Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hìnhsự và miễn hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt. (Trang 48 - 72)

Miễn trách nhiệm hình sự có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết và thống nhất với miễn hình phạt. Điều này được thể hiện trên các phương diện sau:

- Thứ nhất, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt đều phản ánh

chính sách phân hóa tội phạm và người phạm tội cũng như các nguyên tắc nghiêm trị kết hợp với khoan hồng; trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục và cải tạo:

Nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bên cạnh việc phân chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm thành từng loại nhất định như quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 để làm tiền đề cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, pháp luật hình sự nước ta còn phân hóa các trường hợp phạm tội, các đối tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý phù hợp. Theo đó, đối với những kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, những kẻ dùng thủ đoạn xảo quyệt để phạm tội, phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng thì phải chịu sự trừng trị nghiêm khắc. Ngược lại, đối với những người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác những người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường

thiệt hại, lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thì sẽ được hưởng sự khoan hồng từ phía nhà nước. Vì vậy, tuy một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm một cách có lỗi nhưng nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện luật định thì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể người đó có thể được miễn trách nhiệm hình sự hay chỉ phải chịu một mức độ hạn chế trách nhiệm hình sự… Đây cũng chính là sự phân hóa mức độ khác nhau của trách nhiệm hình sự. Có thể thấy trong luật hình sự các nhà làm luật nước ta đã chia các mức độ của trách nhiệm hình sự với các trường hợp cụ thể tương ứng như: trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội (Điều 17) và phạm tội chưa đạt (Điều 18); tội phạm hoàn thành (khi thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm); tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm (Điều 20); do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 15) hay vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết (Điều 16); trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 25) hay miễn hình phạt (Điều 54), miễn chấp hành hình phạt (Điều 57)...

- Thứ hai, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt là hai chế định

phản ánh rõ nét nhất nguyên tắc nhân đạo:

Tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại về sự nhân đạo của pháp luật được thể hiện trong các văn bản quốc tế của Liên hợp quốc như Điều 5 – Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948; Điều 7 – Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966; Công ước quốc tế ngày 10/12/1984 về chống việc tra tấn và các hình thức đối xử và hình phạt khác tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm của người khác… Đối với mỗi quốc gia, nguyên tắc nhân đạo là một trong những tiêu chí cơ bản và quan trọng phản ánh mức độ tiến bộ, dân chủ và sự phát triển của xã hội nói chung và pháp luật nói riêng.

Trong pháp luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc nhân đạo ở các mức độ khác nhau thông qua rất nhiều quy phạm: nguyên tắc xử lý (khoản 2, 3 Điều 3); hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian (Điều 7); các trường hợp tuy về mặt hình thức là sự gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự nhưng không bị coi là tội phạm (khoản 4, Điều 8; Điều 11, Điều 13, khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16); các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 68–77); các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 47); các hợp miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt… Trong đó có thể nói miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt là hai chế định phản ánh rõ nét nhất nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự bởi lẽ khi người phạm tội được áp dụng một trong hai chế định này thì họ không phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt cũng như không phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi nhất của việc phạm tội là án tích. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất so với tất cả các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác của Nhà nước bởi khi được áp dụng nó sẽ tước bỏ hoặc hạn chế quyền, tự do của người bị kết án trong đó có bao gồm cả quyền quan trọng nhất của con người (quyền được sống); mặt khác người bị kết án sẽ chịu hậu quả pháp lý án tích. Đây sẽ có thể là tình tiết để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (Điều 49) hoặc là một trong các tình tiết định tội của một số cấu thành tội phạm trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự (khoản 1 Điều 137-140; Điều 142- 143...) khi người kết án lại phạm tội mới trong thời gian chưa được xóa án tích. Như vậy, thông qua việc áp dụng cả hai chế định trên, Nhà nước vừa không phải sử dụng các biện pháp mang tính trấn áp về mặt hình sự cũng như không cần cách ly những người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, mặt khác lại tác dụng động viên khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo giúp họ trở thành người có ích cho xã hội.

