Tòa án nhân dân huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ cấu tổ chức của Toà án, từ thực tiễn Toà án Nhân dân Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương (Trang 40 - 50)

phố trực thuộc trung ương - cấp xét xử sơ thẩm cơ bản trong hệ thống tư pháp Việt Nam

Trong một NNPQ (Rule of law), hoạt động xét xử của Tòa án bao phủ ở khắp nơi có hoạt động của con người. Để cho hoạt động tư pháp - xét xử được diễn ra một cách đầy đủ và cần thiết, người ta chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị tư pháp. Với mục đích đảm bảo nguyên tắc độc lập của tư pháp, thường người ta không lấy đơn vị hành chính lãnh thổ làm đơn vị tư pháp. Nghị quyết 49 về Cải cách tư pháp năm 2005 của Bộ Chính trị Đảng CSVN đề ra chủ trương tách đơn vị hành chính ra khỏi đơn vị tư pháp. Nhưng thay vì còn rất nhiều khó khăn về tài chính/ngân sách, cùng với thói quen đi lại của dân và cũng của chính các Thẩm phán, cùng các chức danh khác có liên quan nên chủ trương đứng đắn trên mới chỉ được thực thi một bước. Đó là việc thành lập TACC thay cho các Tòa phúc thẩm của 3 miền Bắc, Trung, Nam của Hiến pháp năm 1992. TAND cấp huyện được tổ chức

theo đơn vị hành chính cấp huyện, vì vậy hình thành tâm lý coi Tòa án cấp huyện như đơn vị chức năng thuộc đơn vị hành chính cấp huyện, mặc nhiên hạ thấp địa vị pháp lý của TAND cấp huyện và ảnh hưởng đến tính độc lập tương đối của cơ quan này.

So với các cấp khác, TAND cấp huyện là cấp xét xử sơ thẩm cơ bản bởi những lý do sau đây:

- Sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên phải được diễn ra ở cấp thấp nhất của hệ thống tòa án, để cho Tòa cao hơn có khả năng cho việc đảm nhiệm ở các cấp xét xử cao hơn. Nguyên tắc 2 cấp xét xử bắt buộc cấp xét xử sơ thẩm phải do cấp thấp nhất của hệ thống xét xử thực hiện. Sự sai sót của cấp này có thể được cứu xét ở những cấp xét xử cao hơn. Cụ thể: (i) Trong trường hợp quyết định của tòa này không có kháng nghị, kháng cáo của các chủ thể có thẩm quyền, thì bản án/quyết định của của Tòa án có hiệu lực thực thi. (ii) Trong trường hợp bị kháng nghị, kháng cáo, thì bản án/quyết định của Tòa án sẽ bị xét xử lại và kiểm tra lại theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm ở cấp Tòa án cao hơn.

- Huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh là nơi diễn ra các sự kiện của vụ việc. Những vật chứng, nhân chứng dễ dàng cho việc tập trung ở cấp thấp nhất, đồng thời cũng là nơi dễ cho việc kiểm tra nhân chứng và vật chứng. Theo quy định của hệ thống thông luật Anh-Mỹ, sơ thẩm là cấp xét xử cho quyền đưa ra các vật chứng và nhân chứng. Cấp phúc thẩm của hệ thống này chỉ được quyết xem xét việc áp dụng pháp luật mà không tiến hành xét xử theo các chứng cứ của vụ việc. Cách tiếp cận khác hơn sẽ cho kết quả khác hơn hơn.

- Thực tiễn cũng cho thấy rằng án xét xử sơ thẩm ở cấp quận, huyện của Việt Nam cũng nhiều hơn. TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là cấp xét xử sơ thẩm hầu hết các loại vụ án thuộc thẩm quyền của TAND.

Thể theo tinh thần của Hiến pháp 2013 về mặt thẩm quyền của các TAND, Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định, TAND cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh là cấp xét xử cơ bản các vụ việc xảy ra ở địa phương với tất cả các loại hình, từ hình sự, dân sự, đến kinh tế, lao động và hành chính. Nhiệm vụ, quyền hạn của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: (i). Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật. (ii). Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật [13, Điều 44].

TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động. Chánh án TAND TC quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án TAND TC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có nhiệm vụ, quyền hạn: (i). Tổ chức công tác xét xử của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; (ii). Báo cáo công tác trước Hội đồng Nhân dân (HĐND) có thẩm quyền theo luật định và TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (iii). Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

Phó Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án TANDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Phó Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương

đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

Cơ cấu tổ chức của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, UBTVQH quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TANDTC. Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi TAND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án TANDTC quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.

Về cơ cấu tổ chức, tương tự như cơ cấu tổ chức của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có các Tòa chuyên trách bao gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Việc thành lập các Tòa chuyên trách ở TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phải tùy thuộc vào quy mô về công việc và đội ngũ Thẩm phán, công chức của từng đơn vị Tòa án; ở những đơn vị có số lượng công việc lớn, biên chế nhiều thì có thể thành lập Tòa chuyên trách.

Việc thành lập Tòa chuyên trách cụ thể nào trong số các Tòa chuyên trách nêu trên ở mỗi TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án TANDTC quyết định.

Về cơ cấu tổ chức của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, UBTVQH quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TANDTC.

