Phát triển kinh tế biển và tiềm năng về dầu khí của ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 74 - 76)

Biển có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại. Biển không những có ý nghĩa về chủ quyền, an ninh chính trị mà còn có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế. Biển là "kho tài nguyên khổng lồ". Từ lâu, con ngƣời đã có nhiều hoạt đọng trên biển, khai thác biển để đáp ứng nh cầu tối thiểu của họ nhƣ đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí, thông thƣơng hàng hải...Nhƣng hiện nay, tài nguyên trên đất liền đang ngày bị cạn kiệt, dân số thế giới bùng nổ thì biển nhƣ một cứu cánh giải quyết các vấ đề có tính chất toàn cầu nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, năng lƣợng, nguyên liệu và môi trƣờng sống. Biển trở thành một nhân tố không thể thiếu để phát triển kinh tế- xã hội.Vì thế, các quốc gia đều muốn tận dụng tài nguyên vốn có của biển để phát triển kinh tế, nâng cao tầng quan trọng của nƣớc mình trên trƣờng quốc tế. Các quốc gia không ngừng đƣa ra những chiến lƣợc của mình để phát triển kinh tế biển.

Khai thác dầu khí là một trong những ngành chủ lực của kinh tế biển, có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Dầu khí là một ngành công nghiệp đem lại nguồn thu nhập không nhỏ và hơn thế nó còn đóng vai trò thiết yếu trong mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...Do đó khai thác dầu khí đƣợc các quốc gia đặc biệt quan tâm.

Vịnh Bắc Bộ có một số bồn trũng có triển vọng dầu khí quan trọng là bồn Sông Hồng, bồn Lôi Châu và một phần bồn Nam Hải Nam. Các bồn trên có nhiều cấu tạo dƣơng kích thƣớc lớn gồm các cấu tạo lồi, cấu tạo khối, cấu tạo mũi nêm, cấu tạo cổ chôn vùi. Trong một số cấu tạo đã phát hiện có dầu khí. Dự báo tiềm năng dầu khí tập trung vào bể sông Hồng, phần trên của cấu

tạo bể sông Hồng đã phát hiện và khai thác khí (Tiền Hải). Các bồn phía Trung Quốc cũng đều đã phát hiện đƣợc biểu hiện dầu khí. Phía Đông đảo Vị Châu đã phát hiện và khai thác hai mỏ: Wushi (109o38‟Đ-20o30‟B và 108oĐ- 19oB), Weizhou (108o42‟Đ-20o47‟B) và một mỏ gần cửa vịnh Bắc Bộ thuộc Tây đảo Hải Nam (mỏ Yacheng: 108o30‟Đ-17o30‟N). Mức tiềm năng đƣợc xếp vào loại cao về dầu mỏ.

Theo đánh giá của ESCAP (1987), thì bức tranh tiềm năng dầu khí Vịnh Bắc Bộ cũng khá rõ. Vịnh Bắc Bộ có bốn khu vực tiềm năng dầu khí, trong đó qui mô lớn nhất thuộc về bồn Sông Hồng nằm định hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, hai khu thuộc bồn Lôi Châu và một khu nằm ven đới cấu trúc An Châu ven bờ Việt Nam. Cả bốn khu này đều đƣợc đánh giá đạt mức triển vọng về dầu cao (ít khí) tới 10 - 100 tỉ barrels. Trầm tích chứa dầu triển vọng ở Vịnh Bắc Bộ cũng chủ yếu là Đệ Tam (mioxen giữa - muộn). Trữ lƣợng dầu mỏ Vịnh Bắc Bộ đánh giá sơ bộ khoảng trên 500 triệu tấn.

Việt Nam nằm trong khu vực có tiềm năng dầu khí không nhỏ. Tổng trữ lƣợng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lƣợng khai thác khoảng 2 tỷ tấn. Trữ lƣợng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3 [3]. Trên thềm lục địa Việt Nam, tính đến cuối năm 2000 đã có 43 hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với nhiều hình thức hợp tác. Trong năm 2000, Petrovietnam cũng khai thác đƣợc 16,221 triệu tấn dầu thô và đƣa vào bờ đƣợc 1,55 tỉ m3 khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ. Hợp đồng dầu khí Nam Côn Sơn vừa đƣợc ký kết mở ra triển vọng khai thác và cung ứng khí lớn nhất tại Việt Nam [17, tr.3]. Tính đến tháng 2/ 2001, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã hoàn thành khai thác an toàn trên 100 triệu tấn dầu thô từ các mỏ thuộc thềm lục địa Việt Nam và đang phấn đấu để đạt mục tiêu sản lƣợng 25-27 triệu tấn dầu quy đổi/năm vào năm 2005.

Nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí đã đƣợc xác định trong đó có bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn có trữ lƣợng lớn nhất, điều kiện khai thác lại thuận lợi, trữ lƣợng đánh giá khoảng 3-4 tỷ m3 dầu quy đổi, trong đó 0,9- 1,2 tỷ m3 dầu và 2.100-2.800 tỷ m3 khí, phần lớn tập trung ở vùng nƣơc sâu xa bờ. So với các nƣớc Đông Nam Á. Trữ lƣợng dầu khí của nƣớc ta đứng thứ 3 ,sau Inđônêxia và Malayxia.

Ngoài ra, theo các chuyên gia địa chất thế giới, vùng biển Việt Nam có nhiều cầu trúc địa tầng đơn lẻ, tiềm năng về khí thiên nhiên còn lớn hơn dầu rất nhiều, khoảng 200- 300 tỷ m3, khả năng khai thác khoảng 5- 6 tỷ m3. Riêng khu vực lòng chảo Côn Sơn thuộc thềm lục địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát hiện đƣợc hai mỏ khí lớn là Lan Tây và Lan Đỏ với trữ lƣợng khoảng 58 tỷ m3, khả năng khai thác bình ổn từ 1,0 - 3,0 tỷ m3/năm hoặc hơn tuỳ theo nhu cầu sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)