7. Bố cục Luận văn
3.4. Những bài học kinh nghiệm từ một số vụ kiện vừa qua
3.4.1. Chủ động kháng kiện
Trong vụ kiện chống bán phá giá, vấn đề quan trọng hàng đầu và có tính quyết định lớn là những bằng chứng, phân tích về mặt kỹ thuật để khẳng định doanh nghiệp nƣớc bị kiện không bán phá giá. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, là một bên trong vụ kiện; họ có nghĩa vụ chứng minh không bán phá giá và phải gánh chịu rủi ro trong vụ kiện. Chính vì vậy, chủ động kháng kiện không những giúp doanh nghiệp tự bảo vệ mình mà còn bảo vệ cho cả ngành công nghiệp, cho tất cả các doanh nghiệp liên quan. Thuế chống bán phá giá sẽ áp đặt cho tất cả các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu với các mức khác nhau, vì thế khi bị kiện, rất cần có sự tham gia và ủng hộ của tất cả các doanh nghiệp. Nếu đứng ngoài cuộc sẽ luôn bị áp đặt mức thuế suất cao nhất. Do đó, cùng đoàn kết thống nhất để tích cực kháng kiện là một bài học quan trọng.
3.4.2. Phối hợp, đoàn kết các doanh nghiệp dƣới sự chỉ đạo, điều phối chung của Hiệp hội ngành hàng
Các vụ kiện chống bán phá giá hay tự vệ thƣờng liên quan đến số lƣợng lớn các doanh nghiệp. Do đó, để thống nhất hành động cần phải có sự đoàn kết và phối hợp chặt chẽ dƣới sự chỉ đạo và điều phối chung của Hiệp hội ngành hàng, tổ chức tập hợp tự nguyện của các doanh nghiệp. Nhƣ trong vụ tôm, Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã làm rất tốt công việc này và kết quả công tác kháng kiện là tích cực.
3.4.3 Hoàn thiện hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán, tài liệu chứng minh Xây dựng và hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán, chế độ lƣu giữ hoá đơn, chứng từ, báo cáo...có hệ thống khoa học và rõ ràng, chƣơng trình máy tính, hệ thống quản trị kinh doanh, nâng cao năng lực nguồn nhân lực... nhằm đáp ứng và tƣơng thích với trình độ, yêu cầu quốc tế là một trong những điều kiện cơ bản để kháng kiện thành công. Điều đáng tiếc là các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chú ý lƣu giữ những tài liệu liên quan đến quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng... để chứng minh với cơ quan điều tra về tính độc lập, tự do và tính không can thiệp của Chính phủ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3.4.4. Đẩy mạnh công tác vận động hành lang và quan hệ công chúng
Hoạt động vận động hành lang (lobby) và quan hệ công chúng (Public Relations) có vai trò to lớn trong việc kháng kiện, là một yếu tố có ý nghĩa tác động trực tiếp đến kết quả của vụ kiện. Tuy đã có nhiều nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nƣớc và đã đạt đƣợc một số kết quả ban đầu trong một số vụ kiện mà Việt Nam đã phải đối phó vừa qua, công tác vận động hành lang và quan hệ công chúng
cần đƣợc chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa.
Kinh nghiệm cho thấy các nhà nhập khẩu, hoặc tổ chức bảo vệ ngƣời tiêu dùng hoặc các ngành sử dụng hàng hóa là đối tƣợng bị kiện làm nguyên liệu đầu vào tại nƣớc khởi kiện là các bên có chung quyền lợi với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên họ sẵn sàng cùng với Việt Nam đối phó với vụ kiện theo cách thức mà họ cho là phù hợp với môi trƣờng pháp lý của nƣớc sở tại. Vì vậy, các hiệp hội, doanh nghiệp có thể tận dụng giai đoạn bên khởi kiện chƣa chính thức nộp đơn khởi kiện để phối hợp với các nhà nhập khẩu, các bên có lợi ích liên quan tiến hành thƣơng lƣợng, đàm phán để ngăn chặn vụ kiện. Chúng ta cũng cần phối hợp với những nhà nhập khẩu, phân phối, hiệp hội, ngƣời tiêu dùng để cùng lên tiếng phản đối vụ kiện vì quyền lợi chung khi vụ kiện đã xảy ra.
3.4.5. Cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu về nền kinh tế thị trƣờng của nƣớc ngoài
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quy chế kinh tế thị trƣờng trong các vụ kiện chống bán phá giá, trong ba năm gần đây, Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công Thƣơng) đã cùng các Bộ/Ngành liên quan nỗ lực đàm phán với một số đối tác lớn nhƣ Hoa Kỳ và EU để giành quy chế kinh tế thị trƣờng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công Thƣơng) cũng thƣờng xuyên khuyến cáo các doanh nghiệp bị đơn nên tích cực, chủ động tham gia điều tra để đƣợc công nhận là doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trƣờng. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận là còn khá nhiều doanh nghiệp mặc dù đã rất cố gắng nhƣng kết quả vẫn bị cơ quan điều tra nƣớc khởi kiện từ chối không chấp nhận là hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trƣờng.
báo trƣớc đối với doanh nghiệp để đối phó với các vụ kiện tƣơng tự nhƣng trong vụ kiện chống bán phá giá giày có mũ da của Việt Nam vào thị trƣờng Châu Âu cả 08 doanh nghiệp của Việt Nam là bị đơn bắt buộc trong vụ kiện đều bị EU từ chối công nhận là hoạt động theo nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, qua các vụ Việt Nam có những điểm làm cho doanh nghiệp dễ bị phía nƣớc ngoài quy kết là không hoạt động theo quy chế kinh tế thị trƣờng: tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài, ƣu đãi về tiền thuê đất, các khoản vay ƣu đãi....
Ngày 11 tháng 1 năm 2011, Trung tâm Tham vấn về WTO (WRC) chính thức đƣợc thành lập dƣới sự chủ trì của Bộ Công Thƣơng và Tổ chức thƣơng mại thế giới nhằm cung cấp cho các nƣớc thành viên đƣợc ƣu tiên truy cập các thông tin liên quan đến WTO qua các trang web của tổ chức này.