Tổn thất chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 64 - 67)

thất chung và tổn thất riêng:

- Tổn thất chung

Tổn thất chung được xem là hình thành khá sớm trong lịch sử, áp dụng hàng thế kỷ trước công nguyên do người Rhodians (900-900 trước công nguyên) sáng tạo

tổn thất chung là một thể chế để bồi thường những tổn thất hàng hải nhằm bảo vệ hành trình chung và được xây dựng trên nguyên tắc công bằng.

Định nghĩa tổn thất chung :

Một hành động tổn thất chung có thể là một hy sinh hay một chi phí bất thường về bản chất, được tự nguyện và hợp lý thực hiện vào lúc có hiểm họa chung, nhằm đảm bảo cho an toàn chung của hành trình hàng hải. Khi hội đủ các yếu tố chủ yếu đó thì người ta nói rằng có hành vi tổn thất chung và tổn thất được bồi thường bởi đóng góp của tất cả những ai liên hệ, khi hành trình kết thúc.

Định nghĩa pháp lý về tổn thất chung được nêu trong Điều 66 Tổn thất chung (General average loss)-MIA “Tổn thất chung là một tổn thất xuất phát từ hậu quả trực tiếp (directly consequential) của hành vi tổn thất chung. Nó bao gồm một chi phí tổn thất chung (general average expenditure) cũng như là một hy sinh tổn thất chung (general average sacrifice [24] Có hành vi tổn thất chung (a general average act) khi có bất kỳ sự hy sinh bất thường (extraordinary sacrifice) hay chi phí tự nguyện và hợp lý (expenditure is voluntarily and reasonably) trong thời điểm bị nguy hiểm với mục đích bảo tồn tài sản (for the purpose of preserving the property) bị nguy hiểm trong hành trình chung.”(the common adventure).[24] Định nghĩa này cũng tương tự trong quy tắc A quy tắc York Antwerp được sửa đổi lần cuối cùng vào năm 1974.

Khi có một tổn thất chung, bên bị tổn thất sẽ có quyền (the party on whom it falls is entitled), điều chỉnh theo những điều kiện quy định tại luật bảo hiểm hàng hải (subject to the conditions imposed by maritime law), tỉ lệ đóng góp từ lợi ích của các bên khác, và những đóng góp này được gọi là đóng góp tổn thất chung (a general average contribution).[24]

Tổn thất chung là một nghĩa vụ theo một hợp đồng chuyên chở, có điểm liên quan duy nhất với bảo hiểm là người được bảo hiểm được bảo vệ về loại tổn thất đó cùng các tổn thất khác nữa. Khoản 1-5 Điều 66 định nghĩa tổn thất tổn thất chung và đóng góp, cịn Khoản 4-7 nói về trách nhiệm của người bảo hiểm về các tổn thất ấy bao

gồm:

Người bảo hiểm phải bồi thường đầy đủ người được bảo hiểm mà không thực hiện quyền địi đóng góp từ các bên có trách nhiệm đóng góp rồi mới bồi thường. [24]

Người bảo hiểm chịu trách nhiệm về số đóng góp sau đó có thể phục hồi từ số tiền đóng góp từ những người bảo hiểm khác về phân bổ tổn thất chung. [24]

Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm khi chi phí là để tránh một hiểm họa được bảo hiểm (Khoản 6) [24]

Khi tàu, cước phí, hàng hóa hoặc hai trong số lợi ích (any two of those interests) này thuộc cùng một chủ sở hữu (owned by the same assured), thì trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất chung hoặc sự đóng góp sẽ được xác định (is to be determined) như đối với các lợi ích thuộc các chủ sở hữu khác nhau.(owned by different persons.)[24]

Đối với người được bảo hiểm trong tổn thất chung:

Về hy sinh tổn thất chung: Người được bảo hiểm có thể địi bồi thường tồn bộ tổn thất này và nhượng quyền trên số đóng góp cho người bảo hiểm.

Về chi phí tổn thất chung (G.A. expenditure): Chỉ một phần thuộc về người được bảo hiểm phải chịu và có thể địi bồi thường nơi người bảo hiểm.

Về đóng góp tổn thất chung: Người được bảo hiểm có thể địi bồi thường ký ngân tổn thất chung (G.A. deposit). Theo tập quán chung của các người bảo hiểm là hoàn trả số ký ngân khi người được bảo hiểm xuất trình biên lai ký ngân (deposit receipts), song người bảo hiểm không bắt buộc phải trả như thế và có quyền chờ đến khi lý tốn xong.

Những điều kiện cần thiết để đƣợc coi là có tổn thất chung:

- Vào lúc hiểm họa toàn thể hành trình hàng hải phải bị nguy hiểm. Nguy hiểm này phải là “thật sự” và phải là “sắp xảy ra”. Sự kiện “sắp xảy ra” và mức độ nguy hiểm phải là một thực tế, nếu không các hy sinh hay chi phí để làm nhẹ và khắc phục không được chấp nhận vào tổn thất chung.

- Hành vi tổn thất chung phải là tự nguyện và chủ ý, hành vi đó khơng phải là khơng thể tránh được (có nghĩa là nếu tất cả các tổn thất mang tính bất ngờ thì khơng phải là tổn thất chung)

- Hành vi phải được thực hiện hợp lý. Hy sinh phải “thận trọng”, chi phí phải thành thật và hợp lý

- Tổn thất phải là bất thường về bản chất

- Mục đích của tổn thất là đề bảo tồn cho tồn bộ hành trình hàng hải. - Hành trình phải được cứu vãn

- Tổn thất phải là hậu quả trực tiếp của hành vi tổn thất chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)