- Thứ ba, cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự và cơ sở của miễn hình

phạt đều xuất phát từ cơ sở của trách nhiệm hình sự:

Nếu cơ sở của trách nhiệm hình sự việc thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được luật hình sự quy định thì vấn đề miễn trách nhiệm hình sự cũng như miễn hình phạt cũng chỉ được đặt ra khi có việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên. Hay nói cách khác, nếu trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với người phạm tội thì miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt cũng chỉ được đặt ra đối với người phạm tội. Tuy nhiên, khác với người phải chịu trách nhiệm hình sự, khi có những căn cứ và điều kiện do luật hình sự quy định thì người được miễn trách nhiệm hình sự không phải chịu hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, còn người được miễn hình phạt thì không phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình phạt đối với việc thực hiện tội phạm.

- Thứ tư, đối tượng được áp dụng miễn trách nhiệm hình sự và miễn

hình phạt là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm; đồng thời, họ lại đáp ứng những điều kiện mà pháp luật hình sự quy định tương ứng trong từng trường hợp cụ thể:

Người được miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trước hết phải là người phạm tội, tức là hành vi của họ phải thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Hành vi phạm tội đó có thể là đã hoàn thành nhưng cũng có thể mới chỉ dừng ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn chưa hoàn thành. Do đó, về nguyên tắc họ phải chịu hậu quả pháp lý đối với hành vi mà mình đã thực hiện, song do đáp ứng được những điều kiện luật định làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hành vi đó được giảm đi đáng kể nên xét thấy không cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất đối với những người đã thực hiện tội phạm mà vẫn đạt được yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng,

chống tội phạm. Việc khẳng định như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt giữa hai chế định này với các trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự (hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự); góp phần giải quyết vụ án

chính xác, đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Trong khoa học pháp luật hình sự thì xung quanh vấn đề này còn nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung các nhà khoa học đều thống nhất ở chỗ người được loại trừ trách nhiệm hình sự tuy đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng người đó không bị coi là chủ thể của tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung do hành vi mà họ đã thực hiện không thỏa mãn ít nhất một trong các đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của tội phạm:

Khoảng 9h ngày 05/5/2011, tại trước cửa nhà 13, phố Kỳ Đồng, quận Hồng Bàng, Hải Phòng, Nguyễn Văn Khôi sinh năm 1975 dùng dao chém vào đầu anh Đào Mạnh Hùng, sinh năm 1976, gây thương tích làm giảm 13% sức lao động. Ngày 26/5/2011, Cơ quan điều tra quận Hồng Bàng đã khởi tố vụ án, bị can về tội cố ý gây thương tích. Qua quá trình điều tra xác định, Khôi có tiền sử bệnh tâm thần, Cơ quan điều tra đã tiến hành trưng cầu giám định, trung tâm giám định pháp y tâm thần Hải Phòng đã xác định trong khi thực hiện hành vi phạm tội Khôi đã mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Cơ quan điều tra quận Hồng Bàng đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án do người thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự theo Điều 13 Bộ luật hình sự. Như vậy, trong trường hợp này Nguyễn Văn Khôi tuy đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội dẫn đến hệ quả là anh Hùng bị thương tích 13% nhưng hành vi trên không thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành của tội Cố ý gây thương tích (Điều 104 – Bộ luật hình sự) do thiếu một trong năm điều kiện của tội phạm đó là người thực hiện hành vi phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự; do đó, Khôi không phải

chịu trách nhiệm hình sự. Việc Cơ quan điều tra quận Hồng Bàng ra quyết

định đình chỉ điều tra đối với Khôi là phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết vụ án còn có nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhầm lẫn giữa người phạm tội và người được loại trừ trách nhiệm hình sự nên dẫn đến việc áp dụng không đúng căn cứ

