Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sử dụng phƣơng pháp trị giá giao dịch tại các nƣớc phát triển
2.3.2.1. Những khó khăn, hạn chế của cơ chế xác định trị giá tính thuế hiện hành
thuế hiện hành
Hạn chế về cơ sở pháp lý
- Trước hết, việc ban hành văn bản hướng dẫn của ngành hải quan cịn chậm, khơng kịp thời và thiếu đồng bộ: Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày
6/6/2002 qui định áp dụng ACV từ năm 2002 nhưng đến năm 2004 khi Thông tư 118/2003/TT-BTC ngày 8/12/2003 ra đời mới qui định áp dụng phương pháp trị giá hải quan theo ACV từ ngày 01/01/2004. Tuy nhiên, đến giữa năm 2004 các văn bản qui định các quốc gia được áp dụng ACV mới ban hành (nhưng lại cho áp dụng đối với các tờ khai từ 9/1/2004 trở về sau) và đến cuối năm hướng dẫn về quy trình xác định giá, quy trình tham vấn giá mới được ban hành. Tương tự như vậy Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 hiệu lực từ 15/04/2007 nhưng đến 21/5/2008 mới có Thơng tư 40/2008/TT-BTC hướng dẫn và 04/08/2008 mới có QĐ 1636/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan hướng dẫn về qui trình kiểm tra, xác định trị giá. Ngay văn bản hướng
dẫn nghiệp vụ kiểm tra, xác định trị giá và văn bản qui định về tổ chức hệ thống xác định trị giá cũng thiếu đồng bộ, chẳng hạn như việc xây dựng, ban hành qui trình xác định trị giá tính thuế nhưng gần nửa năm sau mới ban hành văn bản qui định về con người thực hiện: ai làm, trình độ thế nào, đã được đào tạo các khóa tập huấn về cơng tác xác định trị giá hay chưa?... Hoặc có qui định nhưng khơng rõ ràng và thực hiện thiếu dứt khoát, chẳng hạn qui định của Ngành hải quan đối với công chức thừa hành là 3 năm phải đảo đổi, thuyên chuyển công tác một lần nên nhiều khi khó bố trí cán bộ có chun mơn sâu về kiểm tra, xác định trị giá.
Sự thiếu đồng bộ còn thể hiện giữa văn bản ban hành của cơ quan hải quan, của Bộ Tài chính và các văn bản do các ngành khác hướng dẫn liên quan đến công tác xác định trị giá. chẳng hạn:
+ Qui định Thông tư 118/2003/TT-BTC hiệu lực từ 1/1/2004 nhưng mãi 15/1/2004 Bộ Thương mại mới công bố một số nước ký kết thực hiện ACV với Việt Nam để áp dụng và việc công bố các nước áp dụng ACV với Việt Nam này kéo dài đến 01/01/2006 mới chấm dứt dẫn đến việc thiếu bình đẳng trong xác định trị giá đối với hàng hóa nhập khẩu cùng loại nhưng có xuất xứ khác nhau.
+ Ngành Hải quan thực hiện khai báo điện tử thí điểm ở TP Hồ Chí Minh và Hải phòng khi chưa có qui định của Chính phủ và các ngành liên quan về cơ chế thương mại điện tử dẫn đến việc doanh nghiệp vẫn khai từ xa qua mạng và vẫn phải mang hồ sơ đến nộp cho cơ quan hải quan.
