hiện ACV
Qua đánh giá những bước tiến đạt được của những quốc gia phát triển, những khó khăn và quan ngại phải đối mặt của những quốc gia đang phát triển và chậm phát triển đối với việc áp dụng ACV để xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu như đã trình bày ở trên, rút ra bài học vận dụng đối với Việt Nam trong quá trình áp dụng Hiệp định như sau:
Một là, khẳng định cơ chế xác định trị giá tính thuế theo các nguyên
tắc của Hiệp định trị giá GATT/WTO là cơ chế xác định trị giá tiên tiến và hiện đại, thể hiện sự minh bạch, chính xác, khách quan, bình đẳng và ổn định trong việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Điều này đã được minh chứng là hầu hết các nước phát triển đã áp dụng đầy đủ Hiệp định và ngày càng nhiều các nước đang áp dụng xác định trị giá tính thuế theo Định nghĩa Brusselle và phương pháp quốc gia chuyển dần sang cơ chế xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định.
Hai là, xác định Việt Nam tham gia và áp dụng đầy đủ Hiệp định là
yêu cầu tất yếu khách quan và bắt buộc khi chúng ta đã là thành viên chính thức của WTO. Qua đó tạo cầu nối để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy nhanh tốc độ giao lưu thương mại quốc tế, cân bằng cán cân thương mại và thanh tốn, thu hút đầu tư nước ngồi.
Ba là, khẳng định Việt Nam có đủ khả năng và tiền đề để tham gia và
áp dụng đầy đủ Hiệp định như: Môi trường pháp lý; nguồn nhân lực; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin; nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp; công tác đào tạo cán bộ làm cơng tác xác định giá tính thuế.
Bốn là, Việt Nam có điều kiện và cơ hội học tập, đúc kết, rút kinh
nghiệm quá trình áp dụng cơ chế ACV tại các nước trong khu vực và thế giới, các nước phát triển, các nước đang phát triển có cùng điều kiện làm tiền đề, chúng ta có những biện pháp thực hiện Hiệp định có hiệu quả, rút ngắn thời
gian bảo lưu thực hiện tồn phần Hiệp định. Bên cạnh đó chúng ta ln có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tổ chức hải quan quốc tế WCO, của hải quan các nước trong khu vực và quốc tế về kinh nghiệm, về kỹ thuật xác định trị giá, về công tác đào tạo cán bộ,...
Năm là, với một nước đang phát triển, nền kinh tế trải qua thời gian
dài khó khăn, lạc hậu, thời gian chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường chưa lâu, kinh nghiệm giao lưu thương mại quốc tế chưa nhiều, nên ngồi những đặc điểm chung về khó khăn, quan ngại mà các nước đang phát triển phải đối mặt thì Việt Nam cịn một số khó khăn, quan ngại khác do đặc điểm riêng của nền kinh tế Việt Nam, đó là:
- Việc triển khai Hiệp định trị giá GATT/WTO trong điều kiện nền kinh tế phát triển thấp, đang chuyển đổi dần từ cơ chế quản lý tập trung cao độ sang cơ chế thị trường. Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu minh bạch và chặt chẽ.
- Hệ thống kiểm soát, thống kê hoạt động kinh tế của quốc gia còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý (trình độ quản lý thấp, khơng kiểm sốt được hết các giao dịch thanh tốn tiền hàng, cơng tác hạch toán kế toán, chứng từ tại nhiều doanh nghiệp còn thiếu trung thực, thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến), việc phối hợp các ngành trong cơng tác quản lý chưa được luật hóa mang tính thống nhất trong tồn quốc, sự phối hợp cịn rời rạc, mang tính cục bộ.
- Sự hiểu biết, nhận thức về xác định trị giá tính thuế theo các phương pháp của Hiệp định của các doanh nhân chưa đầy đủ, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp chưa cao, chưa tự giác khai báo đúng trị giá thực thanh tốn. Tình trạng gian lận thương mại qua giá cịn phổ biến.
- Các công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra trị giá khai báo của doanh nghiệp như hệ thống thông tin dữ liệu giá, công tác kiểm tra sau thông quan, điều tra chống bn lậu cịn yếu, chưa đồng bộ.
- Đội ngũ cán bộ cơng chức Hải quan cịn thiếu kinh nghiệm thực tế, trình độ, năng lực cịn hạn chế nhất là trình độ ngoại ngữ và năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu của một hệ thống xác định trị giá tính thuế địi hỏi tính kỹ thuật cao như ACV.