lich-su-v-n-hoa-hai-duong.

III. Tài liệu tiếng Anh

30. Universal Declaration of Human Rights,

PHỤ LỤC

Phụ lục số 1

QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG XỬ ÁN

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

---

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ cấu tổ chức của Toà án, từ thực tiễn Toà án Nhân dân Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương (Trang 78 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)