Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sử dụng phƣơng pháp trị giá giao dịch tại các nƣớc phát triển
3.2.5.2. Huy động các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài khác
Nguồn lực bên ngoài cũng là yếu tố cần thiết góp phần vào sự thành
cơng của ngành hải quan nói chung, lĩnh vực trị giá hải quan nói riêng. Các lĩnh vực liên quan đến trị giá hải quan rất rộng, không chỉ bao gồm trong ngành hải quan mà liên quan đến cả những ngành khác. Thực tế cho thấy, nhiều khi sự thành công không chỉ do nỗ lực của ngành hải quan mà còn do sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Tổng cục hải quan cần huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho nghiệp vụ trị giá hải quan. Cụ thể là:
- Hiện tại việc mua bán biên lai, ghi giá bán hàng trên biên lai không đúng thực tế giao dịch đang diễn ra phổ biến, công khai. Việc làm sai lệch giá hóa đơn mua bán nội địa sẽ gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc truy tìm giá nhập khẩu thực tế. Bộ Tài Chính cần tăng cường quản lý chặt chẽ hơn việc phát hành và quản lý sử dụng các loại biên lai, ấn chỉ. Hoàn thiện
chế độ hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp và các tổ chức có hoạt động kinh tế.
- Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan như Kho bạc và thuế nội địa. Thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác có q trình hình thành, phương pháp hạch tốn khác nhau nhưng cùng tồn tại trong một chủ thể là các doanh nghiệp. Do vậy, mỗi doanh nghiệp đều có thể là đối tượng quản lý của hai cơ quan thuế nội địa và hải quan. Để xác minh, kiểm tra trị giá một lô hàng nhập khẩu cần phải kiểm tra toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, do chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan khác nhau nên thẩm quyền làm việc cũng khác nhau và đều có giới hạn. Sự trợ giúp, phối hợp của cơ quan thuế sẽ rất thuận lợi cho cơ quan hải quan, nhất là trong lĩnh vực trị giá hải quan. Cần sớm xây dựng quy chế phối hợp về nghiệp vụ giữa hai cơ quan.
- Với các cơ quan như báo chí, truyền hình v.v.. ngành hải quan cần tìm kiếm sự thơng cảm, chia sẻ trong cơng việc. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng là các cơ quan tuyên truyền rất có hiệu quả đối với hoạt động trị giá hải quan. Do hiệu ứng lan truyền, chỉ một bài viết hay một phóng sự cũng sẽ phổ cập thơng tin đến hàng triệu người. Với việc gây tiếng vang trong dư luận, báo chí tạo nên sức ép lớn để giải quyết các vấn đề nóng bỏng, mang tính thời sự. Do vậy, Tổng cục Hải quan cần thường xuyên phối hợp với báo chí và các cơ quan khác tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác trị giá, đưa ra những khó khăn vướng mắc, những vấn đề cịn bất cập v.v.. có như vậy, các nguồn lực bên ngồi như báo chí, truyền hình v.v.. mới trở thành nguồn lực cho áp dụng phương pháp trị giá hải quan.
- Nguồn lực từ hệ thống các ngân hàng cũng rất quan trọng. Hầu hết nghiệp vụ thanh toán ngoại thương đều phải thông qua hệ thống ngân hàng. Nếu các Ngân hàng tăng cường kiểm sốt chặt chẽ việc chuyển tiền ra nước ngồi sẽ hạn chế được thủ đoạn gian lận qua trị giá giao dịch hàng hóa nhập
khẩu. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa kiểm soát được việc thanh toán, chi tiêu bằng tiền mặt. Nếu các ngân hàng và hệ thống tín dụng tập trung đầu tư, đưa ra được nhiều hình thức dịch vụ khách hàng hấp dẫn, tiện lợi như thanh toán thẻ v.v.. sẽ thu hút được đơng đảo người dân tham gia. Đó chính là một trong những cơ sở để tạo lập nên cơ chế kiểm sốt chi tiêu tiền mặt. Có thể nói, nếu kiểm sốt được chi tiêu tiền mặt thì kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá hải quan sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Quy chế phối hợp cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế với ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã được qui định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BTC-NHNN ngày 4/1/2006 giữa liên Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở này, ngành Hải quan cần xây dựng cách thức trao đổi thông tin linh hoạt, thuận tiện cho việc xác minh các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
- Nguồn lực từ các tổ chức khác trong nền kinh tế bao gồm các cơ quan chính phủ, các ngành công nghiệp, thương mại, công an, viện kiểm sát v.v.. Tổng cục Hải quan cần phải tổ chức những buổi thuyết trình, làm việc với các cơ quan này nhằm giới thiệu, cung cấp thơng tin về trị giá hải quan, những khó khăn khi thực hiện v.v.. Qua đó đưa ra thơng điệp rằng thực hiện Hiệp định trị giá hải quan theo WTO không chỉ cần sự nỗ lực của ngành hải quan mà có cả trách nhiệm trợ giúp của các cơ quan khác. Chẳng hạn các cơ quan thương mại, ban vật giá chính phủ, viện nghiên cứu giá cả có thể giúp cơ quan hải quan củng cố cơ sở thông tin về giá cả hàng hóa, thị trường; các ngành cơng nghiệp có thể giúp thơng tin về mặt hàng có liên quan; các cơ quan tư pháp có thể giúp củng cố cơ sở pháp lý v.v.. Có thể nói, việc tận dụng các nguồn lực này sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho ngành hải quan trong thực thi nhiệm vụ.
Tóm lại, nguồn lực bên ngồi là yếu tố rất cần thiết, đơi khi đóng vai trị quan trọng hơn nguồn lực bên trong. Nếu ngành Hải quan thường xuyên quan tâm khai thác sẽ tạo ra được hiệu ứng tác động rất thuận lợi cho công tác trị giá hải quan.