pháp luật khi giải quyết vụ án như: Quàng Thị B, Lò Thị M bị Cơ quan điều tra tỉnh S khởi tố về tội “Không tố giác tội phạm” đối với hành vi giết người của Quàng Văn L là anh trai của B và là chồng của M. Tuy nhiên, do hành vi của L bị truy tố theo khoản 2 Điều 93 – không phải thuộc trường hợp tội đặc biệt nghiêm trọng nên hành vi của B và M không cấu thành tội “Không tố giác tội phạm”, Viện kiểm sát tỉnh S đã ra Quyết định đình chỉ vụ án theo khoản 1 Điều 25. Trong trường hợp này vì hành vi của B và M không thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội “Không tố giác tội phạm”, do đó B và M không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh nêu trên. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh S đình chỉ vụ án căn cứ vào khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự là không chính xác, mà trường hợp này Viện kiểm sát nhân dân tỉnh S phải đình chỉ theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự.

- Thứ năm, điều kiện áp dụng chế định miễn hình phạt phản ánh điều

kiện áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự:

Khi nghiên cứu Điều 54 Bộ luật hình sự năm 1999: "Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự" có thể nhận thấy rằng điều luật trên không chỉ quy định điều kiện của miễn hình phạt mà còn phản ánh cả điều kiện của miễn trách nhiệm hình sự. Điều kiện đó là "trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, đáng được khoan hồng đặc biệt". Căn cứ để phân biệt giữa miễn

trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt ở đây là mức độ khoan hồng, song cơ sở để đánh giá mức độ khoan hồng trong trường hợp nào là miễn hình phạt và trường hợp nào là miễn trách nhiệm hình sự thì chưa được pháp luật hình sự quy định cụ thể.

Mặc dù, Bộ luật hình sự năm 1999 chưa quy định “trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, đáng được khoan hồng đặc biệt” là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự nhưng trong thực tiễn áp dụng pháp luật nước ta đã thừa nhận trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đáng được khoan hồng đặc biệt như tình tiết chưa gây thiệt hại (không phạm tội mới) và tình tiết người phạm tội tự thú:

Tại Mục 3, Phần II Thông tư hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú của Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp ngày 02/06/1990 quy định: “Người phạm tội đang bị dẫn giải, tạm giữ, tạm giam để điều tra hoặc chờ xét xử mà bỏ trốn, nhưng đã tự thú thì tùy theo trường hợp cụ thể có thể được áp dụng biện pháp cho cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lãnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú, nếu trong thời gian trốn tránh mà không phạm tội mới thì có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam”. Mục 5 Phần II Thông tư trên cũng quy định: "Người đang chấp hành hình phạt tù đã trốn khỏi trại cải tạo mà ra tự thú và trong thời gian trốn tránh không phạm tội mới, có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam".

Mặc dù, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất song chúng không thể đồng nhất với nhau bởi trách nhiệm hình sự và hình phạt không có sự đồng nhất với nhau. Hình phạt chỉ là một bộ phận của trách nhiệm hình sự, một dạng đặc trưng, điển hình và phổ biến của

trách nhiệm hình sự do Tòa án áp dụng trên thực tế. Ngoài hình phạt, trách nhiệm hình sự còn bao gồm cả các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác. Do đó, người được miễn trách nhiệm hình sự thì đương nhiên không bị áp dụng bất kỳ hình phạt nào, có nghĩa là bao hàm cả không phải chịu hình phạt, tuy nhiên người được miễn hình phạt thì không có nghĩa là được miễn trách nhiệm hình sự. Nếu so sánh với nhau thì miễn trách nhiệm hình sự có nội hàm rộng hơn miễn hình phạt được thể hiện trên các phương diện sau:

- Thứ nhất, về mục đích và ý nghĩa áp dụng:

Miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng khi không buộc người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm phải chịu hậu quả pháp lý đối với việc thực hiện hành vi đó mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Do tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như người phạm tội được loại trừ hoặc giảm thiểu xuống mức thấp nhất nên không cần thiết phải buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự - trách nhiệm pháp lý có tính nghiêm khắc nhất – mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như công tác giáo dục người phạm tội.

Miễn hình phạt được áp dụng trong trường hợp khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt. (Trang 48 - 72)