2.1. Những thành tựu cơ bản về Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ
2.1.2. Phát triển các tổ chức và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ trong lĩnh
lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật phát triển các tổ chức và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, trên cơ sở đó các cơ quan, tổ chức từng bƣớc củng cố và hoàn thiện, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.
* Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thực hiện Luật bình đẳng giới, Việt Nam đã có cơ quan độc lập, giúp Chính phủ quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới, đó là Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đƣợc giao nhiệm vụ là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới trên phạm vi toàn quốc; Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ LĐTBXH thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới (trong đó có bình đẳng nam nữ trong hôn nhân và gia đình) trong phạm vi Bộ ngành; Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới theo phân cấp.
* Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
UBQG tiếp tục đƣợc củng cố và kiện toàn tập trung vào chức năng phối hợp liên ngành, giúp Thủ tƣớng Chính phủ nghiên cứu, phối hợp giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi cả nƣớc. Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là Chủ tịch UBQG. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là Phó Chủ tịch UBQG. Đến nay đã có 39 Bộ, ngành, cơ quan Trung ƣơng và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thành lập Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ. Số đơn vị bố trí cán bộ chuyên trách cho Ban VSTBPN ngày càng tăng trong thời gian qua. Ngày 11/11/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1855/QĐ-TTg về việc thành lập, kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ở Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và huyện. Tuy nhiên tới nay Ban VSTBPN mới đƣợc thành lập và hoạt động chủ yếu ở cấp TW và tỉnh.
* Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm và tạo điều kiện mọi mặt để thực hiện có hiệu quả phong trào phụ nữ và chƣơng trình hoạt động bảo đảm bình đẳng giới và quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình. Hội đƣợc thành lập ở các cấp từ trung ƣơng đến cơ sở. Nhà nƣớc giao cho Hội nhiều trọng trách nhằm đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Điều 29 và Điều 30 của Luật Bình đẳng giới quy định Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm: Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà
nƣớc về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật; Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức; Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới; Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới; Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật; Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Hội Liên hiệp phụ nữ là cầu nối giữa phụ nữ và gia đình mình. Hội đã giải quyết nhiều vụ bạo lực gia đình cùng với Hội phụ nữ địa phƣơng. Hội đã triển khai nhiều dự án tuyên truyền tại xã phƣờng, thị trấn về hạnh phúc gia đình, bình đẳng trong gia đình, kế hoạch hoá gia đình; tập huấn cho các cán bộ, lãnh đạo xã phƣờng về bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình.
Bên cạnh đó, Nhóm nữ nghị sĩ Quốc hội Việt Nam đƣợc thành lập từ tháng 5/2008, đã hoạt động rất tích cực. Đây là diễn đàn để các nữ đại biểu Quốc hội có những ý kiến đóng góp thiết thực và hiệu quả vào các dự án Luật dƣới góc độ giới và bảo đảm quyền của phụ nữ. Từ khi đƣợc thành lập đến nay, Nhóm nữ nghị sĩ Quốc hội đã phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội -cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ thẩm tra việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật- tổ chức nhiều diễn về bình đẳng giới và lồng ghép giới vào chính sách, pháp luật chuyên ngành.
Thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nƣớc đối với hội (thay thế Nghị định 88/2003/NĐ-CP: rất nhiều tổ chức phi chính phủ đƣợc thành lập ở các tỉnh, thành phố. Các tổ chức này đã tham gia tích cực vào các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới, bạo lực gia đình, góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc tới toàn dân, phản ánh kịp thời tiếng nói của phụ nữ tới các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nƣớc, góp phần giải quyết những khó khăn vƣớng mắc của chị em phụ nữ. ngoài ra các tổ chức phi chính phủ tập hợp, phản ánh những nhu cầu và đòi hỏi từ thực tiễn, phát hiện
nhũng mâu thuẫn, bất cập trong chính sách, pháp luật, và những yếu kém trong việc thực hiện, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và cải tiến các biện pháp và tổ chức thực hiện pháp luật ngày càng hiệu lực và hiệu quả, kịp thời xử lý những hành vi vi phạm quyền của phụ nữ và bình đẳng giới.