Căn cứ quy định này và yêu cầu, thực tiễn xét xử ở mỗi TAND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án TAND quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách [14, Điều 45].

Theo quy định trên, thì các Tòa chuyên trách có thể được thành lập ở các TAND cấp huyện. Đây là nội dung hoàn toàn mới so với Luật tổ chức TAND năm 2002. Tuy nhiên, nếu như ở TANDCC, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Tòa chuyên trách là Tòa hành chính thì ở TAND cấp huyện nếu có thành lập Tòa này thì có tên gọi là Tòa xử lý hành chính.

So với Luật Tổ chức TAND năm 2002, hệ thống TAND chỉ có 3 cấp là TANDTC, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và TAND huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh và tương đương. Luật Tổ chức TAND năm 2014 đã quy định thêm TANDCC trong hệ thống TAND. Cơ cấu tổ chức của TANDTC theo luật Tổ chức TAND năm 2014 gọn nhẹ hơn so với bộ máy tổ chức hiện hành, cơ cấu tổ chức của TANDTC không còn có các Tòa chuyên trách nhưng thẩm quyền của TANDTC vẫn được bảo đảm là cơ quan xét xử cao nhất của nước ta.

Xuất phát từ tình hình chung của xã hội, diễn biến tội phạm, tình hình các tranh chấp không đồng đều giữa các đơn vị hành chính cấp huyện. Do đó, có Tòa án cấp huyện hàng năm phải giải quyết, xét xử trên dưới 3.000 vụ án các loại (tình trạng quá tải) nhưng có Tòa chỉ trên dưới 100 vụ án các loại. Tồn tại, bất cập nêu trên đã và đang diễn ra, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, nhất là các Tòa án cấp huyện bị rơi vào tình trạng quá tải. Bất cập lớn nhất hiện nay là tình trạng quá tải về xem xét giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC, làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác của Tòa thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

Bảo đảm chuyên môn hóa việc giải quyết, xét xử của Tòa án theo từng lĩnh vực xét xử nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc,

tạo điều kiện phân công, bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký Tòa án; trường hợp tại Tòa án không đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách thì phải bố trí thẩm phán chuyên trách. Thực hiện đúng quy định của Luật tổ chức TAND về tên gọi, cơ cấu của Tòa chuyên trách và quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tòa chuyên trách theo quy định của pháp luật.

Việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phải đáp ứng được các điều kiện sau: (i). Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định tại Điều 3 Thông tư phải từ 50 vụ/năm trở lên. (ii). Có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách.

Tòa hình sự xét xử các vụ án hình sự, trừ các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa xử lý hành chính, trừ trường hợp việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Tòa dân sự giải quyết các vụ việc dân sự; giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản, lao động, hành chính trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính. Tòa kinh tế giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản. Tòa hành chính giải quyết các vụ án hành chính. Tòa lao động giải quyết các vụ việc lao động.

Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các vụ việc như sau: a) Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều

kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác; b) Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND đối với người chưa thành niên; c) Các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Tòa xử lý hành chính xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, trừ những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào các điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách, rà soát, đánh giá nhu cầu tổ chức Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; rà soát về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án hiện có; xây dựng hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách gồm có: (i). Đề án tổ chức Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, trong đó nêu rõ sự cần thiết tổ chức Tòa chuyên trách, cơ sở của việc đề xuất, số lượng Tòa chuyên trách cần tổ chức, tên các Tòa chuyên trách, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, phương án tổ chức nhân sự và đề xuất về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của từng Tòa chuyên trách. Đề án phải được Ban cán sự đảng TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, biểu quyết thông qua; (ii). Văn bản đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. (iii). Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên

trách được gửi cho TANDTC (thông qua Vụ Tổ chức - Cán bộ). (iv). Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách, Vụ Tổ chức - Cán bộ TANDTC phải xem xét Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách; nếu Hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện thì lập Tờ trình trình Chánh án TANDTC xem xét, quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách. Trường hợp TANDTC quyết định không tổ chức Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thì Vụ Tổ chức - Cán bộ thông báo bằng văn bản cho TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã trình Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách biết.

Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phân công Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án công tác tại các Tòa chuyên trách thuộc TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập báo cáo về việc tổ chức thực hiện quyết định tổ chức Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ gửi về TANDTC (thông qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để theo dõi, quản lý.

Trong thời kỳ đổi mới được phát động từ năm 1986 của Đại hội VI Đảng CSVN, so với các cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước khác như lập pháp, hành pháp, hệ thống các cơ quan tư pháp có nhiều đổi mới. Nếu như Quốc hội - lập pháp và Chính phủ - hành pháp không có cơ cấu riêng đảm trách công việc đổi mới, tư pháp có một cơ cấu riêng. Đó là Ban cải cách tư pháp được thành lập trực thuộc BCHTW. Không những thế, Bộ Chính trị BCHTW còn ban hành 2 Nghị quyết 48 và 49 riêng cho công tác CCTP năm 2005. Nội dung của công cuộc cải cách chứa đựng trong 2 bản Nghị quyết

này sẽ được phân tích ở những phần tương ứng, nhất là ở Chương 2 của luận văn này. Riêng về phần các cấp xét xử, sơ thẩm và phúc thẩm, một trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ cấu tổ chức của Toà án, từ thực tiễn Toà án Nhân dân Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)