Các nguyên tắc của quan hệ nhân quả trong xác định tổn thất:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 54 - 56)

- Chậm trễ bất hợp lý trong hành trình (Unreasonable delay in voyage) Vì hành trình phải tiến hành với sự khẩn trương hợp lý, nên mọi sự chậm trễ, một khi đã

2.3.1. Các nguyên tắc của quan hệ nhân quả trong xác định tổn thất:

Các hợp đồng bảo hiểm hàng hải nói chung cung cấp bảo hiểm chống lại các tổn thất do rủi ro mang tính đặc trưng. Do đó, việc xem xét liệu có phải là một tổn thất riêng để được bảo hiểm liên quan đến 2 câu hỏi. Một là: Cái gì gây ra tổn thất? Hai là,

cái gây ra tổn thất có được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm khơng? Ngồi ra, việc bảo hiểm này có thuộc các trường hợp được loại trừ khơng.

Trong khi tìm cách tóm lược mức độ quan hệ nhân quả có ý nghĩa về mặt pháp lý, luật bảo hiểm hàng hải đã có thơng lệ theo châm ngôn: Phải căn cứ vào nguyên nhân trực tiếp chứ không phải nguyên nhân gián tiếp (proximate cause – proxima causa non remote spectatur).

Học thuyết về nguyên nhân trực tiếp được nổi bật dưới thời nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị, thể hiện qua câu nói của Baron: “Khơng biết đi đến đâu nếu luật pháp phải nghiên cứu nguyên nhân của các nguyên nhân và những tác động của nó, cái nọ lên cái kia; vì vậy pháp luật chấp nhận nguyên nhân trực tiếp” (It were infinite for the law to judge the cause of causes, and their impulsions one of another; therefore it content itself with the immediate cause and judgeth of acts by that without looking to any futher degree.) Để đạt được hiệu quả trong việc khiếu nại về bảo hiểm, người được bảo hiểm phải chứng tỏ mối liên quan giữa những thiệt hại họ phải chịu với những rủi ro do đơn bảo hiểm bao quát.

Điều 55 khoản 1 MIA quy định: “Trừ khi trong hợp đồng có quy định khác người bảo hiểm chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất trực tiếp nào gây ra bởi hiểm họa đã được bảo hiểm (liable for any loss proximity caused by a peril insured against) Như đã nói ở trên,. người bảo hiểm khơng có trách nhiệm nào đối với bất kỳ tổn thất không phải do nguyên nhân trực tiếp gây ra bởi hiểm họa đã được bảo hiểm.” (not proximately caused by a perils insured against.)

Nguyên nhân trực tiếp tại thuận lợi cho cả người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Đối với người bảo hiểm: được đảm bảo là không chịu những khiếu nại về tổn thất gián tiếp gây ra bởi hiểm họa được bảo hiểm, song lại trực tiếp gây ra bởi một hiểm họa ngoài phạm vi của hợp đồng bảo hiểm. Đối với người được bảo hiểm: được bảo vệ không bị khước từ một khiếu nại hợp lý, khi một nguyên nhân xa không phải là hiểm họa được bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)