Khu vực ASEAN và ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định trị giá GATT, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại việt nam (Trang 30 - 31)

Theo chương trình hành động và thực hiện Chính sách Hải quan (PIWP) của ASEAN, Hải quan các nước ASEAN đã nhất trí đưa Hiệp định trị

giá GATT/WTO vào Luật pháp quốc gia về Hải quan của nước mình. Các nước thành viên ASEAN đã thực hiện một số bước đi và chiến lược để tiêu chuẩn hóa việc áp dụng Hiệp định trong khu vực cho phù hợp hoàn toàn với chuẩn mực quốc tế. Trong khu vực đã tiến hành các khóa đào tạo và hội thảo về Hiệp định trị giá WTO (gọi tắt là ACV) cho cả các cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp thương mại. Các nước thành viên ASEAN đã sửa đổi bổ sung Luật pháp quốc gia để thực hiện các nguyên tắc xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định. Một số nước thành viên ASEAN đã tổ chức lại các cơ quan hải quan.

Tuy nhiên, hiện nay mức độ thực hiện, áp dụng Hiệp định này ở các nước thành viên ASEAN vẫn còn tồn tại những điểm khác nhau.

Trong ASEAN + 3, Nhật Bản, Hàn quốc, Trung Quốc…là những quốc gia phát triển hơn so với các quốc gia thành viên khác trong ASEAN nhưng Hàn Quốc cũng phải mất 8 năm vừa thực hiện vừa áp dụng trong quyền bảo lưu Hiệp định…Hải quan Nhật Bản đã triển khai Hiệp định trị giá từ rất sớm. Tính đến nay hải quan Nhật Bản đã triển khai hiệp định được khoảng 40 năm. Với 40 năm kinh nghiệm họ đã tập trung chủ yếu phát triển hệ thống kiểm tra sau thơng quan, đây chính là hệ thống bọc lót cho nghiệp vụ trị giá hải quan. Tuy nhiên quá trình áp dụng, và kết quả đạt được trong hiện tại, Hải quan Nhật Bản đã và vẫn đang tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các giải pháp khác nhau để áp dụng ACV một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định trị giá GATT, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)