Đối với mỗi quốc gia vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ, xung đột biên giới cả trên đất liền và trên biển là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh lớn nhỏ từ trƣớc đến nay. Đặc biệt, sự xung đột và đấu tranh giữa các nƣớc về những vùng biển chồng lấn là vấn đề ngay ngo, phức tạp bởi hoạt động phân định biển không phụ thuộc vào ý chí duy nhất của một quốc gia mà là một hành động mang tính quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế, các danh nghĩa pháp lý quốc tế tƣơng ứng của mỗi quốc gia trên các vùng biển trồng lấn.
Công ƣớc năm 1982 của Liên Hợp quốc về Luật biển ra đời góp phần thiết thực vào việc thiết lập một trật tự pháp lý mới trên biển. Công ƣớc quy định rất rõ những quy chế pháp lý khác nhau cho từng vùng biển. Đồng thời khẳng định, các quốc gia ven biển đều có danh nghĩa pháp lý quy định các vùng biển của mình nhƣ nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giap lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa. ở các vùng biển này vấn đề chủ quyền của mỗi quốc gia đƣợc quy định tƣơng đối khác nhau.
Việt Nam là một quốc gia biển với diện tích vùng biển gấp 3 lần diện tích đất liền, tạo thành hình một con cá ngựa lớn. Việt Nam có 29/63 tỉnh và thành phố ven biển, 125 huyện ven biển chiếm 17% diện tích cả nƣớc. Bờ biển dài 3260 km kéo dài từ Vịnh Bắc Bộ tới Vịnh Thái Lan, trải qua 16 vĩ độ (giữa vĩ tuyến 23o và 70 B, dọc theo bờ biển Đông, biển lớn thứ hai trong sáu biển lớn của thế giới. Trung bình cứ 100 km2 đất liền, Việt Nam có 1 km bờ biển, trong khi tỷ lệ trung bình trên thế giới là 600 km2/1km. Chỉ số tính biển của Việt Nam (chiều dài bờ biển/diện tích đất liền) là 0,01 đứng đầu Đông Dƣơng, trên Thái Lan (0,007) và xấp xỉ Malayxia [29, tr.7-8]. Không kể hai quốc gia quần đảo là Inđônêxia và Philippin , Việt Nam là quốc gia có nhiều đảo nhất trong khu vực với 2773 hòn đảo ven biển với tổng diện tích khoảng 1630km2 (đảo lớn nhất là đảo Phú Quốc 567km2, đảo Cái Bầu 194km2, đảo Cát Bà 150km2...)
Nhƣ vậy, với vùng biển dài 3260km, diện tích vùng biển gấp 3 lần diện tích đất liền và hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa nằm giữa biển, Việt Nam có điều kiện để mở rộng các vùng biển mà luật biển quốc tế cho phép.
Theo các quy định của Công ƣớc 1982 về luật biển, Việt Nam có quyền mở rộng các vùng biển (vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa) thuộc quyền tài phán của mình phù hợp với luật pháp quốc tế. Từ đó, có điều kiện để Việt Nam nâng cao vị thế của mình trong khu vực, phát triển kinh tế biển, giao thông vận tải biển, khai thác tài nguyên thiên nhiên do biển mang lại. Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát nhiều tuyến đƣờng biển qua lại trên Biển Đông và các tuyến hàng hải đi qua khu vực này trở thành những tuyến đƣờng quan trọng, nhộn nhịp nhất trên thế giới. Đây là điều kiện cho Việt Nam phát triển cảng biển, dịch vụ hàng hải và tìm kiếm cứu nạn. Cảng
Hải Phòng và cảng Sài Gòn là các cảng quốc tế lớn và quan trọng trong khu vực.
Tuy nhiên việc Công ƣớc Luật biển 1982 đƣa ra những quy định rõ ràng phạm vi, chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia là cơ sở cho việc hoạch định ranh giới trên biển của các quốc gia. Theo Công ƣớc luật biển, mỗi quốc gia đều có quyền đơn phƣơng tuyên bố phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình theo các quy định đƣợc Công ƣớc đề ra. Trên thực tế, các vùng biển của các quốc gia có bờ biển nằm tiếp liền hoặc đối diện nhau mà khoảng cách giữa hai bờ biển đối diện không đạt tới hai lần chiều rộng của các vùng biển hay thềm lục địa đƣợc quy định trong Công ƣớc sẽ xuất hiện vùng biển chồng lấn. Chính vì vậy, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về tranh chấp chủ quyền đối với các vùng biển chồng lấn trong khu vực Biển Đông, thách thức đối với việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Trong khi đó, các quốc gia hữu quan không ngừng đẩy mạnh công tác lập pháp để từng bƣớc thiết lập và khẳng định yêu sách của mình trên Biển Đông. Thực tế, hầu hết các nƣớc trong khu vực đều đã phê chuẩn Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, nhiều luật liên quan đến biên giới, lãnh thổ đã đƣợc các nƣớc xây dựng. Các cuộc Hội nghị họp bàn về những vấn đề nhƣ cơ sở, giải pháp xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa vƣợt quá 200 hải lý, về khả năng thay đổi hệ thông đƣờng cơ sở... đã đƣợc nhiều nƣớc quan tâm.
Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, một biển nửa kín đƣợc bao bọc bởi bờ biển và các đảo của Viêt Nam - Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malayxia. Việt Nam có bờ biển đối diện và liền kề với các nƣớc trong khu vực. Vì vậy, khi các nƣớc thực hiện quyền mở rộng biển của mình dẫn đến tình trạng có những vùng biển chồng lấn. Việc phân định các vùng biển chồng lấn là vấn đề
phức tạp, luôn chứa đựng xung đột. Trong khu vực Biển Đông, Việt Nam ngoài việc phân định ranh giới trên biển với các nƣớc Thái Lan, Campuchia, Malayxia, Inđônêxia, Trung Quốc còn phải đàm phán giải quyết tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Việc tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo này đã làm xuất hiện một loạt các vấn đề liên quan khác nhƣ vấn đề xác định phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa...
Vấn đề phân định biển và thềm lục địa là một vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm và tổng hợp vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Hơn nữa, hoạt động phân định biển không phụ thuộc vào ý chí duy nhất của một quốc gia mà là một hành động mang tính quốc tế, song phƣơng hoặc đa phƣơng, thể hiện sự phân chia, phù hợp với luật pháp quốc tế, các danh nghĩa pháp lý tƣơng ứng của mỗi quốc gia trên các vùng biển chồng lấn. Trên cơ sở của luật pháp quốc tế, Việt Nam luôn thể hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp trên biển bằng con đƣờng hoà bình, thƣơng lƣợng. Trong Tuyên bố ngày 12/5/1977 về lãnh thổ, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Việt Nam khẳng định: "Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên".
Qua quá trình đàm phán, thƣơng lƣợng, đến nay Việt Nam đã ký đƣợc Thoả thuận về hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn với Malayxia (1992), Hiệp định Vùng nƣớc lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia (1982), Hiệp định về hoạch định biên giới biển với Thái Lan (1997), với Trung Quốc (2000) và Inđônêxia (2003). Hiện nay, Việt Nam còn phải giải quyết nhiều tranh chấp về biển nhƣ tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trƣờng Sa, bảo vệ chủ quyền đối với các vùng biển phía Nam của Việt Nam, phân định biển với các quốc gia có chồng lấn Thềm lục địa và Đặc quyền kinh tế.