Các trường hợp miễn hình phạt theo quy định của Bộ luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt. (Trang 72 - 75)

- Thứ nhất: miễn hình phạt cho người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ (Điều 54):

Dạng miễn hình phạt này có tính chất là căn cứ và điều kiện pháp lý chung áp dụng đối với mọi loại tội phạm quy định tại Phần tội phạm của Bộ luật hình sự. Người bị kết án để được miễn hình phạt phải đáp ứng những điều kiện dưới đây:

- Người bị kết án phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 46: người phạm tội ít nhất phải có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên và nhất thiết chúng phải thuộc các trường hợp đã được nhà làm luật đã liệt kê tại khoản 1 Điều 46;

- Người bị kết án phải xứng đáng được hưởng khoan hồng đặc biệt nhưng chưa tới mức được miễn trách nhiệm hình sự: do người bị kết án có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã được giảm đi đáng kể, vì vậy người bị kết án xứng đáng được hưởng sự khoan hồng từ phía nhà nước, song nếu xét về mức độ được hưởng sự khoan hồng ở đây chưa tới mức được miễn trách

nhiệm hình sự. Cơ sở để Tòa án đánh giá người phạm tội xứng đáng được hưởng khoan hồng đặc biệt nhưng chưa tới mức được miễn trách nhiệm hình sự phải dựa trên sự xem xét, cân nhắc và đánh giá đồng bộ, toàn diện các căn cứ quyết định hình phạt được quy định tại Điều 45 – Bộ luật hình sự cũng như các tình tiết khách quan của vụ án.

Cần lưu ý là người bị kết án tuy được miễn hình phạt song tùy vào từng trường hợp cụ thể họ vẫn có thể bị Tòa án áp dụng các biện pháp tư pháp quy định tại các Điều từ 41- 43 Bộ luật hình sự năm 1999.

- Thứ hai: miễn hình phạt cho người chưa thành niên phạm tội (Khoản 4 Điều 69):

Pháp luật hình sự hiện hành tuy không trực tiếp quy định trường hợp miễn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nhưng thông qua nội dung khoản 4 Điều 69: “Khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt

đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này” và khoản 2

Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Khi xét xử, nếu thấy không cần

thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Tòa án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự” có thể hiểu đây cũng là một dạng của miễn hình phạt. Khi xem xét trường hợp miễn hình phạt này cần lưu ý như sau:

+ Đối tượng được miễn hình phạt chỉ có thể là người chưa thành niên phạm tội. Do nhà làm luật không quy định cụ thể loại tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện nên đó có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng.

+ Điều luật cũng không chỉ rõ điều kiện để người chưa thành niên phạm tội được miễn hình phạt mà chỉ quy định mang tính chất chung: “xét

54 Bộ luật hình sự năm 1999 thì có thể hiểu để được miễn hình phạt thì người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đáng được hưởng khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 3 Điều 69.

+ Người chưa thành niên phạm tội tuy được miễn hình phạt nhưng sẽ bị áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự - các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục phòng ngừa: giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng. Như vậy, khác với người thành niên khi được miễn hình phạt họ có thể bị áp dụng các biện pháp tư pháp quy định tại các Điều từ 41- 43 Bộ luật hình sự năm 1999 thì người chưa thành niên phạm tội khi được miễn hình phạt luôn bị áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục phòng ngừa. Do đó, có quan điểm cho rằng loại miễn hình phạt này là miễn hình phạt có điều kiện [9, tr.249].

- Thứ ba, miễn hình phạt cho người không tố giác tội phạm (khoản 3 Điều 314)

“Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt”

Như vậy, với quy định này thì những điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội không tố giác tội phạm như đã trình bày ở trên đồng thời cũng là điều kiện để người không tố giác được miễn hình phạt. Các nhà làm luật quy định đã quy định hai khả năng lựa chọn cho các cơ quan tư pháp hình sự áp dụng một các linh hoạt tùy thuộc vào các tình tiết cụ thể của vụ án, nhân thân cũng như thái độ tích cực của người phạm tội. Nếu xét về mặt lôgic pháp lý thì việc quy định cùng một điều kiện nhưng lại có thể vừa áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự vừa có thể áp dụng chế định miễn hình phạt là chưa phù hợp bởi xét về tính chất hành vi phạm tội và nhân thân

người phạm tội thì người được miễn trách nhiệm hình sự bao giờ cũng ít nguy hiểm hơn so với người được miễn hình phạt, do đó họ phải được hưởng mức khoan hồng cao hơn so với người miễn hình phạt. Như vậy, cần có nhận thức thống nhất rằng việc áp dụng chế định nào trong trường hợp người phạm tội không tố giác tội phạm cũng phải đảm bảo được chính sách phân hóa tội phạm cũng như mức độ được hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta.

2.3. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ MIỄN HÌNH PHẠT TRONG GIAI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt. (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)