Nhƣ đã trình bày ở trên, Biển Đông là một vùng biển rất giàu tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên dầu khí. Đây cũng là khu vực chứa đựng nhiều tranh chấp về biển. Các quốc gia ven biển luôn đƣa ra các yêu sách nhằm mở rộng phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của mình ra tới giới hạn 200 hải lý. Từ các yêu sách đó dẫn tới việc xuất hiện nhiều vùng biển chồng lấn. Việc phân định các vùng biển chồng lấn luôn tiềm ẩn trong nó nhiều mâu thuẫn và chứa
đựng nguy cơ bùng nổ xung đột. Các tranh chấp này vừa mang tính khu vực vừa mang tính quốc tế, nó không chỉ ảnh hƣởng đến quan hệ giữa các quốc gia ven biển Đông mà còn ảnh hƣởng đến lợi ích của nhiều quốc gia khác, ảnh hƣởng đến hoà bình, ổn định và sự hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam là một quốc gia nằm ven Biển Đông, Việt Nam có những lợi thế nhất định của một quốc gia ven biển. Các tranh chấp trên biển của Việt Nam với các quốc gia láng giềng cũng hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều nguy cơ bùng nổ xung đột. Việc giải quyết tranh chấp chủ quyền các đảo và phân định biển giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu việc Biển Đông đòi hỏi cần phải đƣợc giải quyết thoả đáng. Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp về chủ quyền đối với một vùng biển phải trải qua một thời gian tƣơng đối dài. Trong khoảng thời gian đó, để tận dụng triệt để nguồn tài nguyên phong phú của biển nhằm xây dựng và phát triển đất nƣớc, các quốc gia thƣờng áp dụng các “dàn xếp tạm thời” trong khi chờ đợi kết quả phân định cuối cùng mà không ảnh hƣởng đến lập trƣờng và yêu sách của mỗi bên. Thỏa thuận khai thác chung đƣợc coi là một giải pháp hữu hiệu đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm bởi nó vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu khai thác tài nguyên biển trong bối cảnh phức tạp của Biển Đông, vừa góp phần giữ gìn hòa bình, an ninh trong khu vực và đồng thời là biện pháp để Việt Nam củng cố chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.