- Thứ hai, nhiều thời điểm thiếu căn cứ pháp lý dẫn đến tồn tại song song nhiều phương pháp xác định trị giá: Từ ngày 1/1/2004 đến 31/12/2005
tồn tại 2 phương pháp tính thuế: Phương pháp xác định giá tính thuế theo ACV đối với hàng hóa nhập khẩu từ những nước đã ký kết với Việt Nam về thực hiện xác định trị giá hải quan theo ACV; Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp quốc gia đối với hàng hóa nhập khẩu từ những nước chưa ký kết
với Việt Nam về thực hiện xác định trị giá hải quan theo ACV và một số hàng hóa khác nhập khẩu khơng có hợp đồng, hàng đã qua sử dụng, hàng chuyển đổi mục đích sử dụng,… Tuy từ 1/1/2006 đến nay tuy vẫn tồn tại song song 2 phương pháp xác định trị giá như đã nêu ở trên nhưng phương pháp áp dụng ACV đã được mở rộng cho hàng hóa nhập khẩu của tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt xuất xứ, và chiếm đa số hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Phương pháp xác định giá quốc gia chỉ còn sử dụng để xác định giá tính thuế đối với một số hàng hóa nhỏ hẹp mang tính áp đặt của Nhà nước như mặt hàng ô tô đã qua sử dụng (áp dụng thuế tuyệt đối), hàng hóa đã được miễn thuế, sau đó chuyển mục đích sử dụng thì khơng áp dụng giá tính thuế theo thực tế mua bán mà căn cứ trên cơ sở thời gian đã sử dụng hàng hóa đó tại Việt Nam,…
- Thứ ba, nội dung các văn bản hướng dẫn của cơ quan hải quan có lúc cịn chưa phù hợp với quy định của Luật, Thông tư, Hiệp định và chậm được thay đổi: Công văn 5782/TCHQ-KTTT ngày 29/11/2004 quy định khi
lựa chọn được nhiều trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt, tương tự trong danh mục dữ liệu giá, trong hệ thống GTT22 thì lựa chọn giá cao nhất để so sánh (trong khi ACV tại tiết 2.3 và 3.3 qui định lựa chọn mức giá thấp nhất để so sánh). Việc áp dụng "khoản đảm bảo" trong việc trì hỗn xác định giá" là việc hết sức quan trọng nhằm đảm bảo thu đủ thuế cho NSNN, Hiệp định qui định rõ ràng, thực tế thực hiện khơng mấy khó khăn nhưng chỉ đến Nghị định 40 và Thông tư 40 (từ tháng 5 năm 2008) mới qui định và bắt đầu thực hiện, do đó trên thực tế rất nhiều trường hợp truy thu thuế do xác định lại trị giá gặp nhiều khó khăn mà phần lớn là không thu được khoản chênh lệch thuế do xác định lại trị giá tính thuế cao hơn giá khai báo, gây ra khiếu nại, khiếu kiện kéo dài mà thuế thì vần khơng thu được.
- Thứ tư, ban hành một số văn bản pháp lý cịn thiếu tính thực tế do đó cán bộ hải quan và doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc trong thực hiện: Quy định thẩm quyền tham vấn giá chủ yếu tập trung tại Cục Hải quan tỉnh, thành
phố (do phòng Trị giá hoặc bộ phận giá thuộc phòng Nghiệp vụ thực hiện) dẫn đến tình trạng làm việc quá tải dẫn đến hậu quả là: (i) cán bộ trị giá hải quan làm việc qua loa, khơng chính xác, nhiều khi ra quyết định trị giá mang tính áp đặt; (ii) do công việc quá nhiều nên các thông báo tham vấn gửi đi doanh nghiệp chậm hàng vài tháng kể từ ngày thơng quan hàng hóa.
- Thứ năm, các chế tài qui định về xử phạt VPHC do khai báo không trung thực về giá tính thuế cịn thiếu hoặc có qui định nhưng chung chung, khơng có hướng dẫn cụ thể nên khơng thực hiện được
Điều 18 Chương IV Nghị định 40 qui định xử lý vi phạm đối với đối tượng nộp thuế như sau:
1. Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp thuế truy thu theo quyết định của cơ quan hải quan, khi cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác kiểm tra phát hiện có hành vi gian lận, trốn thuế, trong thời hạn năm năm trở về trước, tính từ ngày kiểm tra, phát hiện việc gian lận, trốn thuế.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này thi tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật [8, tr.15].
Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 qui định về xử lý VPHC và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, khoản 4 Điều 9 qui định: "Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miến, giảm, được hoàn, ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo qui định, người nộp thuế còn phải bị phạt10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn khai tăng" [48, tr. 165].
Tuy nhiên, tại điểm 2 mục II phần V Thông tư 40 hướng dẫn thực hiện Nghị định 40 chỉ qui định: "Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp thuế truy thu khi cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác kiểm tra phát hiện có hành vi gian lận, trốn thuế’ [6, tr.35]. Tức là chỉ qui định về việc truy thu thuế chứ không qui định việc xử phạt VPHC đối với trường hợp doanh nghiệp
khai báo không trung thực. Rõ ràng là chưa phù hợp với qui định tại NĐ 40 và Nghị định 97.
- Thứ sáu, một số vấn đề thiếu cơ sở pháp lý cho một số hoạt động hỗ trợ việc kiểm tra và xác định trị giá như: Chi phí thẩm định, giám định giá trong trường hợp doanh nghiệp xuất trình hóa đơn khơng phù hợp với giá bán thực tế trên thị trường nội địa, chi phí trưng cầu chuyên gia thẩm định giá, vấn đề sử dụng các thông tin giá do các cơ quan thương vụ, đại sứ quán, tình báo hải quan,... tại các nước cung cấp, chi phí giám định chứng từ nghi ngờ giá mạo,...
