2 Điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 38 - 40)

a. Điều ước quốc tế đa phương

Điều ƣớc quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác nhau của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ƣớc.

Điều ƣớc quốc tế thể hiện sự thoả thuận ý chí của các bên chủ thể luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt những quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong các lĩnh vực hợp tác quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.

Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 có những quy định làm cơ sở pháp lý cho việc khai thác chung những vùng tranh chấp. Theo khoản 3 điều 74 và điều 83 của Công ƣớc:

Trong khi chờ đợi ký các thoả thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không để phương hại hay can trở việc ký kết các thoả thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không làm phương hại đến việc hoạch định cuối cùng”.

Nhƣ vậy, Công ƣớc 1982 bằng việc pháp điển hoá các thực tiễn trƣớc đó, là cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc gia lựa chọn mô hình hợp tác khai thác chung một cách rộng rãi hơn trong thực tế. Đồng thời, việc các quốc gia yêu sách và tuyên bố mở rộng quyền chủ quyền đối với các vùng biển kề cận căn cứ Công ƣớc 1982 là yếu tố quan trọng để các quốc gia có thể đóng góp

quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thi thiết lập các vùng khai thác chung.

Tại điều 76 Công ƣớc quy định: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến mép ngoài của thềm lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”.

Quy định về vùng đặc quyền kinh tế đƣợc ghi nhận tại điều 55 Công ƣớc 1982: “Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của quốc gia khác đều đo các quy định thích hợp của Công ước này điều chỉnh”.

Và “Vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng qúa 200 hải lý từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải” (Điều 57 Công ƣớc).

Nhƣ vậy, bên cạnh việc xác lập quyền chủ quyền của các quốc gia đối với những vùng biển nhất định, Công ƣớc còn đƣa ra những quy định mở cho các quốc gia có tranh chấp biển đƣợc quyền đƣa ra các dàn xếp tạm thời để lập ra vùng khai thác chung cùng nhau khai thác có hiệu quả tài nguyên biển. Bằng lựa chọn này các bên có thể vƣợt qua đƣợc những tranh chấp, bất đồng, tạm gác tranh chấp lại và tạo điều kiện thúc đẩy việc hợp tác khai thác tài nguyên trong giai đoạn chuyển tiếp. Công ƣớc cũng khẳng định “Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng”, Các bên liên quan vẫn có thể khẳng định và duy trì liên tục yêu sách của mình trong khu vực chồng lấn đó. Và một điều tất yếu là khi vấn đề tài nguyên, lợi ích kinh tế đã đƣợc giải quyết thoả đáng thì việc phân định ranh giới khu vực đó cũng trở nên hết sức đơn giản.

b. Điều ước quốc tế song phương

Điều ƣớc quốc tế song phƣơng là văn bản pháp lý đƣợc ký kết giữa hai quốc gia trên cơ sở cùng nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên trong một vùng biển xác định. Nó là thoả thuận ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên, quy định cơ chế hợp tác quản lý, phân chia chi phí và lợi nhuận thu đƣợc, quyền kiểm soát về hải quan, thuế… Với tính chất là một điều ƣớc chuyên biệt về khai thác chung, các bên ký kết đƣợc hợp tác (vùng khai thác chung, loại và cấu tạo của mỏ tài nguyên là đối tƣợng khai thác, khu vực biển đã đƣợc phân định hay chƣa, vị trí địa lý…) và là căn cứ pháp lý trực tiếp điều chỉnh quan hệ hợp tác khai thác chung giữa các quốc gia đó.

Thực tiễn đã có rất nhiều quốc gia tiến hành khai thác chung, không chỉ ở những khu vực biển đang có tranh chấp không thể giải quyết ngay mà còn ở cả những khu vực có đƣờng biên giới đã xác định. Ví dụ: Thoả thuận Nhật Bản - Hàn Quốc (30-01-1974), Malayxia - Thái Lan (21-02-1979) ở khu vực đƣờng biên giới chƣa xác định, hay nhƣ thoả thuận Aixơlen- Nauy (22-10- 1981) nơi có đƣờng biên giới đã xác định.

Nhƣ vậy, điều ƣớc quốc tế song phƣơng là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất quy định hoạt động khai thác chung giữa các nƣớc, đó cũng là sự thể hiện sinh động nhất về thực tiễn phong phú của các dạng khai thác chung trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)