Bên cạnh các tổ chức hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ thì các phong trào, hoạt động đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ về hôn nhân và gia đình cũng có nhiều thành tích đáng kể, phải kể đến:
Việt Nam tiếp tục phát động phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Đến nay đã có trên 2,3 triệu phụ nữ đăng ký thực hiện phong trào. Trong năm 2010 Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án
“Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và Đề án “Truyền thông giáo dục 5 triệu bà mẹ về nuôi dạy con”. Các đề án này nhằm phát huy và xây dựng phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam; cung cấp kiến thức, kỹ năng nuôi dạy trẻ nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng, bệnh tật, tử vong ở trẻ em; hạn chế tình trạng trẻ em ở độ tuổi vị thành niên vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội... góp phần xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.
Cuộc vận động ủng hộ xây dựng “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ năm 2008 đã thu hút đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức, đơn vị, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, cá nhân trong nƣớc và quốc tế, các tầng lớp cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nƣớc. Tính đến hết tháng 8/2010, số tiền vận động đƣợc là 135.628.560.000 đồng và đã xây mới 7.525 và sửa chữa 1.260 ngôi nhà cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nƣớc.
Để giúp phụ nữ tăng quyền năng của mình, có kinh tế và thu nhập để tạo lập vị thế hơn nữa trong gia đình, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ Dạy nghề và Tạo việc làm cho Phụ nữ giai đoạn 2009 – 2015”, Đề án sẽ mang lại nhiều hơn các cơ hội đào tạo nghề và việc làm cho phụ nữ cả nƣớc. Các chƣơng
trình tín dụng, tiết kiệm dành cho phụ nữ nghèo vẫn ngày càng phát triển, hiệu quả và đƣợc ghi nhận, đánh giá cao. Hiện nay nhằm giúp phụ nữ tiếp cận với nguồn vốn để phát triển sản xuất và kinh doanh, Việt Nam đang thực hiện Quỹ Uỷ thác và tín chấp. Tính đến năm 2010, qua hình thức uỷ thác với ngân hàng Chính sách Xã hội, gần 3 triệu hộ đƣợc vay vốn với dƣ nợ vốn hơn 30 nghìn tỷ đồng; gần 0,3 triệu phụ nữ đƣợc vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với tổng số vốn vay khoảng 3 ngàn tỷ đồng. Tháng 8/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trao Giấy phép thành lập và hoạt động cho Quỹ Tình thƣơng trở thành
“Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ Tình thương”, góp phần nâng cao vị thế và sự tham gia của Quỹ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy sự phát triển của ngành tài chính vi mô của Việt Nam. Kể từ năm 2000 đến tháng 8/2010, Quỹ Tình thƣơng đã cho 275.000 lƣợt phụ nữ vay vốn với số tiền là 1.433 tỷ đồng. Việc hỗ trợ tiếp cận vay vốn và trang bị các kiến thức phát triển doanh nghiệp cho phụ nữ đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ.
Đối với phụ nữ là chủ hoặc quản lý các doanh nghiệp, Việt Nam đang triển khai thực hiện định hƣớng Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp nữ giai đoạn 2009-2012 với một số lĩnh vực hỗ trợ nhƣ: tác động môi trƣờng luật pháp, chính sách; đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành doanh nghiệp & tƣ vấn cho doanh nhân nữ; hỗ trợ tiếp cận tín dụng; hỗ trợ tiếp cận thị trƣờng; cung cấp thông tin; phát triển mạng lƣới doanh nhân nữ; hỗ trợ xã hội. Câu lạc bộ “Doanh nghiệp nữ”
đã đƣợc thành lập ở các tỉnh, thành của cả nƣớc. Tới nay đã có 39 CLB cấp tỉnh, 400 CLB cấp huyện và 4 tỉnh đã thành lập Hội Doanh nhân nữ.
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển sau khi đƣợc xây dựng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ, đặc biệt phụ nữ yếu thế, thiệt thòi thông qua mô hình Ngôi nhà Bình Yên, nơi tạm lánh cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo hành và bị buôn bán. Các dịch vụ Trung tâm hỗ trợ cho các phụ nữ yếu thế là chăm sóc y tế, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ pháp lý, tƣ vấn nghề và học nghề, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, giới thiệu tới các hình thức trợ giúp khác... Các hoạt động của Trung tâm đã giúp trang bị các kiến thức, kỹ năng sống, giúp phụ nữ tự tin, dễ hoà nhập với cộng đồng.