- Thứ bảy, cơ chế về quản lý tài chính, quản lý tiền tệ còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ: Việc kiểm tra các nguồn thanh toán của doanh nghiệp qua các
kênh thanh tốn cịn rất khó khăn, đặc biệt hiện tượng sử dụng tiền mặt để thanh toán trong thương mại (cả nội địa lẫn quốc tế) còn diễn ra phổ biến rất khó khăn cho việc kiểm sốt các khoản thanh toán của doanh nghiệp.
Những hạn chế trong hệ thống tổ chức và sử dụng nguồn lực con người
Chưa xây dựng được một đội ngũ cán bộ xác định trị giá đồng đều từ Tổng cục Hải quan xuống các Chi cục, mơ hình tổ chức cịn nhiều bất cập, chưa thống nhất trong tồn ngành Hải quan [47, tr.8].
Trình độ cán bộ giá cịn yếu, còn thiếu về số lượng, nguồn tuyển dụng chưa hợp lý, chưa có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ giá lâu dài hoặc có đào tạo nhưng lại sử dụng chưa hợp lý.
Thiếu cán bộ giá chuyên sâu, có khả năng đào tạo, tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ xác định trị giá tính thuế ở tầm chuyên gia trong lĩnh vực này.
Cơng tác bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ giá trong toàn Ngành Hải quan cịn chưa phù hợp, chưa mang tính chun sâu. Việc phối hợp trong công tác quản lý giá giữa 03 cấp: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan địa phương và các Chi cục Hải quan chưa được thực hiện hoặc được thực hiện nhưng mang tính sự vụ, manh mún, chưa có tính hệ thống [47, tr.9].
Những hạn chế về quy trình nghiệp vụ xác định giá tính thuế
Qui trình kiểm tra xác định trị giá tính thuế ban hành tại Quyết định 1636/QĐ-TCHQ đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp hơn so với các qui trình trước đây, tuy nhiên qui trình này vẫn cịn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, hầu như chỉ chú trọng việc kiểm tra, xác định trị giá tại khâu
thông quan và tập trung hướng dẫn các bước kiểm tra, xác định trị giá thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Việc kiểm tra từ xa tại Cục Hải quan tỉnh được đề cập không nhiều, không cụ thể. Đặc biệt việc kiểm tra của bộ phận giá của Vụ Kiểm tra thu thuế - Tổng cục hải quan hầu như khơng được đề cập trong qui trình này.
Thứ hai, mối quan hệ phối hợp trong việc kiểm tra, xác định trị giá giữa khâu thông quan và khâu sau thông quan (Chi cục kiểm tra sau thông quan, đội kiểm sốt chống bn lậu, phịng tham mưu điều tra, thanh tra) được qui định trong qui trình đã được đề cập nhưng chưa rõ nét, chưa qui định rõ các trường hợp nào chuyển hồ sơ về bộ phận kiểm tra sau, chuyển những hồ sơ nào, qui trình luân chuyển hồ sơ thế nào, nhất là khâu cung cấp các thông tin nghi ngờ. Trường hợp nào bộ phận kiểm tra sau thơng quan có thể yêu cầu cung cấp hồ sơ để kiểm tra nếu có thơng tin về dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp về giá mà không cần phải chờ Chi cục hay phòng giá chuyển theo phiếu chuyển nghiệp vụ.
Thứ ba, qui định về thẩm định hồ sơ, thẩm định về giá chưa được qui
định trong qui trình như: Trường hợp nào phải thẩm định, thẩm định ở đâu, chi phí thẩm định do cơ quan hải quan hay doanh nghiệp chịu và chịu trong trường hợp nào (chẳng hạn, nếu doanh nghiệp sai thì doanh nghiệp phải chịu chi phí, doanh nghiệp đúng thì hải quan phải chịu)
Thứ tư, qui định về thời gian kiểm tra tham vấn trong khâu thông quan
là 30 ngày (ngày theo lịch) kể từ ngày mở tờ khai hải quan là chưa phù hợp vì tại Hiệp định, Nghị định 40 và Thơng tư 40 qui định có thể lấy dữ liệu hàng
hóa giống hệt, tương tự với hàng hóa nhập khẩu đang cần xác định trị giá trong khoảng thời gian trước và sau 60 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan cho lô hàng nhập khẩu, trong trường hợp phức tạp có thể mở rộng đến 90 ngày. Như vậy, nếu dữ liệu có sau ngày thứ 30 (từ ngày thứ 31 về sau) mà cơ quan hải quan đã xác định trị giá cho doanh nghiệp (hoặc chấp nhận trị giá) thì phải xác định thế nào?
