Đánh giá về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới (Trang 30 - 34)

7. Bố cục Luận văn

1.8 Đánh giá về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO nhƣ đã trình bày ở trên có một số ƣu điểm lớn so với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế và có nhiều điểm tiến bộ hơn trong GATT, tiền thân của WTO

Thứ nhất, việc giải quyết đƣợc tiến hành thận trọng, qua hai bƣớc bởi các cơ quan trung lập (Ban hội thẩm, cơ quan phúc thẩm), đảm bảo giải quyết một cách chính xác các tranh chấp. Đây là lần đầu tiên trong một cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp quốc tế xuất hiện một cơ quan phúc thẩm với các cơ hội xem xét lại quyết định ban đầu, đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia tranh chấp

Thứ hai, cơ chế này đƣợc tiến hành theo một quy trình chặt chẽ với các thời hạn ngắn, xác định. Điều này cho phép các tranh chấp đƣợc giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo ý nghĩa của các biện pháp giải quyết đƣa ra đối với các bên, đặc biệt là bên thắng cuộc (bởi một cơ hội thƣơng mại có thể không còn ý nghĩa nữa nếu biện pháp giải quyết đƣa ra quá muộn màng)

Thứ ba, cơ chế thông qua tự động (đồng thuận phủ quyết) của DSB cho phép các báo cáo đƣợc thông qua dễ dàng. Cơ chế này thật sự thật sự có ý nghĩa trong các trƣờng hợp bên bị xem là biện pháp vi phạm quy định là nƣớc có tiềm lực kinh tế mạnh bởi áp lực mà các nƣớc này có thể tạo ra trong quá trình thông qua quyết định sẽ không còn lớn nhƣ trƣớc đây.

Thứ tƣ, cơ chế này cho phép đƣa ra giải pháp cuối cùng cho tranh chấp, bảo đảm quyền lợi của bên vi phạm, tránh những bế tắc không thể vƣợt qua trong những phƣơng thức giải quyết ngoại giao (ví dụ nhƣ tham vấn trong hợp đồng thƣơng mại)

Thứ năm, DSU có nhiều quy định về thủ tục dành riêng cho các nƣớc đang phát triển hoặc kém phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các nƣớc này khi tham gia thủ tục giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình.

Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng từ năm 1995 đến nay, cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO cũng bộc lộ một số nhƣợc điểm nhất định, đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển, nhƣ:

Thứ nhất, phƣơng thức đồng thuận phủ quyết (hay đồng thuận tiêu cực) đồng nghĩa với việc hầu nhƣ các báo cáo (của Ban hội thẩm hoặc của cơ quan Phúc thẩm) đều đƣợc thông qua dễ dàng hơn nhiều nhƣng khả năng thực thi thì lại giảm sút.

Thứ hai, về nguyên tắc, nếu bên vi phạm không tự nguyện thực hiện các khuyến nghị của DSB thì bên kia có thể yêu cầu DSB cho phép thực hiện các biện pháp trả đũa. Tuy nhiên, biện pháp trả đũa có thể không có ý nghĩa hoặc ít có hiệu quả nếu nƣớc trả đũa là nƣớc đang phát triển.

Thứ ba, nhiều quy định đƣợc xem là “ƣu tiên” cho các nƣớc đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có ý nghĩa rất mờ nhạt trên thực tế: có quy định chỉ “mang tính tuyên bố hơn quy định thực tế”, ví dụ nhƣ quy định về các bên tranh chấp “đặc biệt lƣu ý” không đƣợc quy định rõ ràng cũng không đƣợc xác định rõ trong các báo cáo của hội thẩm hay của cơ quan phúc thẩm; có quy định trên thực tế rất ít hiệu quả (ví dụ nhƣ trách nhiệm trợ giúp pháp lí của Ban Thƣ kí WTO) trên thực tế do một số ít cá nhân thực hiện, không thể đáp ứng đủ nhu cầu to lớn về trợ giúp pháp lí của các nƣớc đang phát triển là thành viên WTO. Hiện nay, vai trò này hiện đang đƣợc thực hiện phần nào bởi trung tâm pháp lý của WTO (ACWL) đƣợc thành lập tại Hội nghị bộ trƣởng WTO 1999 với tƣ cách là một tổ chức quốc tế nhỏ có các mục tiêu cơ bản là đào tạo các quan chức chính phủ và cung cấp tƣ vấn chuyên môn về luật của WTO kể cả các tƣ vấn pháp lý trong suốt quá trình kiện tụng.

Thứ tƣ, cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO có xu hƣớng thiên về các yếu tố kỹ thuật, pháp lý đòi hỏi các bên tham gia phải có một đội ngũ chuyên gia kinh tế, pháp lý giàu kinh nghiệm. Đối với các nƣớc đang phát triển, đây thực sự là một thách thức không nhỏ. Kinh nghiệm cho thấy các nƣớc đang phát triển khi tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp thƣơng mại trong khuôn khổ WTO đều phải thuê các luật sƣ, chuyên gia tƣ vấn pháp lý và chuyên môn của nƣớc ngoài với những mức chi phí mà không phải nƣớc nào cũng chấp nhận đƣợc.

Mặc dù có các nhƣợc điểm nhƣ trên nhƣng việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO hiện nay vẫn là cách thức có hiệu quả nhất để các quốc gia thành viên giải quyết tranh chấp thƣơng mại trong khuôn khổ tổ chức này, đảm bảo các quyền lợi pháp lý và kinh tế của mình. Hiện nay, khi đã là thành thành viên WTO, Việt Nam chắc chắn phải tìm cho mình một cách thức, vận dụng những kinh nghiệm thành công của các nƣớc thành viên để vận dụng cho mình khi đứng trƣớc các tranh chấp quốc tế trong sân chơi của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO để bảo vệ các quyền lợi của mình.

Chính vì thế, việc nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO và các vụ kiện của các thành viên trong thời gian qua theo cơ chế DSU của tổ chức này là điều cần đƣợc đẩy mạnh, khuyến khích đối với các chủ thể liên quan. Với cá nhân tôi, tôi đã nghiên cứu đề tài này ngay từ những ngày đầu sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, vào thời điểm này sau hơn 3 năm gia nhập nền kinh tế Việt Nam nói chung và thƣơng mại Việt Nam trong WTO cũng đã có nhiều thay đổi về cả thuận lợi lẫn khó khăn. Tác giả hi vọng trong thời gian tới, vấn đề này sẽ đƣợc nâng tầm, đƣợc Đảng, Chính phủ, các cơ quan Chính phủ, Hiệp hội, doanh nghiệp quan tâm hơn, nâng vấn đề lên thành một nội dung mang tính xã hội hóa để có thể có những nghiên cứu mang giá trị thực tiễn áp dụng cao hơn.

CHƢƠNG 2: KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DSU TRONG WTO CỦA

CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)