Thứ năm, cũng như Thơng tư 40, qui trình chưa đề cập đến việc xử
phạt hành chính khi doanh nghiệp vi phạm khai báo giá thấp hơn thực tế mua bán dẫn đến việc tham vấn nhiều, ùn tắc hồ sơ.
Thứ sáu, qui trình hiện hành phân chia hàng hóa nhập khẩu làm 3 loại
để tiến hành các bước kiểm tra, xác định trị giá khác nhau là bất cập: Hàng hóa thuộc diện QLRR về giá (dữ liệu giá do Tổng cục Hải quan ban hành); hàng hóa trọng điểm (do Cục hải quan địa phương rà soát và ban hành) và hàng hóa khác. Trong đó qui định hàng hóa khác này khơng phải tham vấn, kể cả trường hợp có nghi ngờ về mức giá khai báo. Mức giá dữ liệu của hàng hóa QLRR và hàng hóa trọng điểm cũng được ban hành theo dạng giá "chuẩn" để làm cơ sở xác định nghi vấn về giá. Điều này dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp cố tình khai sai tên hàng, model, sai xuất xứ… để được xếp vào loại hàng khác nhằm tránh tham vấn của cơ quan hải quan.
Thứ bảy, qui định về phương pháp tham vấn chưa được đổi mới, chủ
yếu theo ba rem định sẵn, không phát huy được tính sáng tạo của cán bộ làm cơng tác tham vấn, vì vậy hồ sơ tham vấn nhiều mà đạt hiệu quả công tác tham vấn còn rất thấp. Việc tham vấn phần lớn mang tính chất chiếu lệ, năng lực nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng thu thập thơng tin, phân tích, đánh giá của cơng chức Hải quan làm cơng tác tham vấn giá cịn nhiều hạn chế, thiếu tính chủ động và sáng tạo trong quá trình tham vấn, chưa làm nổi bật được những mâu thuẫn, những nghi ngờ của cơ quan Hải quan đối với trị giá khai báo của doanh nghiệp. Do vậy, hiện nay đa phần chấp nhận trị giá khai báo sau tham
vấn (chiếm tỷ lệ từ 70 đến 80% trên tổng số lô hàng phải tham vấn giá), việc bác bỏ trị giá khai báo sau tham vấn chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ đạt từ 20 đến 30% trên tổng số lô hàng tham vấn [47, tr.7].
Những hạn chế về hệ thống thông tin dữ liệu giá
Hệ thống thông tin dữ liệu giá bước đầu đã đem lại hiệu quả nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý giá hiện nay. Cụ thể là:
- Đối với nguồn thông tin theo cơ sở dữ liệu giá GTT22: Cịn có
những bất cập về mặt hạ tầng thông tin, bao gồm: Trang thiết bị phần cứng, hệ thống phần mềm, kỹ năng khai thác,….
+ Thiết bị, máy móc của ngành hải quan hiện nay chưa đáp ứng kịp địi hỏi của cơng tác xác định trị giá. Tỷ lệ máy vi tính được trang bị phục vụ cơng tác cịn thấp, trang thiết bị hỗ trợ cịn chủ yếu mang tính thủ cơng.
+ Các phần mềm kỹ thuật phục vụ công tác trị giá hiện nay chưa đồng
bộ, mang tính chắp vá gây nhiều khó khăn cho cán bộ hải quan trong việc cập nhật và khai thác dữ liệu. Các phần mềm quản lý đăng ký tờ khai, quản lý trị giá GTT22, thống kê số liệu hải quan, kê khai hải quan điện tử, cưỡng chế thuế, kế tốn thuế xuất nhập khẩu v.v.. hoạt động chưa hồn tồn tương thích và tích hợp được với nhau.
+ Thông tin dữ liệu giá trong hệ thống GTT22 thiếu độ tin cậy cao, đa số mức giá khai báo của doanh nghiệp ở trạng thái "nghi ngờ" (dòng đỏ), dữ liệu giá ở trạng thái "dòng đen" hay "đã kiểm tra" có khoảng thời gian đến ngày tra cứu trong vịng 60 ngày là rất ít. Chưa tổ chức thu thập và cập nhật từ